cứu trợ trong đại dịch

Chủ trương "chống dịch như chống giặc," phong tỏa cực đoan kéo dài khiến người dân lâm vào cảnh vô cùng khó khăn túng thiếu. Hàng triệu người đã bỏ thành phố, các trung tâm sản xuất công nghiệp về quê vào đầu tháng Mười, khi thành phố Sài Gòn và một số nơi nới lỏng biện pháp phong tỏa. Ảnh: Chi Pi/ AFP via Getty Images

CSVN lại giở trò “ba que xỏ lá” đối với công tác “Chút Quà Yêu Thương” của Việt Tân  

Sự kiện trang mạng An Ninh Thủ Đô có bài viết “xach mé” công tác “Chút Quà Yêu Thương” của đảng Việt Tân không chỉ biểu hiện sự tiểu tâm của chế độ, mà còn cho thấy sự lo sợ của bộ máy an ninh trước những nỗ lực của đảng Việt Tân trong việc góp phần xoa dịu những thống khổ của bà con lao động, nghèo khổ. Đơn giản là vì sự giúp đỡ này đã nói lên sự bất tài, bất lực của đảng và nhà nước CSVN trước đại dịch Covid-19.

Những điểm đáng lưu ý trong cuộc nói chuyện giữa giám đốc công an và cựu bí thư An Giang

Đoạn ghi âm giữa Đại Tá Đinh Văn Nơi – Giám Đốc Công An An Giang với một người được cho là cựu bí thư An Giang được phát tán trên mạng xã hội cho thấy sự bất đồng trong giới lãnh đạo tỉnh, ảnh hưởng đến việc giải quyết tình trạng người dân kéo về quê.

Trong cuộc nói chuyện này, có vài yếu tố rất đáng chú ý.

Người lao động rời bỏ TP.HCM để về quê hôm 1/10/2021. Ảnh: Reuters

Covid-19: Vì sao người lao động ngoại tỉnh tháo chạy khỏi TP.HCM?

Từ tối ngày 30/9, đã có hàng ngàn người dân rời khỏi TP.HCM về quê ngay sau khi có thông tin thành phố này gỡ bỏ chốt chặn và rào chắn. Khi đó, đa số những người này đã bị quân đội, công an chặn lại tại khu vực giáp ranh giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận.

Đến nay đã gần một tuần, chính quyền đã cho phép người dân về quê có kiểm soát, hạn chế một phần, nhưng số người bỏ phố về quê vẫn tăng lên cả trăm ngàn người. Dòng người trở về quê này được cho là những người nghèo, những người không còn chịu đựng nổi sau nhiều tháng bị phong tỏa ở Sài Gòn.

Chốt chặn khắp các ngã đường ngăn cản người dân rời bỏ Sài Gòn đêm 30/9/2021. Ảnh: AFP

Cuộc tháo chạy của người dân

Đây là lần thứ ba có đợt tháo chạy của người dân nhập cư Sài Gòn, không chỉ ở Miền Tây mà cả Miền Trung xa xôi. Câu hỏi đặt ra là tại sao khi thành phố mở cửa, người dân không ở lại mưu sinh mà phải chạy trốn?

Họ là những công nhân nhập cư nghèo của các khu công nghiệp sau 4 tháng chịu đựng đói khổ vì thất nghiệp, hết đường sinh sống. Họ không chạy trốn dịch bệnh mà chạy trốn cái đói, cái cơ cực suốt một thời gian dài bị giam lỏng mà không được nhà nước hỗ trợ, hoặc chỉ là nhỏ giọt.

Hàng ngàn người đi qua Bình Phước để về quê sau khi rời bỏ các trung tâm sản xuất lớn, tháng 10/2021.

Việt Nam/Đại dịch: Hàng vạn người tiếp tục rời các trung tâm kinh tế, về quê

“TP.HCM và những nơi cần những người lao động nên xem xét lại để thay đổi chính sách cho rõ ràng hơn, có chính sách tốt hơn, đảm bảo hơn cho người lao động, đây là thời điểm để thay đổi mức lương và chất lượng người lao động, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội phải cải thiện. Lời hứa và hành động phải đảm bảo một cách rõ ràng.” [bà Ngô Thị Oanh Phương, một nhà hoạt động xã hội]

Lúc này, chính quyền trung ương cần phải đổ tiền về để cứu các trung tâm kinh tế gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…, bà Phương đề xuất.

Ảnh nền: Hữu Khoa/ Dân Trí

Bạn nên chuyển tiền từ thiện cho ai?

Covid-19 đã gây ra quá nhiều nỗi khổ. Những ngày này, khi xung quanh có vô số lời kêu cứu, có lẽ bạn phải nhiều lần tự hỏi rằng nên dành những khoản tiền từ thiện của mình cho ai. Vì bạn không thể giúp được tất cả mọi người cần giúp trên đời, bạn cần tìm ra được tổ chức từ thiện nào đang làm việc này hiệu quả nhất.

…Theo Peter Singer, làm từ thiện vừa là một quyết định đạo đức, lại vừa là một hành vi đầu tư, và cả hai đều cần tính toán. Có lẽ sẽ mất nhiều thời gian nữa để chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện ở Việt Nam, và sự quan tâm của chính bạn sẽ góp phần lớn để định hình quá trình này.

Một khu vực ở Sài Gòn bị phong tỏa trong làn sóng dịch lần thứ tư. Ảnh: Báo Người Lao Động

Phong tỏa: Người giàu thì giàu thêm, nghèo thành nghèo hơn

Phong tỏa là biện pháp sau cùng sau khi đã thử qua tất cả các biện pháp khác. Phong tỏa cũng là biện pháp khắc nghiệt nhứt, mà ít có chánh thể dân chủ nào muốn áp dụng. Họ chỉ áp dụng biện pháp phong tỏa với điều kiện kinh tế có thể yểm trợ cho người nghèo trong thời gian phong tỏa. Có thể nói rằng phong tỏa là biện pháp của các nước giàu.

… Việt Nam dù sao thì vẫn là nước nghèo. TP.HCM nhìn ngoài thì hào nhoáng vậy thôi, chớ đi vào những con hẻm và ngoài Quận 1 thì người nghèo vô số.

Chương trình giúp đỡ khẩn cấp trong đại dịch: Chút Quà Yêu Thương

Chương trình giúp đỡ khẩn cấp trong đại dịch CHÚT QUÀ YÊU THƯƠNG là một đóng góp nhỏ của Việt Tân vào nỗ lực DÂN GIÚP DÂN, với mong muốn giúp đỡ được phần nào cho những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19.

Nếu bạn cần giúp đỡ hãy nhắn vào hộp thư (inbox) của Facebook Chút Quà Yêu Thương để được hướng dẫn chi tiết làm thế nào để nhận được quà.

Số lượng quà có giới hạn vì vậy “nếu bạn đã đủ, xin nhường cho người khác.” Chương trình sẽ kéo dài cho đến khi toàn bộ số quà được phân phát.