đàn áp bất đồng chính kiến

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

HRW lên án làn sóng mới bắt giữ giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam

Liên quan chỉ thị ngầm số 24 năm 2023 của Bộ Chính trị đã được tổ chức The 88 Project vạch trần trong tuần qua, HRW nhận định rằng giới lãnh đạo Hà Nội đã ra lệnh thực hiện “một chiến dịch có hệ thống chống lại những người bảo vệ nhân quyền.” Đã đến lúc các nhà ngoại giao và quan chức LHQ phải công khai đứng lên bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, vị đại diện HRW nhấn mạnh.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình. Ảnh: Facebook/ Nguyễn Vũ Bình

Công an Hà Nội bắt tạm giam nhà báo Nguyễn Vũ Bình

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, một blogger của Đài Á Châu Tự Do, vừa bị công an Hà Nội bắt tạm giam hôm 29/2 chưa rõ cáo buộc, đây là vụ bắt giữ nhà hoạt động nổi tiếng Việt Nam thứ hai chỉ trong một ngày.

Ông Bình, sinh năm 1968, từng có 10 năm làm việc tại tạp chí Cộng sản dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng biên tập và tham gia nổi bật trong các phong trào dân chủ, nhân quyền ở Hà Nội.

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến. Ảnh: Facebook Nguyen Chí Tuyen

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến bị bắt tại Hà Nội*

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến vừa bị bắt tại Hà Nội hôm 29/2, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, vợ ông Tuyến, xác nhận tin này với BBC Tiếng Việt.

Ông Tuyến là một trong những nhà hoạt động dày dạn tại Hà Nội, từng xuất hiện trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ cây xanh hồi 10 năm trước. Ông cũng tham gia các phong trào lên tiếng cho dân oan mất đất ở Văn Giang, Dương Nội, Đồng Tâm…

Ông Brad Adam, cựu giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền - HRW. Ảnh: RFA

Cựu giám đốc HRW châu Á phản hồi cáo buộc “báo cáo nhân quyền bịa đặt” của Hà Nội

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – Phạm Thu Hằng mới đây cho rằng báo cáo thường niên của Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW) về thành tích nhân quyền tồi tệ của Hà Nội năm 2023 là vu cáo, định kiến với ý đồ xấu nhằm vào Việt Nam, âm mưu phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Phản hồi trước cáo buộc này, ông Brad Adam, từng là Giám đốc khu vực Châu Á của HRW trong 20 năm, từ 2002 – 2022, nói với RFA hôm 22/2, rằng mục tiêu của HRW là công bố thông tin chính xác và rằng, Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ đưa ra một dẫn chứng cụ thể nào mà họ cho là sai.

Trại giam kỷ luật TNLT Trương Văn Dũng vì bị cho là “xúc phạm nhân phẩm cán bộ”

TNLT Trương Văn Dũng, người đang thụ án tù sáu năm tại Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), bị kỷ luật không cho thăm gặp và nhận quà của gia đình trong một tháng, trong khi Tết Nguyên Đán đã cận kề.

Hôm 03/1, gia đình gửi quà qua đường bưu điện cho ông Dũng, trong đó có bức ảnh đồ họa của tổ chức Việt Tân thông báo trao giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2023 cho “nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng.”

Khoảng một tuần sau đó bưu kiện tới nơi, quản giáo trại giam kiểm tra và từ chối để ông Dũng nhận tấm ảnh này thì xảy ra tranh cãi, thông tin trên được bạn tù Lưu Văn Vịnh kể cho gia đình biết trong cuộc gọi điện thoại về nhà gần đây.

Các thành viên No-U Hà Nội, một nhóm dân sự chống đường Lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: Reuters

Chính phủ Hà Nội truy triệt để những tiếng nói phản biện

Trong vòng sáu tháng trở lại đây, qua tìm hiểu của RFA, không ít nhà hoạt động trong nước đã bị an ninh mời làm việc – theo nhiều cách khác nhau, như gởi giấy mời lên đồn công an, ép buộc đi uống cà phê với an ninh hay thậm chí là bị công an xông thẳng vào nhà bắt giữ như trường hợp của nhà hoạt động Phan Vân Bách, cựu thành viên của kênh truyền hình độc lập CHTV.

Ảnh minh họa: Crowell

Nhớ TS Phạm Chí Dũng

Bộ Công an, một lực lượng kiêu binh có thể tạo dựng chứng cớ để bắt bớ bất kỳ ai. Một chế độ “công an trị” theo mô hình Stasi ở Đông Berlin đã dần hình thành ở quê nhà. Trách cứ ai đây? Chúng là sản phẩm của thời đại chúng ta. Người dân Việt Nam vừa là nạn nhân vừa là đồng phạm với cái thể chế ấy.

Nhà báo Mai Phan Lợi trước khi bị bắt. Ảnh: FB Lợi Mai Phan

Ông Mai Phan Lợi được trả tự do sớm 18 tháng, ngay trước chuyến thăm của TT Biden

Trong báo cáo nhân quyền năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc tới ông (Mai Phan) Lợi và ba lãnh đạo xã hội dân sự khác bị chính phủ Việt Nam bắt giam với tội danh trốn thuế, đồng thời dẫn lại lời của các tổ chức nhân quyền tin rằng những cáo buộc này gắn liền với hoạt động xã hội hoặc môi trường của các cá nhân này.

12 tổ chức quốc tế thúc giục TT Biden áp lực Hà Nội chấm dứt đàn áp chính trị

Trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) và 11 tổ chức nhân quyền quốc tế đã gửi một thư chung đến người đứng đầu Nhà Trắng, thúc giục ông gây sức ép lên Hà Nội để buộc Việt Nam chấm dứt đàn áp chính trị đối với các tiếng nói thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa, trong đó có nhắc đến hai blogger của Đài Á Châu Tự Do (RFA).

Một số nhà hoạt động tiêu biểu đang bị chính quyền Việt Nam cầm tù. Ảnh: HRW

Việt Nam đàn áp bất đồng chính kiến

Hầu hết người Úc biết đến Việt Nam nhờ những món ăn ngon, những bãi biển đẹp như tranh vẽ và lịch sử thời chiến kinh hoàng. Nhưng nhiều người có thể không biết rằng quốc gia Đông Nam Á này cũng có một sự khác biệt khét tiếng là có hơn 150 tù nhân chính trị, bị giam giữ vì các hành vi tự do ngôn luận ôn hòa. Người ta hiếm khi nghe nói về những tù nhân chính trị này bởi vì chính phủ Việt Nam đang cố gắng hết sức để thể hiện mình là một đối tác an ninh và thương mại đáng tin cậy đối với phương Tây.