cuộc sống quan chức

Một quan chức cấp phó phòng ở Đà Nẵng ném tiền tung tóe vì được quán thối tiền lẻ. Ảnh: Youtube

Tiền lẻ, sự xúc phạm hay công cụ quyền lực?

Quan không cần tiền mà là cần được biết tới như một ông vua. Hành động ném tiền, chửi bới, hành hung, đe dọa dẹp tiệm chỉ có thể giải thích được với động cơ “mày có biết bố mày là ai không.” Khi mà tiền bạc đã không thành vấn đề nữa thì sự khao khát và nhu cầu thể hiện quyền lực trở thành đòi hỏi lớn nhất. Quyền lực phải được thể hiện ra và dân đen phải cảm thấy, nhìn thấy, nếm thấy cái quyền lực ấy. Đó là một thứ bệnh hoạn mang tính xã hội.

10 thói quen của quan chức CSVN. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Mười thói quen của quan chức Việt Nam

Hôm qua uống cà phê với bạn bè và nghe những nhận định về ‘văn hoá’ trong giới quan chức Việt Nam rất đáng để chia sẻ ở đây. Tôi cố gắng tóm tắt trong 10 thói quen dưới đây. Các bạn đọc xem có đúng không?

Người nhận định là một chuyên gia tư vấn từng làm việc cho một công ty tư vấn nước ngoài ở Việt Nam…

Cựu Thứ Trưởng Bộ Y Tế Trương Quốc Cường ký duyệt cho nhập hàng tấn chất độc xử dụng trong an toàn thực phẩm, thuốc giả chữa bệnh ung thư, v.v... chỉ bị án tù 4 năm. Ảnh: RFA

Có mức án không mang thêm đau khổ cho dân tộc

Ông cựu thứ trưởng nên nhớ rằng, không có kẻ đứng đầu làm quỷ thì không con ma nào dám lộng hành. Tội “thiếu trách nhiệm” của ông phải nặng hơn tội của đồng bọn.

Tôi khuyên ngài cựu thứ trưởng và đồng phạm thế này. Có tòa khác, đó là tòa lương tâm. Hãy tự xử bằng cách uống thuốc độc tự sát, cách này sẽ không mang thêm đau khổ cho dân tộc, kể cả cho đảng của các ông. Các ông còn sống ngày nào, người sống còn nguyền rủa và oan hồn người chết còn báo oán. Thật đấy!

Tác giả Trần Đĩnh và bìa quyển sách "Đèn Cù" nổi tiếng của ông.

‘Đèn Cù’ và tác giả Trần Đĩnh

Tôi nghiệm ra rằng lịch sử Việt Nam mình thời XHCN qua giai thoại và những phát biểu riêng tư có ý nghĩa hơn là qua văn bản. Đèn Cù là một cuốn sách có rất nhiều giai thoại, và qua đó cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khác về những người lãnh đạo ở miền Bắc.

Người dân Sài Gòn xếp hàng dài chờ lấy mẫu xét nghiệm để có giấy thông hành vào tháng 7/2021. Ảnh: Zing News

Nguyên tắc chống dịch tốt nhất: Dân chịu gì, quan phải chịu nấy

Rõ ràng các biện pháp chống dịch cực đoan của chính quyền đã khiến tình hình tồi tệ lại càng tồi tệ thêm.

Vì sao bất chấp những cảnh báo, phản đối và sự thống khổ của người dân trong suốt một thời gian dài, các nhà lãnh đạo của đất nước vẫn liên tục phất cờ hiệu triệu phải chống dịch “quyết liệt,” “quyết liệt hơn,” “quyết liệt hơn nữa?”

Lý do có rất nhiều, nhưng điều dễ thấy nhất là những người cầm quyền ở Việt Nam không phải chịu trách nhiệm và hậu quả gì với những chính sách họ đưa ra. Nói cách khác, các quan chức lãnh đạo của đất nước “miễn dịch” với những quyết định của chính mình.

Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Đại Tướng Phùng Quang Thanh với câu nói để đời. Ảnh: FB Việt Tân

Đành nói vài lời

Phùng Quang Thanh nói ở Quốc Hội rằng: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc, ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng cái đó nguy hiểm cho dân tộc.” Lời nói này nên ghi trên bia mộ của ông.

Một đại tướng chỉ huy quân đội chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia mà sợ quân xâm lược như vậy thì còn ai tin, ai theo lệnh ông chống giặc?

