đảng CSVN

Trước UBTV Quốc Hội hôm 16/9/2021, Bộ Trưởng Bộ Tài Chánh Hồ Đức Phớc (trong hình) đã lên tiếng báo động một sự thật đáng ngạc nhiên: "Ngân sách trung ương đang rất khó khăn, gần như không còn đồng nào.” Ảnh: Doanh Nghiệp & Đầu Tư

Ngân sách hết tiền?

Sự kiện ngân sách Việt Nam cạn tiền khi chỉ bị Covid-19 tấn công trong ba tháng của đợt dịch thứ tư quả là điều bất ngờ. Nhiều nước có thu nhập trung bình thấp tuy đã khốn đốn với nạn dịch kể từ tháng Ba, 2020 nhưng họ vẫn gắng gượng đối phó trong khả năng của mình. Trong khi ấy, Việt Nam được coi là quốc gia “thành công ngoạn mục” trong chính sách chống dịch từ tháng Ba, 2020 đến cuối tháng Ba, 2021 lại báo động là hết tiền. Sự kiện này đã khiến cho dư luận quan tâm với nhiều nghi vấn về “độ khỏe” của nền kinh tế Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới.

Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Đại Tướng Phùng Quang Thanh với câu nói để đời. Ảnh: FB Việt Tân

Đành nói vài lời

Phùng Quang Thanh nói ở Quốc Hội rằng: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc, ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng cái đó nguy hiểm cho dân tộc.” Lời nói này nên ghi trên bia mộ của ông.

Một đại tướng chỉ huy quân đội chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia mà sợ quân xâm lược như vậy thì còn ai tin, ai theo lệnh ông chống giặc?

Vắc-xin Covid. Ảnh: Science News

Lập tổ “vái tứ phương” xin vaccine

Từ ngày lên làm thủ tướng, ông Phạm Minh Chính có một lối điều hành và giải quyết công việc theo “tổ” ví dụ như lập “tổ gỡ khó doanh nghiệp,” “tổ thu hút đầu tư,” hay “tổ cứu trợ dân nghèo trong mùa Covid.” Mới đây, hôm 14 tháng Tám, ông Chính ra lệnh lập tổ “ngoại giao vaccine,” do bộ trưởng Bộ Ngoại Giao và một thứ trưởng cầm đầu.

Từng đoàn người di tản về quê lánh dịch Covid-19. Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Tôi cố bám lấy đất nước tôi

Xóm trọ Pouchen nơi tôi ở, hàng vạn người bị mất việc từ những đợt dịch thứ 2, thứ 3, lay lắt bám đất Saigon hy vọng dịch giã rồi cũng qua, công ty sẽ gọi họ lại làm việc. Nhưng càng đợi, càng hy vọng thì càng vô vọng. Người quay ra chạy xe ôm, phu hồ, người bán mớ rau con cá, vé số, ve chai… Nhưng rồi, khi cơn dịch lần thứ 4 tới, thì không ai còn công việc gì nữa. Nắm gạo cuối cùng nhiều người đã ăn từ tháng trước. Mọi người đắp đổi cho nhau từng nắm rau, bát gạo, gói mì. Rồi thì tất cả cũng hết!

Người dân xếp hàng dài chờ nộp hồ sơ xin xác nhận Giấy đi đường tại phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chiều nay, 9/8/2021. Ảnh: Báo Thanh Niên

Vụ “Giấy Đi Đường” bộc lộ chất lượng bộ máy quản lý hành chính

Sau phản ứng rộng khắp của dư luận thì chỉ sau một ngày thực hiện chính sách về Giấy Đi Đường đã phải sửa lại.

Điều này cho thấy chính sách ban hành thiếu khả năng dự liệu, không phù hợp với thực tiễn, cho thấy người soạn thảo ban hành quan liêu không thấu hiểu đời sống.

Sự việc này một lần nữa cho thấy vấn đề về năng lực quản lý hành chính.

Một khu vực ở TP.HCM bị phong tỏa hôm 12/7/2021. Ảnh: Netnews

Góp ý với nhà cầm quyền CSVN về việc chống dịch Covid-19 hiện nay

Trước cơn đại dịch chung, trước nỗi thống khổ của dân ta vì tai ương chung, tuy là một đảng viên Việt Tân, người viết sẵn sàng đưa ra một số góp ý với nhà cầm quyền CSVN để làm tốt hơn trong việc cùng nhân dân chống dịch. Đặc biệt là những cán bộ phụ trách công tác chống dịch hiện nay cần mở rộng tim óc để đón nhận và xem xét những lời tư vấn này cùng với bao nhiêu góp ý khác của những ngườI thiện chí ngoài đảng ở trong cũng như ngoài nước.

Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng lại đưa ra lời kêu gọi, nhai đi nhai lại những gì mà nhà cầm quyền đã kêu gào suốt hơn một năm qua, về phòng chống dịch bệnh Covid-19 hôm 29/7/2021. Ảnh: VTC News

Nguyễn Phú Trọng lại trồi lên

Trong bối cảnh dịch bệnh đang gia tăng trên toàn quốc, những cuộc phong tỏa càng ngày càng siết chặt có thể kéo dài hàng tháng trên nhiều địa phương, nhiều vùng kinh tế quan trọng nhất. Biện pháp này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số công nhân lao động nghèo, vì hãng xưởng đóng cửa, mất việc làm, không đi ra ngoài được; cảnh thiếu đói đang diễn ra hàng ngày đối với thành phần “vô sản” đúng nghĩa ở Sài Gòn.

Với tình hình bi đát đó, là người đứng đầu đảng và nhà nước Việt Nam, ít ra ông Nguyễn Phú Trọng nên xin lỗi người dân hoặc nói với họ những điều mà họ quan tâm, thay vì thỉnh thoảng thổi điệu kèn thúc quân vô nghĩa.

chuyen o banh mi va ong ngoai

Hai chuyện “bánh mì” và “ông ngoại” thể hiện bản chất của chế độ CSVN

Hai chuyện “nhỏ” xảy ra hầu như cùng lúc tại Việt Nam, một phó chủ tịch phường “xử lý” một người dân vì đi mua bánh mì, một cô “tiểu thư đỏ” khoe mình được chích vaccine “xịn” Pfizer của Mỹ sản xuất.

Hai câu chuyện tưởng nhỏ nhưng thật ra rất lớn, vì nó lột tả đầy đủ bản chất chế độ cộng sản ở Việt Nam. Hai câu chuyện đó là mô hình thu nhỏ của xã hội cộng sản Việt Nam hiện tại, lột tả thực tế ý thức hệ của chế độ, một ý thức hệ rất phản động.

Một điểm cách ly COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: Reuters

Câu chuyện cách ly mùa dịch tại Việt Nam

Số ca lây nhiễm Covid-19 vào ngày 26/6/2021, tức đúng hai tháng sau khi đợt dịch thứ tư bộc phát từ ngày 27/4, cả nước lần đầu tiên đạt kỷ lục 845 ca trong đó riêng tại TP.HCM lên đến 724 ca. Những biện pháp cách ly hay giãn cách dường như không còn mấy hiệu quả vì mầm dịch đã lan đầy trong xã hội.

Trung Quốc đang tăng cường tuyên truyền rầm rộ để chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập vào ngày 1/7 sắp tới. Ảnh: Wang Zhao/ AFP

Cộng Sản và lịch sử

Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập vào ngày 1 tháng Bảy sắp tới. Trong nhiều công việc chuẩn bị, có một lĩnh vực mà Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình coi trọng nhất: Viết lại lịch sử của đảng và đất nước Trung Quốc nhằm đề cao những thắng lợi – nhiều phần tưởng tượng hoặc phóng đại – và che giấu những tội ác ghê tởm mà đảng đã gây ra cho nhân dân Trung Quốc suốt 100 năm qua.

Quang cảnh buổi tọa đàm với chủ đề phát triển "công nghiệp văn hóa" trên địa bàn thủ đô do thành ủy Hà Nội tổ chức hôm 10/6/2021. Ảnh: Internet

“Công nghiệp văn hóa”

Những năm gần đây, khi thế giới tiến tới trình độ công nghệ cao, kỹ thuật số, hai chữ công nghiệp hay công nghiệp hóa thông thường được đề cập tới như mục tiêu phát triển của tất cả các nước. Tuy nhiên, ít ai nghe nói đến “công nghiệp văn hóa” như con đường mà những người cầm quyền tại Việt Nam sử dụng như một công cụ phát triển đất nước. Đề cương chính trị của đại hội XIII đề cập đến công nghiệp văn hóa như một phát kiến mới mẽ từ “trí tuệ” của đảng CSVN.