đảng CSVN

Quang cảnh đại hội 12 đảng CSVN, tháng Giêng, 2016. Ảnh: Internet

Tự quảng cáo thô bỉ

Lãnh đạo CSVN luôn luôn tìm cách khơi động những sinh hoạt chính trị để tạo sự quan tâm trong quần chúng, phục vụ sự tự quảng cáo một cách trắng trợn. Nào là trong sạch hóa bộ máy đảng và nhà nước, chống chạy chức chạy quyền, nào là họp kiểm tra bầu chọn trung ương, nào là học tập trao đổi văn kiện…

ại Biểu Lưu Bình Nhưỡng tại diễn đàn quốc hội. Ảnh: Việt Nam Finance

Ung thư chính trị

Đại Biểu Lưu Bình Nhưỡng đã có một phát biểu khá hay và thẳng thắn: “Có thể nói là vừa qua có trường hợp ung thư về mặt chính trị.”

Phát biểu của ông Nhưỡng căn cứ vào những thực tế diễn ra trong nhiều năm qua. Đó là sự suy thoái, xuống cấp về phẩm chất chính trị của cán bộ, đảng viên đưa đến tình trạng ngày nay người dân không còn chút tin tưởng vào những gì đảng viên nói, đảng viên làm. Khi phát biểu về bất cứ vấn đề nào, tất cả đều bị dư luận đánh giá là giả dối, hoang tưởng.

Những nghịch lý tăng trưởng ở Việt Nam

Nhờ khả năng duy trì kim ngạch xuất cảng của khối doanh nghiệp FDI và hoạt động “tạm nhập, tái xuất,” dán nhãn “made in Viet Nam” gia tăng bất thường của những doanh nghiệp “hồn Trung, xác Việt” trong 9 tháng đầu năm 2020, thặng dư thương mại tăng cao ở mức kỷ lục trong 15 năm qua, hơn 16,52 tỷ Mỹ Kim cho tới thời điểm hiện tại.

Nguyễn Xuân Phúc, Thủ Tướng CSVN. Ảnh: Báo Pháp Luật

Ông Phúc khoe thành tích

Đây có lẽ là lần cuối cùng ông Nguyễn Xuân Phúc có cơ hội đứng trước Quốc Hội để khoe khoang thành tích bằng những lời lẽ hoa mỹ, trước khi rời ghế thủ tướng. Qua phần trình bày những kết quả đạt được, có 8 vấn đề được ông Phúc nêu lên để khoe thành tích, nhưng ông chỉ dám nói phân nửa. Còn một nửa khác của chính sách đầy sai lầm của chính phủ, gây tác hại lên đời sống nhân dân thì ông Phúc làm lơ.

Người ta thấy gì qua 8 vấn đề này?

Dân Sài Gòn gọi nhau, tụ tập nấu bánh tét gởi cứu trợ đồng bào nạn nhân lũ lụt Miền Trung, tháng 10/2020. Ảnh: Internet

Từ thiện cũng phải chuyên nghiệp

Rõ ràng là khi thiên tai hay khủng hoảng xảy ra, một mình nhà nước và những tổ chức liên hệ không thể lo xuể mà cần sự chung tay đóng góp và hỗ trợ của mọi người, mọi đoàn thể để không chỉ giúp đỡ các nạn nhân mà còn tạo sự cảm thông chung giữa những người ủng hộ và những người bị nạn.

Đó chính là nhu cầu ra đời của các đoàn thể xã hội dân sự và chính quyền phải có bổn phận tạo cơ hội để những đoàn thể này hoạt động hiệu quả, chứ không phải cấm đoán như Nghị Định 64.

Nước lũ ngập tràn vào nhà dân ở thành phố Huế, hình chụp hôm 17/10/2020. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP via Getty Images

Lũ lụt, người dân thua cả ‘con sâu cái kiến’ trong mắt CSVN

Trong thảm họa lũ lụt hiện nay, khi những nhân vật nổi tiếng như cô ca sĩ Thủy Tiên và nhiều tổ chức tôn giáo, xã hội dân sự được cộng đồng tin cậy trao tiền cứu trợ, nhà cầm quyền CSVN lại dựa vào nghị định bất nhơn 64/2008 để cấm người dân quyên góp, tổ chức các đoàn cứu trợ đưa tiền, hàng hóa, thực phẩm đến tận tay người bị nạn; yêu cầu những người hảo tâm đóng góp vào các quỹ xã hội của mặt trận! Các dư luận viên của đảng còn lên mạng gièm pha những người cứu trợ là “đánh bóng tên tuổi,” các cuộc vận động cứu trợ là “âm mưu của thế lực chống đối.” Thật là trâng tráo!

Ông Nguyễn Văn Nên, ứng viên duy nhất do Bộ Chính Trị giới thiệu, được "bầu" giữ chức bí thư thành ủy TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 với tỷ lệ 100% phiếu bầu (62/62 phiếu). Ảnh: Báo Dân Trí

Bầu cử lãnh đạo: Chính sách chống tham nhũng hay tạo phe cánh

Rõ ràng, để chống tham nhũng, chọn người hiền, đức làm lãnh đạo như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn thì hãy chọn cách bầu cử công khai, minh bạch và hãy bỏ lối mòn “đảng cử – đảng bầu.” Đồng thời, xây dựng hành lang pháp lý công bằng, nghiêm minh, chính sách cơ chế quản lý nhân sự chặt chẽ, cụ thể.

