dân chủ tào lao

Quốc Hội, cơ quan được cho là "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước CHXHCNVN", (điều 69, Hiến Pháp). Ảnh: Mạng Pháp Luật

Tốn bao nhiêu tiền để bầu ra một đại biểu dân cử?

Ngày 23/5 tới đây, sẽ có hơn 300 nghìn người được bầu chọn làm đại biểu, từ Quốc Hội đến các hội đồng nhân dân cấp xã. Bạn có thể là một trong những người bầu ra các đại biểu này.

Những tấm áp-phích bầu cử, những lá cờ trang trí, những chiếc thẻ cử tri đều do ngân sách nhà nước chi trả, tức chính là tiền của người dân.

Bạn có biết chính quyền trung ương và các địa phương đã dự toán kinh phí bầu cử như thế nào, và tốn bao nhiêu tiền để bầu ra một đại biểu dân cử?

Cuộc bầu cử Quốc Hội (dân biểu Hạ Viện) Miền Nam Việt Nam 50 năm trước, năm 1971. Ảnh chụp video VOA Tiếng Việt

50 năm trước, một kỳ bầu cử quốc hội sôi động ở miền Nam Việt Nam

Hơn 1.200 ứng cử viên tham gia tranh cử [dân biểu Hạ Viện] và thuộc mọi quan điểm chính trị. Tất cả họ đều tìm cách thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình bằng chiến dịch vận động ráo riết trong các đơn vị bầu cử khắp các tỉnh thành.

VOA nhìn lại cuộc bầu cử Hạ Nghị Viện của Việt Nam Cộng Hòa năm 1971.

Pano tuyên truyền cho bầu cử trên đường phố Hà Nội năm 2016. Ảnh: Reuters

Có cử tri công khai tẩy chay bầu cử Quốc Hội & Hội Đồng Nhân Dân các cấp

Ngày 23/5/2021 là ngày mà chính phủ Hà Nội tuyên truyền và kêu gọi là ‘Ngày toàn dân đi bầu cử.’

Sự kiện này được phía cơ quan chức năng tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng của cả nước. Trong khi đó, trên mạng xã hội xuất hiện những bài viết, những dòng trạng thái tẩy chay kỳ bầu cử này, điển hình là trường hợp Bác Sĩ – Trung Tá Quân Đội Đinh Đức Long ở TP.HCM.

Từ phải: Bà Cấn Thị Thêu và hai con trai, anh Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Ảnh: FB Peter Lam Bui

Bạn Có Nghe Người Nông Dân Khóc

Bạn có thể gọi những nông dân Dương Nội là những nhà hoạt động, lãnh đạo cộng sản thì chụp mũ họ là những kẻ phản động nhận tiền nước ngoài; nhưng việc làm của họ chỉ đơn giản là một dân oan, một nông dân bảo vệ mảnh đất của mình, một nông dân bảo vệ một nông dân cô thế khác. Và họ hành xử vững vàng, vững vàng và tự tin như câu trả lời của chị Cấn Thị Thêu trước tòa. Khi đại diện Viện Kiểm Sát hỏi chị rằng chị có nhận tiền từ ai đó không, chị đã nhấn mạnh bằng cách lặp đi lặp lại một cụm từ: “khi nào các ông bị cướp đất, khi nào các ông bị đàn áp, khi nào các ông bị bỏ tù như gia đình chúng tôi thì các ông sẽ biết đấu tranh chứ ở đó mà hỏi nhận tiền.”

Hàng dỏm nhưng lại được đảng CSVN bảo vệ bằng họng súng.

Bầu cử Quốc Hội đảng CSVN: Món đồ dỏm được bảo vệ bằng họng súng

Ngày 12/5 trên báo Tuổi Trẻ có bài viết “Bộ Trưởng Tô Lâm: Công an sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn ngày bầu cử.” Thực ra, cái gọi là Quốc Hội của đảng Cộng Sản Việt Nam không cần bầu và nên dẹp đi thì tốt hơn. Bởi những gì mà Quốc Hội thông qua chỉ là hình thức mà thôi.

Một vở kịch vô nghĩa đáng lẽ phải vứt đi, đảng Cộng Sản lại đem công an ra bảo vệ nó.

Thủ Tướng Phúc khoe rằng trong năm 2020, Việt Nam không chỉ chống dịch giỏi mà làm kinh tế cũng giỏi trong khi giới tiểu thương khốn đốn vì đại dịch. Ảnh: Internet

“Dân chủ tào lao” thì đất nước sẽ loạn

Bình thường người ta nói đến dân chủ chính hiệu, dân chủ giả hiệu, dân chủ đa đảng, dân chủ đa nguyên mà chưa bao giờ nghe ai nói “dân chủ tào lao.” Cho nên khi nghe ông chủ tịch nước xử dụng nhóm từ lạ lùng này, người ta thấy não trạng ông Phúc hoàn toàn không hiểu biết gì về ý nghĩa của hai chữ dân chủ.

Cần Giờ đã và đang trở thành lá phổi của Sàigòn. Ảnh: Trung Dũng

Xây resort, khu dân cư… ở Cần Giờ phải được thẩm định thận trọng

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác tập họp một quần thể động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, thuộc châu thổ sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. UNESCO công nhận nơi đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21/1/2000. Gần đây, Việt Nam xem nơi đây là khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Như vậy, Cần Giờ có phải là một xung đột giữa bảo tồn và phát triển, với đa dạng sinh học điển hình của vùng ngập mặn trước thách thức mới?

Ảnh: Shutterstock

“Dân chủ tào lao”: Từ lời của Chủ Tịch Phúc, tìm hiểu thêm về dân chủ “dởm”

“Dân chủ tào lao” trở thành thuật ngữ mới nhất và lạ nhất mà ông Nguyễn Xuân Phúc, đương kim Chủ Tịch Nước, sử dụng trong buổi gặp gỡ cử tri tại huyện Củ Chi, TP.HCM ngày 9/5/2021.

Giải thích rõ hơn, ông cho rằng nhà nước ta rất dân chủ, nhưng dân chủ đến cỡ nào thì cũng phải có “kỷ cương, phép nước.” Như vậy, trong cách tiếp cận của ông Phúc, chí ít hai khái niệm này có hàm chứa nội dung trái ngược nhau.