đợt dịch thứ 4

Một con hẻm ở Hà Nội bị chính quyền dùng rào chắn chặn lại hôm 29/8/2021, để ngăn người dân ra đường nhằm chặn sự lây lan của virus Corona. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP via Getty Images

Chống dịch thất bại, Hà Nội muốn gì?

Những tưởng thời gian trôi đi, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ học được bài học thực tế, thay đổi kế sách để chống dịch Covid hiệu quả hơn, đồng thời bảo đảm cuộc sống tối thiểu của người dân. Nhưng tình hình chẳng những không được cải thiện mà ngày càng bi đát.

Nhà cầm quyền chẳng những không thay đổi biện pháp phòng chống dịch mà vẫn khăng khăng “chống dịch như chống giặc” làm cho dịch bệnh vượt ra ngoài tầm kiểm soát trong lúc đời sống của người dân ngấp nghé nạn đói, hệ thống y tế vượt quá khả năng không còn chịu đựng nổi và nguồn lực kinh tế của quốc gia cạn kiệt không biết làm thế nào hồi phục được.

Việt Nam có tỉ lệ bình phục thấp nhứt và tỉ lệ tử vong cao nhứt trong vùng. so với các nước trong vùng. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Tỷ lệ bình phục từ Covid ở Việt Nam quá thấp?

Một điều ngạc nhiên là trong trận dịch này, tỷ lệ người nhiễm và bình phục ở Việt Nam chỉ 55%, rất thấp so với trung bình thế giới (~90%).

Con số tử vong ở Việt Nam, tính đến nay (4/9/2021), đã lên đến 12.793 người. Ở Thái Lan, con số tử vong là 12.631 người, nhưng Thái Lan có số ca nhiễm cao gấp 2 lần Việt Nam. Do đó, bị nhiễm covid ở Việt Nam xem ra có nguy cơ chết cao hơn Thái Lan rất nhiều.

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính hôm 29/8/2021 phải thú nhận thất bại với các biện pháp "chống dịch Covid như chống giặc" và "xác định sống chung lâu dài với dịch!" Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Thủ Tướng Phạm Minh Chính đã thấy… quan tài nhiều quá

Như vậy Thủ Tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo đảng đã phải nhìn thấy 13 ngàn quan tài mới đổ lệ và ngộ ra sự thật. Quá đau thương cho những người qua đời vì sự u mê của những người nắm quyền lực tuyệt đối trong tay giữa thời kỳ cần đến những khối óc sáng suốt, có khả năng ứng phó với những tình huống có thể làm suy sụp đất nước.

Quân nhân trang bị AK-47 canh gác một trạm kiểm soát trong ngày đầu tiên của đợt siết chặt phong tỏa "chống Covid" tại Sài Gòn, Việt Nam, ngày 23/08/2021. Ảnh: Reuters - Stringer

Quốc khánh, quốc tang

Hôm nay, là ngày quốc khánh nhưng cũng đồng thời là ngày chết của ông Hồ. Ngẫm thấy, cái chết của ông Hồ nếu nó không phải là sự tình cờ biếm nhạo của Tạo Hóa thì nó quả thực là một sự ẩn ý nghiệt ngã của Đinh Mệnh cho quốc gia này. Hôm nay (2 tháng Chín, 2021), 76 năm trước là ngày khai sinh của thể chế độc tài CSVN. Sức mạnh vô nhân xưng tàn bạo của nó đã đè bẹp những tiếng nói phản kháng, những đòi hỏi Công Bình, những tiếng nói Tự Do. Nó dẫm đạp lên những giá trị Nhân Quyền hay Đạo Đức. Thay vào đó là những thứ giả hình và cổ súy cho dục vọng, vô lương.

Dùng quân đội "đi chợ hộ" cho dân - một thất bại thảm hại của nhà cầm quyền sau vài ngày ngắn ngủi. Ảnh: Internet

“Thất bại kép” và cuộc cướp bóc cuối cùng của CSVN

Rất có thể, cả ông Vũ Đức Đam, ông Nguyễn Thành Phong và hàng loạt các quan chức miền Nam sẽ trở thành dê tế thần cho những chính sách phòng chống dịch bệnh yếu kém và sai lầm của Hà Nội dẫn tới “thất bại kép” thảm hại. Không chỉ có khủng hoảng y tế, khủng hoảng kinh tế xã hội đang diễn ra cùng một lúc, Hà Nội đang đối diện một thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất kể từ nạn “thuyền nhân” sau 1975 tới nay đang diễn ra ở 19 tỉnh thành phía Nam mà nguyên nhân một phần lớn do sự yếu kém, nhũng lạm và cực kỳ vô nhân đạo của hệ thống chính trị.

Máy cung cấp oxygen (oxygen concentrator) nên có trong nhà - nhất là mùa dịch Covid-19, theo BS Wynn Tran. Ảnh chụp màn hình Youtube Dr. Wynn Tran Official

Nếu không làm được, hãy để người dân tự cứu mình

Tôi biết cũng còn đó những nhà báo và biên tập viên báo đài chính thống đang trăn trở với nỗi đau của đồng bào mình. Song lại có quá nhiều phóng viên và phát thanh viên sẵn sàng viết và nói những gì cấp trên nhét vào đầu và miệng của họ.

Qua bài viết ngắn này, tôi mong các báo chính thống cần nói nhiều hơn về sự thật, (thay vì tuyên truyền) vì điều đó có thể cứu rất nhiều mạng người!

