điện mặt trời

Một dự án điện gió tại tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Reuters

Các địa phương ‘đua’ xin bổ sung điện gió vào quy hoạch và bài học ‘điện mặt trời’

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên – Môi Trường, khi trả lời RFA, nhận định:

“Giống như cuộc chạy đua giữa các nhà đầu tư, ai có được dự án trước sẽ đầu tư sẽ vận hành trước và sẽ có lợi nhuận trước. Chính vì vậy các nhà địa phương phải chạy đua, phải tìm mọi cách để dự án của mình được phê duyệt.”

45% polysilicon trên thế giới được sản xuất tại Tân Cương, Trung Quốc. Nguyên liệu chính của pin mặt trời rất có thể thấm nhiều mồ hôi và máu người Duy Ngô Nhĩ. Ảnh minh họa. © Wikipedia

Mỹ trừng phạt các công ty ở Tân Cương: Giữa kỳ vọng nhân quyền và thực lực kinh tế

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden chủ trương gây áp lực mạnh với Trung Quốc trong lĩnh vực nhân quyền. Xâm phạm nhân quyền trầm trọng tại vùng Tân Cương, đặc biệt với chính sách hủy diệt có hệ thống sắc tộc Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, theo cáo buộc của giới bảo vệ nhân quyền, là hồ sơ nhức nhối hàng đầu.

Ngày 23/06/2021, chính quyền Mỹ ban hành một loạt các biện pháp trừng phạt nhắm vào một số công ty Trung Quốc liên quan đến pin mặt trời hoạt động tại Tân Cương, bị cáo buộc “cưỡng bức lao động.” Đây được coi là loạt trừng phạt đáng kể đầu tiên nhắm vào ngành công nghiệp điện mặt trời của Trung Quốc, vì các xâm phạm nhân quyền. Loạt trừng phạt này cụ thể ra sao? Đâu là các giới hạn?

Tổ hợp năng lượng tái tạo điện mặt trời và điện gió ở Ninh Thuận. Ảnh: Báo Khoa Học và Phát Triển

Tại sao Việt Nam không nên phát triển điện hạt nhân bằng mọi giá?

Do tính chất phức tạp của các nhà máy điện hạt nhân, chính phủ Việt Nam có thể sẽ phải chịu gánh nặng kép, vừa là chủ sở hữu, vừa là người cung cấp tài chính cho các dự án đó. Tuy nhiên đối với các nhà máy điện khí, chúng có thể được đầu tư xây dựng và vận hành bởi các nhà đầu tư tư nhân hoặc nước ngoài, do đó giúp chính phủ không phải bận tâm về những vấn đề này.

Một nhà máy điện mặt trời tại tiểu bang California, Hoa Kỳ, chụp ngày 29/05/2020. Ảnh: Reuters

Chiến lược mới giúp Việt Nam phát triển điện mặt trời

Việt Nam là một trong những quốc gia có rất nhiều tiềm năng về điện mặt trời, do có nhiều nắng nóng. Phát triển các dự án điện mặt trời là một yếu tố quan trọng giúp chính phủ Việt Nam đạt các mục tiêu về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng lồng kính và giảm nhu cầu phát triển các dự án điện than mới. Thế nhưng, cho tới nay, việc phát triển loại năng lượng này vẫn gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là do vấn đề giá điện mặt trời.