dân chủ tào lao

Nhờ Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường giải đáp vài thắc mắc về cuộc bầu cử

Với những diễn biến như vừa đề cập và bất chấp thực tế mà hàng chục triệu người cùng ở trong cuộc, cùng cảm nhận thực – hư, mà ông Bùi Văn Cường [tổng thư ký Quốc Hội, chánh văn phòng Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia] dám khẳng định “cuộc bầu cử vừa qua đạt tỉ lệ cao, thành công rất tốt đẹp, cử tri có ý thức chính trị, trách nhiệm cao, vinh dự, tự hào tham gia bầu cử” thì không chỉ cho thấy sự trâng tráo mà đó còn là bôi nhọ, bóp méo ngôn ngữ của dân tộc này, khiến những từ như… tốt đẹp, ý thức, trách nhiệm, vinh dự, tự hào… bị hư hại.

Quốc Hội CSVN. Ảnh: Internet

Quốc hội của ai?

Việt Nam đã tổ chức xong cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp trong ngày 23 tháng Năm vừa qua.

Hà Nội đã bỏ ra 3.700 tỷ đồng ngân sách quốc gia, tương đương gần 200 triệu Mỹ Kim. Đây là một số tiền quá lớn chi tiêu cho một mục đích mà ai cũng thấy trước là không mang lại lợi ích cụ thể nào cho đất nước.

TNLT Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập Quỹ 50K nhằm giúp đỡ các TNLT là gia đình của họ. Ảnh: Thông Tin Đức Quốc

CSVN vu cáo, bôi nhọ bà Nguyễn Thúy Hạnh trước khi ra tòa

Nhà cầm quyền CSVN đang tìm cách vu cáo bà Nguyễn Thúy Hạnh để bôi nhọ nhân cách của bà hầu lừa bịp dư luận trước khi đưa bà ra tòa tuyên án.

Theo một số nguồn tin trên mạng xã hội, nhà cầm quyền CSVN đang dụ dỗ một số người gồm thân nhân của một số tù nhân lương tâm, hoặc các cựu tù nhân lương tâm, tố cáo bà Nguyễn Thúy Hạnh về những số tiền bà quyên góp được rồi phân chia cho mọi người.

Đường phố Hà Nội trong ngày bầu cử 23/5/2021. Ảnh: Reuters

Lá phiếu cử tri nhìn từ cuộc bầu cử 23/5 ở Việt Nam

Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia Việt Nam loan tin có hơn 67 triệu cử tri cả nước đi bầu hôm 23/5, với tỷ lệ cử tri đi bầu hơn 98%(?)

Những nhà quan sát bầu cử nói với VOA rằng việc đi bầu thay, và bị “thúc ép” đi bầu rất phổ biến ở đất nước do đảng Cộng Sản lãnh đạo khi mà tình trạng “đảng cử dân bầu” đã thành lệ.

Ứng cử viên độc lập tự ứng cử vào Quốc Hội CSVN khóa 15, Giáo Sư Nguyễn Đình Cống bị chính thức từ chối vì lý do vu vơ “không đủ sức khoẻ” hôm 8/3/2021.

Tại sao gọi “tự ứng cử” là màn kịch?

Người ta không biết từ lúc nào đảng cho người dân có quyền “tự ứng cử,” tức không thông qua sự đề cử của các tổ chức, đoàn thể nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc. Và trên nguyên tắc người được đề cử và người tự ứng cử đều có quyền lợi giống nhau căn cứ theo luật bầu cử ban hành. Nhưng khổ nỗi, trong chế độ độc tài cộng sản, nhà nước vốn nổi tiếng nói nhiều làm ít, nói một đàng làm một nẻo hay nói mà không bao giờ làm. Cái quyền lợi mà đáng ra người tự ứng cử được hưởng rốt cuộc chỉ là chiếc bánh vẽ.

