dân chủ

Ở Việt Nam, khi chính quyền nói tới “dân” nhiều khi phải hiểu đó là nói tới cán bộ đảng viên chứ không phải “quần chúng.” Một xã hội như vậy không thể coi là “có dân chủ.” Trong hình, một người đạp xích lô Việt Nam chợp mắt trong bóng râm dọc một con đường ở Hà Nội hôm 17 Tháng Sáu, 2020. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP via Getty Images

Dân chủ, còn xa!

Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) bản tin ngày 17 Tháng Sáu dẫn kết quả thăm dò ý kiến toàn cầu về “nhận thức về dân chủ” của Dalia Research GmbH – một công ty tư nhân, hoạt động vì lợi nhuận (for profit) ở Đức – kết luận: “Hầu hết người Việt Nam tin rằng quốc gia của họ có dân chủ.” Nhưng chuyện đời đâu có đơn giản vậy.

Phạm Minh Hoàng: Vì sao có 71% người VN được hỏi, nói ‘đất nước của tôi có dân chủ’?

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng phân tích tại sao “Chỉ số Nhận thức Dân chủ” (DPI), được cho biết là một nghiên cứu khảo sát toàn cầu hàng năm, lớn nhất về dân chủ, vừa được đưa ra cho thấy, 71% người dân ở Việt Nam được hỏi, đã nói rằng “đất nước của tôi có dân chủ.”

Tại Hội Nghị Geneva 2020, người nói về tình hình nhân quyền của Việt Nam và sự hỗ trợ cho các tù nhân lương tâm là anh Dennis Châu, anh là con trai của tù nhân lương tâm Châu Văn Khảm.

Hội Nghị Geneva 2020 – Diễn đàn cho nhân quyền và dân chủ

Sau lần tham dự đầu tiên thành công vào năm 2010, Đảng Việt Tân đã được tổ chức UNWatch mời vào Ban Tổ chức hội nghị. Nhờ vậy, Việt Tân đã có thể mang tiếng nói của những người đấu tranh dân chủ Việt Nam đến trình bày về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Người nói về tình hình nhân quyền của Việt Nam và sự hỗ trợ cho các TNLT tại Hội Nghị Geneva năm nay là anh Dennis Châu. Anh là con trai của tù nhân lương tâm Châu Văn Khảm.

Ngày Quốc Tế Dân Chủ tại Paris

Ngày 15 tháng Chín hằng năm được Liên Hiệp Quốc chọn là ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy). Khắp nơi, ngày nầy được đánh dấu với nhiều hình thức khác nhau để thúc đẩy dân chủ. Tại Paris, nhóm Tinh Thần Diên Hồng và Hiệp Hội các Cộng Đồng Á Châu Tranh Đấu cho Nhân Quyền đã tổ chức buổi xuống đường tại quảng trường Trocadéro để lên tiếng, vận động dân chủ được thực thi tại Việt Nam và cũng để ủng hộ những dân tộc Á Châu khác đang sống dưới ách đô hộ độc tài toàn trị Trung Cộng: Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ, Nội Mông, Hong Kong

Việt Nam – Hong Kong và “ung thư thể chế”

Với vị thế địa chính trị  hiểm yếu và là nơi giao thoa của nhiều luồng quyền lợi – quyền lực gần như đối lập nhau trên thế giới, Việt Nam chỉ cần dùng con đường ngoại giao, đương nhiên trước đó phải thay đổi thể chế chính trị sang dân chủ đa nguyên, trả lại tự do và nhân quyền cho người dân theo đúng Hiến pháp, đủ tin cậy để thành đồng minh của Mỹ và các nước khối NATO thì TQ sẽ  phải chùn bước, lễ độ rút về bên kia biên giới. Bởi khi đó, lực lượng quân sự và ngoại giao bảo vệ cho Việt Nam là rất lớn…

Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen). Ảnh: taiwaninfo.nat.gov.tw

Câu chuyện Đài Loan

Câu chuyện về ‘sự thay đổi’ chính là điều tôi muốn nói hôm nay. Đó là câu chuyện Đài Loan. Đó là câu chuyện về một hành trình của hòn đảo không xa Trung Hoa lục địa đã tìm ra cho mình con đường dân chủ hoá và đã nêu tấm gương cho thế giới về bước đi lên tới nền dân chủ. Trong thời kỳ đầu của sự quá độ về mặt chính trị, người ta bảo có dân chủ nào tồn tại được dưới cái bóng của Trung Quốc? Vậy mà Đài Loan hôm nay là biểu hiện của một xã hội dân chủ rộng rãi và hệ thống chính trị vững mạnh.

Trung Cộng làm gì với Hong Kong?

Trên thực tế, việc dẹp bỏ đặc quyền “một quốc gia 2 hệ thống” của Hong Kong, là một điều Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải làm cho được càng nhanh càng tốt vì ảnh hưởng đến sự sống còn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Bởi vì họ lo sợ Hong Kong có thể là một virus, sẽ lây nhiễm Trung Quốc đại lục với những ý tưởng dân chủ và những đòi hỏi nhân quyền.

Những gương mặt trẻ tự thắng chính mình, dấn thân cho thay đổi xã hội. Từ phải: Phan Kim Khánh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Văn Oai và vợ.

Chúng ta sẽ hồi sinh

Đã từ lâu, đa số người Việt Nam đã tự nguyện từ bỏ các giá trị cá nhân, lòng tự trọng và quyền lực của bản thân. Thái độ ấy cũng đã tạo nên một tầng lớp thanh niên bơ vơ, thui chột niềm tin, què quặt lý tưởng. Con em chúng ta ngày nay phấn khích vì những giá trị kiểu Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền, Phúc XO; đi bão, nhảy múa, reo hò, tự hào quá mức cho những thành công còn rất giới hạn so với thế giới.

Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu

Hà Sĩ Phu – Người trí thức thông minh, hiểu biết rộng và cực kỳ yêu nước

Tôi năm nay đã ngoài 80 tuổi, sẽ viết về những người yêu nước, hết lòng trăn trở về hiện tình đất nước như: tướng Trần Độ, nhà văn Hoàng Tiến, nhà thơ Bùi Minh Quốc, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang… Còn các bạn trẻ như Phạm Đoan Trang, Võ Hồng Ly, Nguyễn Thúy Hạnh và nhiều người khác nữa, tôi để dành cho các bạn trẻ viết về họ…

Cãi vã có thành dân chủ?

Hai khuynh hướng xảy ra trong cùng một sự kiện đáng là một niềm vui cho người quan sát. Ít nhất cả hai phía đã tham gia cật lực dùng tâm trí mình biện luận cho một hành vi. Những luận điểm của cả hai phía đều mang hình ảnh lưỡng diện, vừa đúng lại vừa sai, cái đúng và sai ấy tuy nhiên không đáng phê phán vì nó chứa đụng sự quan tâm cần thiết cho một xã hội dân chủ.

Ý nghĩa của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ vừa qua đã để lại nhiều bài học mà chỉ có những thể chế dân chủ bền vững như Hoa Kỳ mới có thể mang lại những kết quả đồng thuận cao sau những hồi hộp chờ đợi kiểm phiếu.