đại hội 13

Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ngồi ghế tổng bí thư đảng CSVN nhiệm kỳ thứ 3. Ảnh: RFA

Vở kịch đại hội XIII nhiều tập đã kết thúc

Tính đến nay, vở kịch sắp xếp nhân sự cho 5 năm tới (2021-2026) của đảng CSVN chính thức chấm dứt vào đầu tháng Tư, 2021. Đây có thể coi như một vở kịch nhiều tập mà từ tập đầu đến tập cuối đều nằm dưới bàn tay phù thủy: Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng.

Vở kịch nhiều tập đã kết thúc nhưng vẫn còn để lại nhiều tiếng cười chua chát và những lời dè bỉu về thái độ “hiên ngang” của tổng bí thư 3 nhiệm kỳ Nguyễn Phú Trọng.

Bộ Trưởng Giáo Dục và Đào Tạo Phùng Ngọc Nhạ tại đại hội 13 đảng CSVN, 1/2021. Ảnh: Báo Người Lao Động

Những hạn chế của nền giáo dục Việt Nam

Trong 6 hạn chế của nền giáo dục Việt Nam, 3 hạn chế sau đây đã làm giáo dục Việt Nam bị thui chột ngay từ cấp căn bản nhất. Nó khiến cho những người lãnh đạo ngành loay hoay trong những dự án cải cách giáo dục mà không cải cách được gì. Rốt cuộc Việt Nam không thể phát triển theo kịp các quốc gia lân cận, đừng nói tới bắt kịp các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Quang cảnh đại hội 13 của đảng CSVN.

Biển Đông ở đâu trong chương trình nghị sự của đại hội đảng XIII?

Một đại hội được đồn đoán tiêu tốn hàng nghìn tỷ tiền thuế của nhân dân, quy tụ đến cả vạn người, qua 3 vòng kiểm tra Covid khắt khe, nội bất xuất ngoại bất nhập, nhưng những ý kiến về Biển Đông dường như quá hiếm hoi.

Trong diễn văn khai mạc ông tổng bí thư đề cập đến Biển Đông đúng một lần trong một câu duy nhất: “Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông còn diễn biến phức tạp.”

Bộ Trưởng Công An Tô Lâm đọc tham luận đưa ra 3 cái gọi là thách thức đe dọa sinh mệnh đảng và sự tồn vong của chế độ tại đại hội 13 đảng CSVN hôm 27/1/2021. Ảnh: Báo Lao Động

Tô Lâm nói về ba đe dọa của CSVN

Ba thách thức ấy là: Âm mưu hoạt động chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch; nguy cơ đe dọa chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông; và nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ khiến làm mất niềm tin của nhân dân vào chế độ.

Trong 3 nguy cơ này, nguy cơ về nội bộ là quan trọng nhất vì nó sẽ làm chế độ sụp đổ từ bên trong. Tự diễn biến, tự chuyển hóa là hình thức phản tỉnh ngay trong bộ máy quân đội, công an và một bộ phận cán bộ chính quyền.

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CVNS, tại đại hội 13. Ảnh: Reuters

Con đường lãnh đạo của ông Trọng trong 5 năm sắp tới

Nói cải tổ hay cơ cấu lại nền kinh tế theo hường hiện đại mà không cải cách thể chế chính trị theo hướng dân chủ, coi quyền lực của dân là trung tâm thì không sự cải cách nào thành hiện thực. Ông Trọng vạch ra hướng đi trong 5 năm tới kiểu đó, không khác nào hướng đi của con kiến bò trên miệng chén mà thôi.

Các nhân vật chủ chốt của đảng CSVN bước vào phòng họp phiên họp tiền đại hội 13 hôm 25/01/2021. Ảnh: Internet

Khi người dân không mặn mà với chuyện nước, đó là một bất hạnh!

Có lẽ đối với nhà cầm quyền CSVN, họ lại hài lòng vì người dân càng không quan tâm đến chuyện chính trị, thì nhà cầm quyền càng khỏe, muốn làm gì thì làm. Nhưng đối với một quốc gia, khi người dân hoặc vì thờ ơ hoặc vì sợ hãi, muốn yên thân mà không quan tâm đến vận mệnh của đất nước, dân tộc nữa, thì đó là một bất hạnh.

