đảng cử dân bầu

Paetongtarn Shinawatra, lãnh đạo đảng Pheu Thai cùng chồng và con tại Bangkok, Thái Lan, ngày 14/05/2023. Ảnh: AP/ Wason Wanichakorn

Thái Lan: Dân chủ trở lại với những gương mặt đối lập trẻ

Trong cuộc bầu cử  Quốc Hội ngày 14/05, hai đảng đối lập chính tại Thái Lan Move Forwward và Pheu Thái đã giành thắng lợi áp đảo mở đường cho một liên minh dân chủ thay thế chính phủ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha do giới quân sự hậu thuẫn cầm quyền từ gần 10 năm nay.

Các ứng cử viên thủ tướng Thái: Paetongtarn Shinawatra (giữa), Srettha Thavisin (phải) và Chaikasem Nitisiri (trái) chào công chúng tại sân vận động the Thunder Dome Stadium, Bangkok, 5 tháng Tư. Ảnh: AFP

Từ chuyện bầu cử: Nhìn sang Thái Lan, ngẫm về Việt Nam

Chủ Nhật 14/5 này, người dân Thái sẽ đi bỏ phiếu để bầu chọn những người đại diện của mình vào quốc hội. Bầu cử này rất quan trọng không những cho đất nước và người dân Thái, mà còn ảnh hưởng đến địa chính trị vùng.

Trong nước, nếu đối lập Thái thắng, mà mọi dấu hiệu hiện nay đều cho thấy là như vậy, nền dân chủ tại Thái Lan sẽ được củng cố và đất nước sẽ đi qua một bước ngoặc mới. Hiến pháp Thái sẽ được viết lại, trong đó vai trò của quân đội sẽ giảm thiểu để củng cố chính trị và giảm thiểu nguy cơ quân đội khuynh loát.

Tứ trụ khóa 13. Ảnh: Internet

Bao giờ thì có nguyên thủ quốc gia đúng nghĩa?

Nguyên thủ quốc gia là vị trí quan trọng nhất trong bộ máy nhà nước. Nguyên thủ quốc gia là thân hình chính trị lớn nhất của một nước. Nguyên thủ quốc gia là bộ mặt của nhà nước. Nhìn vào nguyên thủ quốc gia biết trạng thái đất nước.

Đường phố Hà Nội trong ngày bầu cử 23/5/2021. Ảnh: Reuters

Lá phiếu cử tri nhìn từ cuộc bầu cử 23/5 ở Việt Nam

Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia Việt Nam loan tin có hơn 67 triệu cử tri cả nước đi bầu hôm 23/5, với tỷ lệ cử tri đi bầu hơn 98%(?)

Những nhà quan sát bầu cử nói với VOA rằng việc đi bầu thay, và bị “thúc ép” đi bầu rất phổ biến ở đất nước do đảng Cộng Sản lãnh đạo khi mà tình trạng “đảng cử dân bầu” đã thành lệ.

Ứng cử viên độc lập tự ứng cử vào Quốc Hội CSVN khóa 15, Giáo Sư Nguyễn Đình Cống bị chính thức từ chối vì lý do vu vơ “không đủ sức khoẻ” hôm 8/3/2021.

Tại sao gọi “tự ứng cử” là màn kịch?

Người ta không biết từ lúc nào đảng cho người dân có quyền “tự ứng cử,” tức không thông qua sự đề cử của các tổ chức, đoàn thể nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc. Và trên nguyên tắc người được đề cử và người tự ứng cử đều có quyền lợi giống nhau căn cứ theo luật bầu cử ban hành. Nhưng khổ nỗi, trong chế độ độc tài cộng sản, nhà nước vốn nổi tiếng nói nhiều làm ít, nói một đàng làm một nẻo hay nói mà không bao giờ làm. Cái quyền lợi mà đáng ra người tự ứng cử được hưởng rốt cuộc chỉ là chiếc bánh vẽ.