Trò “sinh con rồi mới sinh cha,” lập chính phủ và bầu chủ tịch Quốc Hội trước khi bầu đại biểu Quốc Hội là chuyện chỉ có ở xứ Việt Nam Cộng Sản. Trong hình, Việt Nam chuẩn bị bầu cử vào Chủ Nhật, 23/5/2021. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Việt Nam lại diễn trò bầu cử giả danh dân chủ

Vào Chủ Nhật, 23/5/2021, toàn dân Việt Nam, trừ trẻ em dưới 18 tuổi, lại phải sắm vai “cử tri” trong vở tuồng bầu cử vừa vô duyên, vô ích, tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc mà mục đích chính chỉ là dựng lên các tổ chức bù nhìn, các con dấu cao su gọi là “quốc hội,” “hội đồng nhân dân” nhằm hợp thức hóa sự lãnh đạo độc quyền, độc tài của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trò hề “đảng cử, dân bầu” này diễn đi diễn lại đã nhiều năm nay, đã quá nhàm chán, nhưng tại sao đảng CSVN không hủy bỏ nó hoặc thay bằng một phương thức mị dân khác hấp dẫn hơn?

Cuộc bầu cử Quốc Hội khóa XV của Đảng CSVN là phi dân chủ

Chúng tôi phản đối việc chính quyền, lực lượng công an gây sức ép, đe doạ, cưỡng bách người dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội vì việc đi bầu là quyền hiến định của công dân tử 18 tuổi trở lên. Không có các quy định xử phạt trong bộ luật hình sự cũng như luật xử phạt vi phạm hành chính khi công dân từ bỏ quyền bầu cử.

Quốc Hội CSVN. Ảnh: Internet

Khe cửa hẹp cho ứng cử viên trẻ, ngoài đảng

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ cử tri đi bầu vô cùng cao, gần như lúc nào cũng trên 90%, nhưng thực tế, bao nhiêu người thực sự đã đi bầu? Hay là phải chăng họ đã có người nhà bầu thay? Tình trạng bầu thay, bầu hộ ở Việt Nam đã hiện hữu từ những năm 1990. Khi đó, nhà quan sát người Singapore, David Wee Hock Koh, đã chính mắt mình chứng kiến tình trạng “một cử tri cầm 8 lá phiếu trong tay.”

Nên đi bầu hay tẩy chay cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 15

Ngày 23/5/2021, nhà nước độc tài cộng sản tại Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc Hội khóa 15, nhiệm kỳ 2021-2026. Họ chi ra 200 triệu Mỹ Kim và huy động cái gọi là “60 triệu cử tri” đi bỏ phiếu theo danh sách các ứng cử viên đã chuẩn bị sẵn theo kiểu quân xanh, quân đỏ. Nhiều người quan tâm đã nêu câu hỏi: Đi bầu cử hay tẩy chay cuộc bầu cử này?

Ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: “Nhà cho công nhân quá ít, trong khi nhà bán cho người giàu thì quá nhiều.” khi đến thăm cử tri huyện Hóc Môn là nơi ông "ứng cử" đại biểu quốc hội. Ảnh: Internet

Nhà cho công nhân quá ít!

Tuần trước, khi đến tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi, ông Nguyễn Xuân Phúc trong tư cách là ứng cử viên quốc hội khoá 15, đã đề cập về “dân chủ tào lao” vô tình phô bày kiến thức hạn hẹp về dân chủ của mình. Một tuần sau đó, ông Phúc đến thăm cử tri huyện Hóc Môn và tỏ ra ưu tư cho giai cấp tiên phong của đảng: “Nhà cho công nhân quá ít, trong khi nhà bán cho người giàu thì quá nhiều.” Ít ra ông cũng nêu lên được một thực tế trong tình trạng xã hội hiện nay, trong đó thành phần công nhân là những người bị đảng cầm quyền bóc lột tận tình và chịu nhiều thiệt thòi so với những thành phần khác.