Công ty Metro Bắc Kinh (Trung Quốc) trúng thầu "Tư vấn, hỗ trợ quản lý, vận hành khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông." Ảnh chụp Báo Pháp Luật, 22/01/2021

Đại hội XIII và đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Bên cạnh quang cảnh rầm rộ, trống kèn ầm ỉ của một vở tuồng mang tên đại hội đảng XIII, người ta thấy có một sự kiện khác cũng giống như tương lai của đảng CSVN: Đó là đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

… Dư luận được biết trong tháng Giêng, 2021, Công ty Đường Sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) đã tổ chức một cuộc đấu thầu quốc tế về việc “Tư vấn, hỗ trợ quản lý, vận hành khai thác tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.” Và đơn vị trúng thầu không ai khác hơn là Công ty Metro Bắc Kinh!

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương đảng CSVN tại phiên họp trù bị đại hội XIII, 25/01/2021. Ảnh: Môi Trường và Đô Thị

Đại hội đảng 13: Trung Cộng đã hoàn toàn kiểm soát chính trị Việt Nam

Điều lo ngại nhất của người viết là việc nổi lên vai trò của Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Phạm Minh Chính lấn át các ứng cử viên khác trong vị trí “tứ trụ” ở giai đoạn nước rút đã xảy ra…
Đại hội đảng 13 sẽ khép lại theo đúng qui trình, không có gì mới mẻ về mọi phương diện, ngoại trừ một hệ thống toàn trị sắt máu chưa từng có kể từ sau 1975 đã được thiết lập. Chiến thắng cuối cùng thuộc về …Trung Quốc và thất bại cuối cùng thuộc về dân tộc Việt Nam.

Đại hội 13 của đảng CSVN diễn ra từ ngày 26/1 đến 2/2/2021. Ảnh: Báo Mới

Đại hội 13: Rượu cũ mà bình cũng cũ

Nếu như dàn tứ trụ được tiết lộ sau hội nghị 15 gồm có ông Trọng làm tổng bí thư, Nguyễn Xuân Phúc làm chủ tịch nước, Phạm Minh Chính làm thủ tướng, Vương Đình Huệ làm chủ tịch quốc hội, hoặc vào giờ chót ông Huệ và ông Chính hoán đổi vị trí, thì đại hội 13 thật sự chỉ là rượu cũ trong cái bình cũ già hơn, cằn cỗi và giáo điều hơn mà thôi.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) lên tiếng tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp những những người bất đồng chính kiến trước thềm đại hội 13. Ảnh: HRW

Đại hội 13: Năm năm chưa tới đã qua

Dù đại hội 13 của đảng Cộng Sản còn chưa diễn ra, năm năm tới đây có thể coi như là thời gian vô nghĩa cho những ai hy vọng vào một xã hội tự do và cởi mở hơn ở Việt Nam.

Nguyễn Xuân Phúc (trái), Nguyễn Phú Trọng (giữa) và Nguyễn Thị Kim Ngân trong hội nghị trung ương 15 đảng CSVN sáng 16/1/2020. Ảnh: VGP

Phe ông Nguyễn Phú Trọng toàn thắng

Hội nghị trung ương 15 đã bế mạc sau hơn 1 ngày nhóm họp từ 16 đến trưa ngày 17 tháng Giêng, 2021 với kết quả khá bất ngờ: Ông Trọng được “giữ” ở lại trong vai trò tổng bí thư, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng được giữ ở lại nhưng qua làm chủ tịch nước. Hai ông Vương Đình Huệ được đề cử làm thủ tướng và ông Phạm Minh Chính làm chủ tịch quốc hội cho 5 năm tới (2021-2026).

Nhìn vào kết quả này có thể nói là phe ông Nguyễn Phú Trọng toàn thắng mặc dù ông Trần Quốc Vượng, đàn em của ông Trọng đã bị loại khỏi cuộc đua. Tại sao?