Trò “sinh con rồi mới sinh cha,” lập chính phủ và bầu chủ tịch Quốc Hội trước khi bầu đại biểu Quốc Hội là chuyện chỉ có ở xứ Việt Nam Cộng Sản. Trong hình, Việt Nam chuẩn bị bầu cử vào Chủ Nhật, 23/5/2021. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Việt Nam lại diễn trò bầu cử giả danh dân chủ

Vào Chủ Nhật, 23/5/2021, toàn dân Việt Nam, trừ trẻ em dưới 18 tuổi, lại phải sắm vai “cử tri” trong vở tuồng bầu cử vừa vô duyên, vô ích, tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc mà mục đích chính chỉ là dựng lên các tổ chức bù nhìn, các con dấu cao su gọi là “quốc hội,” “hội đồng nhân dân” nhằm hợp thức hóa sự lãnh đạo độc quyền, độc tài của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trò hề “đảng cử, dân bầu” này diễn đi diễn lại đã nhiều năm nay, đã quá nhàm chán, nhưng tại sao đảng CSVN không hủy bỏ nó hoặc thay bằng một phương thức mị dân khác hấp dẫn hơn?

Ứng cử viện độc lập vào Quốc Hội CSVN khóa 15, Giáo Sư Nguyễn Đình Cống bị chính thức từ chối hôm 8/3/2021.

Ứng cử viên độc lập vào Quốc Hội CSVN GS Nguyễn Đình Cống vừa chính thức bị loại

Giáo Sư về hưu Nguyễn Đình Cống, một trong những người tự ứng cử vào Quốc Hội khóa XV, cho biết một hội nghị cử tri đã không tán thành đề cử ông với lý do ông đã lớn tuổi.

Giáo Sư Nguyễn Đình Cống cho biết hội nghị cử tri diễn ra hôm ngày 8 tháng Tư ở Hà Nội. Đây là một hội nghị được tổ chức rất chặt chẽ, gồm có 66 người do chính quyền chỉ định, chọn phát giấy mời đến họp, chứ không phải họp công khai rộng rãi cho tất cả.

Các cử tri bỏ phiếu ở Hà Nội vào ngày 20 tháng 7 năm 1997. Ảnh: AFP

Nhiều người Việt quan tâm bầu cử ở Mỹ nhưng thờ ơ chuyện bầu bán ở nhà!

Mấy tuần qua, mạng xã hội tràn ngập bình luận, hình ảnh của hai ứng cử viên Tổng Thống Mỹ. Một người thuộc Đảng Cộng Hòa là đương kim Tổng Thống Donald Trump. Một người thuộc Đảng Dân Chủ là cựu phó Tổng Thống Joe Biden.

Trong khi đó, sinh hoạt đại hội đảng tại các địa phương bầu chọn những người đi dự đại hội đảng toàn quốc vào đầu năm tới nhằm bầu ra các chức vụ lãnh đạo trong nước dường như im ắng trên mạng xã hội.

Đại biểu Quốc Hội Phan Thị Hồng Xuân (Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM) đề nghị mạnh tay với người nhập cư xả rác, đưa họ về nơi cư trú, vì “sống ở đô thành không quen.” Ảnh: Báo Pháp Luật Việt Nam, 16/7/2019

Làm thế nào để Quốc Hội là của dân chứ không phải gần dân?

Muốn Quốc Hội là Của Dân thì điều đơn giản đầu tiên là ĐBQH phải Của Dân. Cho nên, câu hỏi làm thế nào Quốc Hội trở thành Của Dân dẫn đến bài toán làm thế nào để ĐBQH là Của Dân.

Đến lượt mình, muốn giải quyết bài toán ĐBQH là Của Dân thì ĐBQH phải được Dân tự nguyện bỏ phiếu lựa chọn.

Chống tham nhũng chỉ là màn kịch

Với những khối tài sản kếch xù, biệt phủ, villa hàng chục triệu USD, nhưng các quan chức khai nguồn gốc nhờ buôn chổi, chạy xe ôm, nấu rượu, làm bánh kẹo… dù ai cũng thấy đó là sự vô lý đến cùng cực, nhưng pháp luật thì lại không có chế tài để xử lý. Vì vậy, có thể thấy Luật phòng chống tham nhũng tại Việt Nam chỉ là hình thức.