đàn áp các nhà hoạt động

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng kể về nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh & Quỹ 50K tương trợ tù nhân lương tâm

Trong chương trình Câu Chuyện Trong Tuần kỳ nầy, nhà giáo Phạm Minh Hoàng kể về lần gặp gỡ nhà hoạt động xã hội Nguyễn Thúy Hạnh – người sáng lập Quỹ 50K nhằm giúp đỡ các tù nhân lương tâm, lý do vì sao nhà cầm quyền bắt giữ Thúy Hạnh.

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng cũng nhận định về tân Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Nguyễn Kim Sơn liên quan đến “mập mờ” lý lịch và khả năng chỉnh đốn ngành giáo dục Việt Nam.

Quang cảnh buổi thắp nến, đòi tự do cho nhà hoạt động Châu Văn Khảm tại Sydney, Úc Châu, ngày 26/9/2019. Ảnh: SBS News

Viết về một người anh – Châu Văn Khảm

Tính đến hôm nay, ngày anh bị vào vòng tù nghiệt ngã ở Việt Nam tròn 2 năm. Tôi được cơ duyên quen biết anh từ lâu. Anh là nguời miệng nói chân đi, luôn lấy thân mình, hành động thực tiễn ra làm điều kiện để thuyết phục bạn hữu của anh ở Sydney hay các nơi khác tại Úc Châu, Bắc Mỹ, Âu Châu. Thật là một con người đáng trân quý.

Liên Minh Châu Âu lên tiếng quan ngại về án phúc thẩm đối với các thành viên Nhóm Hiến Pháp. Ảnh: RFA

Thông điệp của Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu

Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam quan ngại về quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM giữ nguyên các bản án nặng nề dành cho bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, ông Ngô Văn Dũng, ông Lê Quý Lộc và ông Hồ Đình Cương của nhóm Hiến Pháp…
Liên Minh Châu Âu cam kết mạnh mẽ trong việc bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền trên toàn cầu. Liên Minh Châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi và làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam và tất cả các bên liên quan để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Bà Michelle Bachelet, lãnh đạo Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Ảnh chụp ngày 09/12/2020 - Fabrice Coffrini, AFP

Nhân quyền: Liên Hiệp Quốc lo ngại Việt Nam bắt người tùy tiện

Trong một cuộc họp báo tại Genève, phát ngôn viên Ravina Shamdasani của Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, hôm 08/10/2021, nhận định hiện đang có một xu hướng “đàn áp ngày càng tăng” nhắm vào quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Phát ngôn viên Phủ Cao Ủy Nhân Quyền nhấn mạnh đến việc nhiều nhà tranh đấu “thường bị tạm giam bất hợp pháp trong thời gian dài trước khi xét xử, thường xuyên có các báo cáo bày tỏ lo ngại về cách đối xử với họ trong trại giam, cũng như việc quyền được xét xử công bằng bị xâm phạm.”

Nhà hoạt động nhân quyền và môi trường Lê Đình Lượng, người bị nhà cầm quyền áp đặt bản án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế tháng 8/2018. Ảnh: Human Rights Watch

Lê Đình Lượng – Một lựa chọn chông gai và ước vọng

Lê Đình Lượng, cũng như tất cả những nhà hoạt động dân chủ khác đã và đang trải qua những ngày tháng trong lao tù, đều có chung một ước mơ và niềm hy vọng rằng sự hy sinh của họ góp phần làm cho “dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ.”

Thẻ hiến tạng của Lê Hữu Minh Tuấn (ảnh trái) và Trịnh Bá Phương (phải). Cả hai đều vừa bị nhà cầm quyền bắt giữ gần đây. Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn/RFA

Những người thế hệ chúng tôi

Hà cớ gì người này lại đi bắt bỏ tù người kia, chia cách gia đình và đảy ải họ trong đau khổ, cuối cùng chỉ vì đôi ba thứ chủ nghĩa, lý thuyết mà chẳng ai từ người khởi xướng cho đến chúng tôi thực sự hiểu?

Tôi biết sẽ có người nói ngay: Đó là vì quyền lợi. Nhưng ngay cả về quyền lợi, hà cớ gì cứ phải được mất, sống còn với nhau? Vẫn có thể cùng thắng (win-win) cơ mà.