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng với câu nói: "Tiền bạc lắm làm gì,..." tại phiên họp đầu tiên của chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra hôm 11/8/2021. Ảnh chụp Báo Dân Trí

Quan chức chính phủ cần tiền hay cần danh dự?

Tại phiên họp đầu tiên của chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra hôm 11/8, ông Tổng Bí Thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã đọc một bài phát biểu khá dài, với một số nội dung đã được viết ở nhiều nơi trong các văn kiện đại hội 13 của đảng Cộng Sản.

Ở đoạn gần cuối bài, khi nói về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” ông Trọng nhắc lại một câu làm nhiều người để ý: “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu; danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”

Cộng Hòa Síp, cửa ngõ vào EU, một trong những điểm đến của giới quan chức CSVN và đại gia đỏ, trong đó điển hình là Đại Biểu Quốc Hội Phạm Phú Quốc và gia đình vừa bị lộ. Ảnh: báo mạng Lao Động

Đừng hỏi tại sao Phạm Phú Quốc có 2,5 triệu Mỹ Kim

Nói cách khác, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội chỉ xúc tiến bãi nhiệm mà không yêu cầu Bộ Công An điều tra về nguồn gốc của việc gia đình “bảo lãnh” để ông Đại Biểu Quốc Hội Phạm Phú Quốc có passport Síp thì chỉ là trò cười cho dư luận. Rõ ràng cái lò của ông Trọng chỉ đốt củi nào ông Trọng muốn đốt, trong khi những củi khác thì làm ngơ.

Có bao nhiêu ông/bà Phạm Phú Quốc, Hồ Thị Kim Thoa, Trịnh Xuân Thanh? Ảnh: Youtube Việt Tân

Có bao nhiêu ông Phạm Phú Quốc?

Phải phân biệt những người muốn có cuộc sống tốt hơn ở nước ngoài với những kẻ cướp đoạt tiền bạc của nhân dân để trốn chạy ra nước ngoài.

Trong 496 vị đại biểu quốc hội có bao nhiêu ông bà như ông Phạm Phú Quốc? Trong cả ngàn cán bộ do Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư quản lý, có bao nhiêu ông bà như bà Hồ Thị Kim Thoa? Trong hàng chục ngàn doanh nghiệp có bao nhiêu ông bà như ông Trịnh Xuân Thanh?

Công xa vào khu vực hạn chế của phi trường Tuy Hòa để đón ông Lương Minh Sơn, Phó Bí thư thường trực của Tỉnh ủy Phú Yên, tận chân cầu thang máy bay khi ông đi khám sức khỏe định kỳ ở TP.HCM về. Ảnh: Youtube Việt Tân

‘Công bộc’ ở xứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Thông qua báo giới, ông Lương Minh Sơn [Phó Bí thư thường trực của Tỉnh ủy Phú Yên] vừa nhắn với những thường dân dám bình phẩm về chuyện ông điều động công xa đón mình tại chân thang lên xuống phi cơ hôm 6 tháng Bảy, rằng ông sẽ yêu cầu công an điều tra về… ý đồ, mục đích đưa thông tin liên quan đến chuyện đi lại của ông lên mạng xã hội và sẽ khởi kiện.

Các quan chức tham nhũng giấu tiền bất chính ở đâu?

Ngay sau khi gia đình ông cựu Bộ Trưởng Bộ 4T Nguyễn Bắc Son kiếm đủ 66 tỷ đồng tiền mặt nộp lại để khắc phục hậu quả cho ông chỉ trong vòng 4 ngày, nhiều người thắc mắc tiền mặt đâu sẵn mà người nhà ông Nguyễn Bắc Son có thể nhanh chóng huy động chỉ trong thời gian ngắn ngủi như vậy.

Bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân được cho là có hơn 300 bộ áo dài đắt tiền do nhà thiết kế nổi tiếng thiết kế. Ảnh: Internet

Câu chuyện 300 bộ áo dài của bà Kim Ngân!

Từ câu chuyện bà Kim Ngân có 300 chiếc áo dài, làm người ta liên tưởng đến chuyện quan chức ở nhà biệt thự to, đi xe sang, đeo đồng hồ đắt tiền, cho con cái đi học nước ngoài, mua nhà ở Mỹ… đặt người dân trước những nghi vấn về nguồn gốc tài sản mà quan chức đó thủ đắc.