Bạn tin ai, các bác sĩ đang chữa trị cho nhiều bệnh nhân Covid trong và ngoài nước, hay các quan chức chỉ nói vì chiếc ghế của mình?

Một cơ sở cách ly, chính quyền nói là biện pháp nhằm để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, khiến nhiều người bị đẩy vào đó lâm vào cảnh "lợn lành thành lợn què." Ảnh: Báo Tài Nguyên & Môi Trường

Bao nhiêu bệnh nhân Covid-19 chết oan?

Tỷ lệ người chết vì Covid ở Việt Nam là khá cao. Tại sao vậy? Một trong những nguyên nhân là có một số người bị chết oan.

Chết oan là khi bệnh nhân còn có thể cứu sống nếu được chữa và chăm sóc đúng mức, nhưng đã bị bỏ mặc hoặc bị đẩy vào tình trạng tồi tệ về điều kiện vật chất và đặc biệt là bị khủng hoảng về tinh thần.

Điều VTV không nói: Hơn 5.000 người đã chết vì Covid-19 ở Việt Nam

Nếu theo dõi thông tin về diễn biến dịch COVID-19 trên các bản tin hàng ngày của VTV trong suốt đợt dịch vừa qua, bạn sẽ thường xuyên được cập nhật thông tin về số ca nhiễm mới, số liều vaccine đã được tiêm, và số bệnh nhân đã khỏi bệnh.

Duy chỉ có một thông tin bạn sẽ không bao giờ được nghe: Số người tử vong. Bao nhiêu người đã chết vì COVID-19 mỗi ngày? Bao nhiêu người đã chết trong đợt dịch bùng phát nghiêm trọng hơn ba tháng qua?

Nhiều người dân phải ăn ngủ vật vạ ở lề đường tại khu vực giáp ranh thành phố Đà Nẵng, do bị chặn lại trên đường về quê Quảng Nam. Ảnh: Huy Đạt/Thanh Niên

Đà Nẵng sắp ‘đóng cửa,’ dân khổ vì ‘đi không được, ở không xong’

Báo Thanh Niên hôm 14/8 cho hay nhiều người đang rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan,” vì họ không đủ điều kiện qua chốt kiểm dịch ở vùng ven Đà Nẵng để về quê Quảng Nam.

Tình trạng này được ghi nhận trong bối cảnh nhà chức trách Đà Nẵng áp đặt lệnh dừng tất cả các hoạt động ở thành phố, thực hiện chính sách “cách ly tuyệt đối nhà với nhà” trong một tuần lễ kể từ 16/8, để chống dịch COVID-19.

Đưa quan tài người đã mất vào xe ở TP.HCM giữa đại dịch COVID-19, tháng 8/2021. Ảnh: HCDC

Sài Gòn, im lặng hay cất tiếng?

Mấy ngày nay, các trang mạng xã hội nổi lên hình ảnh thanh niên “shipper” (đi giao hàng) những hũ tro cốt, các hũ nằm lăn lóc, chồng chất trong một chiếc giỏ nhựa, hình ảnh này gây sốc với rất nhiều người. Và, người ta bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của tấm hình kinh động này thử nó là hình giả hay thật. Đáng buồn ở chỗ, nó thật, và sự thật này còn nấp bóng sau một sự thật khác đau lòng hơn! Tất cả mọi sự giấu giếm, dấm dúi của nhà cầm quyền trước bệnh dịch, chết chóc và đau khổ của người dân trong lúc này, lại là một nỗi đau khác.

Từng đoàn người di tản về quê lánh dịch Covid-19. Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Tôi cố bám lấy đất nước tôi

Xóm trọ Pouchen nơi tôi ở, hàng vạn người bị mất việc từ những đợt dịch thứ 2, thứ 3, lay lắt bám đất Saigon hy vọng dịch giã rồi cũng qua, công ty sẽ gọi họ lại làm việc. Nhưng càng đợi, càng hy vọng thì càng vô vọng. Người quay ra chạy xe ôm, phu hồ, người bán mớ rau con cá, vé số, ve chai… Nhưng rồi, khi cơn dịch lần thứ 4 tới, thì không ai còn công việc gì nữa. Nắm gạo cuối cùng nhiều người đã ăn từ tháng trước. Mọi người đắp đổi cho nhau từng nắm rau, bát gạo, gói mì. Rồi thì tất cả cũng hết!

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ Tịch UBND TP.HCM (phải) phát biểu trong hội nghị trực tuyến với các địa phương trên địa bàn hôm 5/8/2021 để triển khai gói cứu trợ lần 2 hơn 900 tỷ đồng của thành phố. Ảnh chụp trang VOV

Dân cần gói cứu trợ khẩn cấp

Người viết đề nghị lãnh đạo CSVN nên lập phương án trích ra một số tiền tương đương với 10% GDP để cứu trợ cho mọi người dân trên 15 tuổi mà không phân phối theo từng gia đình. Có như vậy mới thiết thực giúp cho những gia đình đông con có thể sống cầm cự từ đây đến cuối năm.

Theo con số của Tổng Cục Thống Kê, GDP của Việt Nam năm 2020 đạt 340 tỷ Mỹ Kim. Nếu lấy ra 10% tức 34 tỷ Mỹ Kim, tính ra tiền Việt Nam là 680.000 tỷ đồng. Số tiền này nếu chia đều cho 77 triệu dân trên 15 tuổi thì họ sẽ nhận được mỗi người gần 9 triệu đồng, tương đương gần 400 Mỹ Kim. Với 9 triệu đồng người dân có thể trang trải cuộc sống trong khi chờ tình hình sáng sủa hơn.