Ông Lê Đình Kình (trái) cùng dân làng Đồng Tâm quyết giữ đất đai của gia đình bị lực lượng công an đột nhập tư gia bắn chết rạng sáng 9/1/2020 và 2 người con Lê Đình Chức (thứ nhì từ trái), Lê Đình Công (thứ ba) bị kết án tử hình, và cháu nội Lê Đình Doanh bị án tù chung thân qua phiên tòa "bỏ túi" trơ trẽn 14/9/2020.

Từ nhà nước công an trị tới chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam

Phiên tòa xét xử 29 người dân ở Đồng Tâm vừa qua là một tấn kịch bi thảm, ngập máu và nước mắt của dân oan. Nơi quỉ dữ nhân danh “pháp luật” để thi hành thứ “công lý” của chúng. Trong đó, sinh mạng người dân là vật hiến tế.

Sự kiện Đồng Tâm làm cho nhiều người liên tưởng tới ký ức kinh hoàng của thời kỳ cải cách ruộng đất.

Nhiều người nói rằng, gốc rễ của vấn đề, căn nguyên của mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt là do bộ Luật Đất Đai đầy mâu thuẫn, xuất phát từ “mệnh đề” quái gở “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do dân làm chủ và Nhà nước đại diện thống nhất quản lý” được ghi trong Hiến Pháp của CSVN.

2/9/1945 – 2/9/2020: Có nhiều con đường để đi, nhưng đảng CSVN kiên quyết lựa chọn con đường tệ hại nhất

Không có một quốc gia nào là hoàn hảo trên thế giới này. Nhưng cái hay của những quốc gia tự do, dân chủ là người dân luôn luôn có quyền lên tiếng chỉ trích, phản đối, xuống đường biểu tình, báo chí truyền thông săm soi phê phán những người đứng đầu quốc gia và chính phủ hàng ngày, từ đó chính phủ biết mà điều chỉnh những sai sót để xã hội tốt đẹp hơn, quốc gia phát triển hơn nữa.

Nguyễn Xuân Phúc, Thủ Tướng CHXNCNVN: "Đây không phải dịp than nghèo, kể khổ" trong cuộc họp nghe các bộ, ngành báo cáo về công tác chuẩn bị cho "Hội nghị giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp" hôm 6/5/2020. Ảnh: Cuộc Sống An Toàn

Kết cục của cơn hoang tưởng xã hội chủ nghĩa

Ở thời điểm hiện tại, 50% khối dân doanh tư nhân vừa và nhỏ đã gần như hoàn toàn tê liệt. Người ta thấy một tình trạng phổ biến trên khắp mọi tỉnh thành là những trung tâm thương mại truyền thống vắng lặng, các con phố buôn bán đều tràn ngập biển báo ngưng kinh doanh, sang nhượng, cho thuê mặt bằng… Khối dân doanh, tư thương vừa và nhỏ tuy chiếm tỷ trọng không đáng kể trong nền kinh tế chính thức, xong lại là khối kinh tế đóng vai trò quan trọng trong vấn đề an sinh xã hội và việc làm.

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2018 ngoài khơi Hawaii, tháng 7/2018. Ảnh: Petty Officer 1st Class Arthurgwain L. Marquez/ U.S. Navy/ AP

Không tham gia RIMPAC có phải là một chọn lựa đúng?

Theo bản tin từ VOA cho biết “Việt Nam không có tên trong danh sách 10 nước đang tham gia cuộc Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm nay ở Hawaii, dù đã được mời. Hà Nội chưa thông báo lý do không tham dự RIMPAC – cuộc diễn tập chỉ diễn ra trên biển từ ngày 17 tới 31 tháng Tám và không có các sự kiện giao lưu trên bờ do các quan ngại về virus Corona.”

Nội dung bản tin làm nhiều người theo dõi tình hình Biển Đông hụt hẫng.

Một nam biên tập viên của VTV gọi người bán rong là "ký sinh trùng" trong một bản tin sáng 17/8/2020. Ảnh: VOA chụp màn hình VTV

Nghịch lý: Ký sinh khinh… vật chủ!

Sau những chỉ trích nhắm vào cá nhân biên tập viên, công chúng đã bình tâm hơn và đòi VTV phải nhận trách nhiệm. Ba ngày sau, Ban Biên tập Chương trình – không rõ là Ban Biên tập chương trình Bản tin Tài chính Kinh doanh hay cấp cao hơn là Ban Biên tập chương trình của Ban Thời sự – ngỏ lời xin lỗi “những người bán hàng rong và quý vị khán giả.” Còn VTV?

Dường như cơ quan này không xem đó là lỗi của chính mình nên các viên chức lãnh đạo VTV không thèm nói gì!