Cuộc chiến Ukraine

Ngoại Trưởng Antony Blinken của Mỹ phát biểu tại Soeul, Nam Hàn, hôm 9/11/2023, cam kết Hoa Kỳ vẫn coi vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là quan trọng. Ảnh: Jung Yeon-Je/ Pool/ Getty Images

Mỹ căng sức, Châu Á lo sợ

Hai cuộc chiến tranh bất ngờ ở Ukraine và Trung Đông đang kéo căng sức lực của Hoa Kỳ cả về quân sự, tài chính, và ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách đối ngoại của chính quyền Joe Biden. Liệu nước Mỹ có đủ sức vừa viện trợ cho Ukraine và Israel vừa giúp các đồng minh đương đầu với sự bành trướng của Trung Quốc ở Châu Á? Câu trả lời thuộc về thời tương lai nhưng tại các thủ đô Châu Á đã có những tiếng nói hoài nghi và lo lắng.

Baby Troops: Vladimir Putin buộc trẻ em từ 4 tuổi phải được huấn luyện quân sự. Ảnh: Telegram/ RadarOnline.com

Đạo quân tí hon của bạo chúa

Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã ra lệnh cho tất cả trẻ tiền mẫu giáo Nga phải được dạy những bài học quân sự để bảo đảm sẽ có những thế hệ quân nhân tương lai, theo tin của RadarOnline.com.

Trung Quốc học Nga để chuẩn bị đánh Đài Loan

Cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine đem lại cho Trung Quốc những bài học kinh nghiệm quý giá vào lúc ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, đang đẩy mạnh kế hoạch thâu tóm Đài Loan và thực hiện giấc mộng “trẻ hóa” dân tộc Trung Quốc.

Cảnh tượng một khu chung cư đổ nát sau cuộc giao tranh giữa các lực lượng Ukraine và Nga ở Borodyanka, Ukraine, tháng 4/2022

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (Phần 2)

Cuộc chiến ở Ukraine mang đến nhiều bài học, nhưng có lẽ bài học quan trọng nhất là: trật tự toàn cầu không phải vốn dĩ đã vững chắc, hay vốn dĩ rất mong manh. Sức mạnh của nó chính là sức mạnh của những người coi trọng nó, và có thể tập hợp cùng nhau để duy trì nó khi bị thử thách.

Một binh lính Ukraine ôm quả đạn súng cối, Donetsk, Ukraine, tháng 2/2023. Ảnh: Marko Djurica / Reuters

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (Phần 1)

Hiểu rõ những gì có thể xảy ra ở Ukraine là việc làm cần thiết khi xung đột bước sang năm thứ hai. Chỉ bởi vì cuộc chiến đang diễn ra theo hướng tích cực đối với Ukraine và thế giới phương Tây không có nghĩa là mọi thứ sẽ tiếp tục diễn ra theo ý muốn của họ.

Chiến tranh là một trong những điều ngẫu nhiên nhất của nhân loại, và kết quả của cuộc chiến này phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định trong tương lai, cũng như các quyết định đã được đưa ra cho đến nay.

Ngoại trưởng Antony Blinken (trái) của Mỹ bắt tay Ngoại trưởng Mukhtar Tleuberdi của Kazakhstan tại cuộc họp báo ở Astana, Kazakhstan, hôm 28/2/2023. Ảnh: Olivier Douliery/ Pool/ AFP via Getty Images

Trung Á – nơi tham vọng của Putin tàn lụi

Di sản ông Putin muốn để lại trong lịch sử nước Nga là một “siêu cường,” một cực của thế giới đa cực thay cho cái trật tự quốc tế mà Hoa Kỳ thống trị nhiều chục năm qua.

Nhưng cuộc chiến Ukraine làm tan biến ảo vọng đó. Nga chẳng những không lớn lên mà càng lúc càng bị cô lập. Nếu Nga bị đánh bại trong cuộc chiến này – điều hoàn toàn có thể xảy ra – thì ông Putin chẳng những không trở thành một hậu thân của Peter Đại Đế mà còn là một tội đồ của lịch sử.

Nga mua vũ khí Bắc Hàn, việc này cho thấy quân đội Nga bị thiếu hụt vũ khí trầm trọng cho cuộc chiến ở Ukraine, và đây là hậu quả của các lệnh trừng phạt của thế giới. Ảnh: Youtube Việt Tân

Vũ khí Bắc Hàn giúp gì được cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine?

Một báo cáo tình báo của Mỹ vừa cho biết Bắc Hàn sắp bán hàng triệu tên lửa và đạn pháo cho Nga. Phần lớn số vũ khí này là các loại vũ khí cũ.

Theo nhận định của giới chức Hoa Kỳ, việc này cho thấy quân đội Nga bị thiếu hụt vũ khí trầm trọng cho cuộc chiến ở Ukraine, đây là hậu quả của các lệnh trừng phạt của thế giới.

Đất nước Ukraine đắm chìm trong khói lửa chiến tranh bởi tham vọng điên cuồng của Putin. Ảnh: The Economist/Getty Images

Sáu tháng chiến tranh ở Ukraine

Sáu tháng sau, các lực lượng Nga đã không chiếm được phần lớn đất nước này và bị đẩy lùi về phía Đông và Nam Ukraine. Cuộc xung đột đã biến thành một cuộc chiến tiêu hao. Ukraine và Nga đều bị thiệt hại rất nặng nề, nhưng không bên nào có vẻ có khả năng sớm đạt được bước đột phá quyết định. Những bản đồ và hình ảnh này gợi lại một số khoảnh khắc quan trọng nhất của cuộc chiến trong sáu tháng qua.

Bà Olena Zelenska, Đệ Nhất Phu Nhân Ukraine. Ảnh: Economist

Phỏng vấn Đệ Nhất Phu Nhân Ukraine: “Con trai chúng tôi muốn trở thành một người lính”

Con gái của cô sắp bước sang tuổi 18, và sẽ sớm đi học đại học ở Kyiv. Con trai của cô còn lâu mới tới mốc đó: “Tôi thực sự hy vọng rằng khi thằng bé đủ 18 tuổi, chúng tôi sẽ có nhiều năm sống ở một đất nước tự do và yên bình,” Zelenska nói. Hiện tại, cuộc sống – và Ukraine – dường như còn cách điều đó rất xa. “Điều đáng sợ nhất là thằng bé nói với mọi người rằng nó muốn trở thành một người lính.”

Ảnh: Youtube Việt Tân

Cuộc chiến ở Ukraine có phải cán cân đang nghiêng về phía Moscow không? Vẫn chưa!

Những tiến bộ quân sự của Nga ở miền Đông Ukraine trong tháng này đã làm gia tăng lo ngại ở phương Tây rằng cán cân đang nghiêng về phía Moscow. Nhưng các giới chức chính quyền Biden cho rằng những lo sợ này đã bị thổi phồng quá mức, và rằng các lực lượng phòng thủ của Ukraine vẫn vững chắc trong cuộc chiến tranh này.

Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Tổng Thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine

Trong lúc cuộc chiến tiếp diễn, tôi muốn nói rõ về mục tiêu của Mỹ trong những nỗ lực này.

Mục tiêu của Mỹ rất đơn giản: Chúng ta muốn thấy một Ukraine dân chủ, độc lập, có chủ quyền, và thịnh vượng, với các phương tiện để răn đe và tự vệ trước những hành động xâm lược tiếp theo. (TT Biden)