Đà Nẵng

Nhiều người dân phải ăn ngủ vật vạ ở lề đường tại khu vực giáp ranh thành phố Đà Nẵng, do bị chặn lại trên đường về quê Quảng Nam. Ảnh: Huy Đạt/Thanh Niên

Đà Nẵng sắp ‘đóng cửa,’ dân khổ vì ‘đi không được, ở không xong’

Báo Thanh Niên hôm 14/8 cho hay nhiều người đang rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan,” vì họ không đủ điều kiện qua chốt kiểm dịch ở vùng ven Đà Nẵng để về quê Quảng Nam.

Tình trạng này được ghi nhận trong bối cảnh nhà chức trách Đà Nẵng áp đặt lệnh dừng tất cả các hoạt động ở thành phố, thực hiện chính sách “cách ly tuyệt đối nhà với nhà” trong một tuần lễ kể từ 16/8, để chống dịch COVID-19.

Cổng vào khu công nghiệp An Đôn, Đà Nẵng. Ảnh: Báo Đấu Thầu

Đà Nẵng: Bao giờ xây thêm công viên, thay vì phân lô bán nền?

Chính quyền thành phố (Đà Nẵng) nên xem xét lại quyết định biến khu công nghiệp An Đồn thành một khu đô thị. Điệp khúc phân lô bán nền cần được dừng lại, đơn giản là vì sân khấu phát triển của thành phố đã chuyển cảnh, với nhu cầu thực tế không còn nữa. Đây chính là lúc cần đầu tư chiều sâu để thực sự nâng tầm chất lượng cuộc sống cho người dân thành phố, và xây dựng một công viên trung tâm Sơn Trà tầm cỡ nên là khởi đầu cho sự chuyển hướng này. 

Chính quyền Thành phố Đà Nẵng lên kế hoạch đấu giá công khai khu đất đắt giá nhất thành phố thay vì chỉ định nhà đầu tư. Ảnh: FB Nguyen Anh Tuan

Thay vì chỉ định nhà đầu tư, Đà Nẵng sẽ đấu giá khu đất đắt giá nhất thành phố

Mọi chuyện có vẻ như được lên kế hoạch để nhóm doanh nghiệp này có được khu đất giá trị bậc nhất thành phố mà không qua đấu giá. Tuy nhiên, dư luận đã lên tiếng phản đối suốt một thời gian dài, nêu lên những lo ngại chẳng những về năng lực của các đơn vị được chọn, mà còn là nguy cơ xung đột lợi ích, cũng như quy trình lựa chọn nhà đầu tư kém minh bạch. Và giờ thì Đà Nẵng đã chính thức tuyên bố là sẽ đấu giá công khai khu đất giá trị này.

Chính quyền TP Đà Nẵng dự tính làm cầu qua sông Hàn ngay dự án Olalani của Sun Group. Ảnh: FB Nguyễn Anh Tuấn

Thu hồi dự án biệt thự ven sông làm công viên bờ sông: Còn chần chừ gì nữa?

Thử hỏi nếu người dân không lên tiếng phản biện để rồi chính quyền thành phố (Đà Nẵng) phải xem xét điều chỉnh quy hoạch như thời gian vừa qua, thì đến khi muốn làm cầu mới như đề xuất của Sở Giao Thông Vận Tải, chính quyền sẽ gặp khó khăn tới mức nào một khi hàng trăm lô đất này được cấp sổ đỏ và mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường?

Đà Nẵng “đền” đất cho chủ đầu tư để xoa dịu dư luận

Dưới sức ép mạnh mẽ của công luận, chính quyền TP Đà Nẵng buộc phải điều đình với chủ đầu tư và điều chỉnh quy hoạch theo hướng dành lại vệt đất 20m lùi vào từ bờ sông làm lối đi bộ kết hợp công viên công cộng. Phần đất dự tính làm cao ốc phía trong cũng sẽ được chuyển thành công viên, bãi đậu xe, và nhà đầu tư sẽ được “hoán đổi” những khu đất giá trị khác.

Sẽ là khu biệt thự tư nhân ven sông (trái) hay công viên bờ sông đúng nghĩa cho mọi người (phải, hình phối cảnh) ở thành phố đông đúc dân cư như Đà Nẵng? Câu hỏi đang được dư luận quan tâm về tương lai của dải đất vàng dọc bờ sông Hàn, TP. Đà Nẵng. Ảnh: FB Nguyen Anh Tuan

Biệt thự ven sông cho vài người hay công viên bờ sông cho tất cả mọi người?

Có thể nói đây là thắng lợi bước đầu của người dân khi đã giành lại được quyền tiếp cận bờ sông cho cộng đồng, thay vì để bị độc chiếm một cách trái pháp luật, phi đạo lý như những gì đã xảy ra với Khu đô thị Euro Village của SunGroup. Tuy nhiên, thắng lợi này còn quá nhỏ nhoi, khi biết rằng vệt đất này chỉ có diện tích vỏn vẹn 3ha (20mx1500m) mà lối đi bộ bê tông hoá đã chiếm hết 1/2.