Đường vinh quang của CSVN là khủng bố dân lành

Kết nối tất cả những cuộc đàn áp và bắt bớ, giết chóc và khủng bố ở qui mô chưa từng có mà thời gian qua nhà cầm quyền CSVN đã thực hiện, đặt những sự kiện bi thảm này trong bối cảnh chính trị xã hội trong nước và quốc tế gần đây để rút ra điều gì? Thể chế cộng sản không bao giờ thay đổi bản năng khủng bố tàn bạo. Chủ nghĩa khủng bố đã giúp cho những người cộng sản nắm được quyền lực và sẽ tiếp tục được sử dụng để duy trì quyền lực.

Công dân Úc gốc Việt Châu Văn Khảm bị CSVN bắt giữ tháng Giêng, 2019 và kết án tù 12 năm với cáo buộc "tài trợ khủng bố." Ảnh: The Guardian/ HRW/ EPA

Nhà hoạt động dân chủ Úc gốc Việt Châu Văn Khảm “mất tăm tích” trong hệ thống nhà tù CSVN*

TIN CẬP NHẬT: Bài báo này của The Guardian, ấn bản Úc Châu hôm 7/6, đã tạo được sức ép dư luận và chính phủ Úc phải quan tâm hơn về trường hợp của nhà hoạt động dân chủ Úc gốc Việt Châu Văn Khảm.

Có lẽ do vậy, phía công an đã để cho gia đình thăm gặp ông Châu Văn Khảm hôm qua, 8/6/2020, tại trại giam ở Hàm Tân, Bình Thuận. Gia đình cho biết, tinh thần ông Khảm tốt, ông bị chuyển từ trại giam B34 ở Sài Gòn đến trại giam ở Hàm Tân từ hôm 1/6/2020.

Ủy Ban về Bắt Giữ Người Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention - UNWGAD) xác định Hà Nội đã vi phạm luật pháp quốc tế trong vụ bắt giữ blogger Phan Kim Khánh. Ảnh: gossipela.com

‘Hà Nội vi phạm luật pháp quốc tế’: Ủy ban LHQ

Ủy Ban về Bắt Giữ Người Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention – gọi tắt là UNWGAD) xác định Hà Nội đã vi phạm luật pháp quốc tế trong vụ bắt giữ blogger Phan Kim Khánh.

Ủy Ban UNWGAD khẳng định Phan Kim Khánh bị bắt giữ chỉ vì đã thực thi một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận, Tổ chức nhân quyền Freedom Now cho biết trong một thông cáo báo chí.

CEO của Cơ Quan Truyền Thông Toàn Cầu của Hoa Kỳ (USAGM) lên tiếng cho cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do. Ảnh chụp website USAGM

Tổng Giám Đốc Cơ Quan Truyền Thông Toàn Cầu của Hoa Kỳ lên tiếng cho cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do

Trong cuối tuần vừa qua, thế giới lại được tin một tiếng nói độc lập khác bị bắt giữ tại Việt Nam. Ký giả Nguyễn Tường Thụy, một blogger cộng tác trong sáu năm qua với chương trình Việt Ngữ của Đài Á Châu Tự Do (RFA) bị bắt giữ và cáo buộc tội chống phá nhà nước…

Đến nay đã có hơn hai mươi ký giả và blogger bị giam cầm tại Việt Nam. Ông Thụy là cộng tác viên thứ tư của các chương trình Việt Ngữ trong hệ thống USAGM (U.S. Agency for Global Media – Truyền Thông Toàn Cầu của Hoa Kỳ) bị bỏ tù tại Việt Nam.

Ủy Ban Bảo Vệ các Nhà Báo: Hai nhà báo Việt Nam bị bắt vì bị cáo buộc tội chống đối nhà nước

Ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp của Ủy Ban Bảo Vệ các Nhà Báo (CPJ) tại Đông Nam Á nói rằng: “Hai nhà báo Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Thành cần được trả tự do ngay lập tức và tất cả các cáo buộc đối với họ phải được xoá bỏ. Việt Nam phải ngừng đối xử với các nhà báo độc lập như là những kẻ thù của nhà nước, và phải cho phép báo chí tự do làm việc mà không sợ bị vu cáo tội và bị bỏ tù.”