định hướng xã hội chủ nghĩa

Lưỡi gỗ Nguyễn Viết Thông

Theo ông Nguyễn Viết Thông, so với đại hội 12, dự thảo báo cáo chính trị có nêu lên phần quan điểm chỉ đạo là một trong “những điểm mới nổi bật.” Quan điểm mà ông Thông cho rằng nổi bật này chỉ đạo phải kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên định tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của đảng!

Chuyện này đảng cũng đã nói hàng chục năm qua, nghe mãi hoá nhàm. Nhưng trong đảng cũng như ngoài nhân dân chưa ai thấy chân trời xã hội chủ nghĩa ở nơi nào, trong lúc TBT Nguyễn Phú Trọng cũng có lúc băn khoăn về con đường còn mù mịt…

Một phiên họp của trung ương đảng CSVN. Ảnh: Internet

Để phục hồi nền kinh tế

Mới đây trên báo Quân Đội Nhân Dân, người ta đọc thấy một lời khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng “phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn đúng đắn của Việt Nam.” Dùng một khái niệm mơ hồ để định hướng cho một nền kinh tế muốn vươn ra thế giới, các nhà lãnh đạo cộng sản ngày nay rõ ràng là vẫn chôn mình trong pháo đài ảo tưởng.

Phùng Hữu Phú, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương đảng CSVN. Ảnh: Thanh Niên

Đường đi không đến

Thực tế ĐCSVN đã biến chất thành một tổ chức tội phạm mafia, thao túng toàn bộ tài nguyên quốc gia để làm giàu cho túi tiền của một số quan chức lãnh đạo, sử dụng súng đạn và nhà tù để trấn áp và tiêu diệt những ai có thể cản trở con đường nắm quyền và nắm tiền của họ.

Nhưng trước khi tìm hiểu thêm, cần xét ngọn ngành, cái mô hình lai tạp mà Việt Nam đang áp dụng, con đường thâu tóm tuyệt đối quyền lực và tài nguyên mà ĐCSVN đã được sao chép của Trung Quốc, bản thân ĐCSVN không đủ trình độ để “sáng tác” ra một thứ lý thuyết hổ lốn như vậy.

Phùng Hữu Phú, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương đảng CSVN. Ảnh: Thanh Niên

Đại hội 13 chả có gì mới!

Cứ năm năm một lần, đảng CSVN tổ chức đại hội đảng. Họp hành nhiều nhất và ồn ào nhất trên báo chí có hai khâu chuẩn bị là tiểu ban văn kiện và tiểu ban nhân sự. Cả hai tiểu ban này nằm dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng.

Phong trào đọc và làm theo báo đảng

Trong vòng chưa đầy một tháng, nhờ ông Trần Quốc Vượng và Bộ Chính Trị mà Việt Nam tiến một bước khá dài từ thế kỷ 21 trở về giữa thế kỷ 20. Lần trước đảng CSVN tiếp tục khẳng định “phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã là tất yếu”. Lần này, xới lại và đẩy mạnh “phong trào mua báo đảng, đọc báo đảng”; răn đe, uốn nắn lại hội nhà báo quốc doanh.

Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư đảng CSVN. Ảnh: Bnews.vn

Hợp tác xã – nỗi ám ảnh của thế kỷ 20

Phản ứng của dư luận sau tuyên bố của ông Trần Quốc Vượng về mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhìn chung là tiêu cực. Ký ức về một thời đói ăn giữa một đất nước nông nghiệp vẫn còn là nỗi ám ảnh đè nặng trong tâm trí nhiều người dân.

Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư đảng CSVN. phát biểu trong hội nghị về công tác tổ chức xây dựng đảng hôm 25/12/2019. Ảnh: VTC News

Hợp tác xã đội mồ sống lại?

Bộ Chính Trị tiếp tục khẳng định kinh tế tập thể, hợp tác xã có vị trí và vai trò quan trọng trong kinh tế đất nước. Và quan trọng hơn hết, phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã là “xu thế tất yếu” và là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Nó phải được đem ra giảng dạy trong các học viện chính trị và trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Những lời lẽ dao to búa lớn ấy đã khiến cho dư luận quá đổi ngạc nhiên. Vì không ai có thể tưởng tượng được mô hình phản tiến bộ ấy lại được đảng CSVN đề cao, tiếp tục nuôi dưỡng, phát triển như một thứ của quý trong giai đoạn hiện nay.

Kinh tế Việt Nam sẽ qua mặt Singapore năm 2029?

Trong cuộc chiến mậu dịch Mỹ-Trung hiện nay, giới nhận định thời sự cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhờ giới đầu tư bỏ Trung Quốc qua Việt Nam. Cũng theo luồng nhận định đó, ngân hàng DBS của Singapore dự phóng là nền kinh tế Việt Nam có thể vượt qua Singapore vào năm 2029 nếu mức tăng trưởng của Việt Nam vẫn như hiện nay. Liệu có đúng vậy không?

Nền kinh tế mánh mung

Để có thể sống còn trong quỹ đạo quốc doanh là chủ đạo, quốc doanh buộc phải mánh mung với nhau và với nhà nước để lúc nào cũng ăn tiêu thoải mái với khối tiền ngân sách dồi dào từ trên rót xuống hay nhờ vào tiền đi vay thả dàn. Đó là lý do cắt nghĩa vì sao có những công ty nhà nước hoạt động thật rầm rộ nhưng ở trong tình trạng lời giả lỗ thật và vẫn sống dai dẳng từ năm này qua năm khác như một thách thức.

Sụp đổ! (Phần 2)

Thu không đủ chi, thâm hụt thương mại kéo dài, cạn kiệt dự trữ ngoại tệ, nợ công tăng cao… tương lai nào cho nền kinh tế?

Giải thể chế độ CS hay không để tiến bộ?

Nếu Đảng và nhà nước CSVN thực sự đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, thì họ đã phải thấy chính họ đang là cái đầu tàu chậm lụt làm trì cản sự cất cánh của đất nước.