đợt dịch thứ tư

Các container hàng xuất khẩu được chất lên một chiếc tàu tại cảng Sài Gòn, Việt Nam, ngày 03/05/2020. Ảnh: AP - Hau Dinh

Tác động của đợt dịch Covid mới lên nền kinh tế Việt Nam

Những biện pháp hạn chế để phòng chống dịch cũng đã khiến số đơn đặt hàng mới sụt giảm nhanh hơn trong tháng thứ ba liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất từ 16 tháng qua. Cũng theo báo cáo của IHS Markit, tâm lý của giới doanh nghiệp trong tháng 8 cũng sụt giảm đến mức thấp nhất từ 15 tháng qua, do tính chất nghiêm trọng của đợt dịch lần này khiến nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng hoạt động của họ sẽ còn bị hạn chế hơn nữa.

Một người dân nhận hàng từ shipper qua hàng rào trong khu vực cách ly ở Hà Nội ngày 6/9/2021. Ảnh: Reuters

Dân nghĩ gì về cách chống COVID-19 của chính phủ?

“…Mấy ổng có cả năm trời học mấy nước khác chống dịch mà không chịu học, không chịu chuẩn bị vắc xin cho dân. Tiền dân đóng thuế, đóng vô quỹ vắc xin đâu hết rồi? Dân đói, dân bịnh, dân chết nhiều như vậy mấy ổng chịu trách nhiệm như thế nào?

Người ta nói lãnh đạo dốt, dân khổ. Tui thấy đúng quá. Đến lúc dân phản đối thì bắt người ta. Chống dịch bằng công an, bằng nghị quyết. Cách chống dịch đó không bao giờ thành công.” (Sư cô Diệu Hạnh)

Từng đoàn người dân trốn chạy TP.HCM đang bị phong tỏa dài hạn, trên đường đi bộ trở về quê xa tít tận Miền Trung! Ảnh: Internet

Những “thay đổi” đã quá muộn màng?

Theo quan điểm của người viết, “giãn cách xã hội” là biện pháp cực đoan cần thiết trong việc hạn chế việc lây nhiễm dịch bệnh song việc thực hiện phải có điều kiện. Điều kiện đó là nhà nước phải bảo đảm chuỗi cung ứng các mặt hàng nhu yếu phẩm, hỗ trợ nhân đạo cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, những lao động nghèo nhập cư không còn sinh kế. Ngoài ra, các bệnh tật khác cũng cần được chữa trị kịp thời. Trên thực tế, việc nhà cầm quyền CSVN chỉ máy móc áp đặt “giãn cách xã hội” mà hoàn toàn không đảm bảo các điều kiện trên là phi nhân tính và đẩy hàng chục triệu người vào con đường chết.

Tình trạng dân tình điêu đứng bởi lệnh phong tỏa. Ảnh trái: Các F0 nằm la liệt ở hành lang chờ đưa đi cách ly. Ảnh phải: Người dân xếp hàng chờ nhận đồ ăn các nhóm từ thiện. Nguồn: VNTB

Tin nổi không: 18.981 người mất việc, 47 người được nhận trợ cấp thất nghiệp

Chính vì vậy, ông Chủ Tịch HUBA Chu Tiến Dũng nhận định khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng nội địa ngày càng cao, do sự thiếu đồng bộ trong hệ sinh thái các chuỗi sản xuất cũng như thiếu đồng bộ và nhất quán về các chính sách của các địa phương. Điều này dẫn đến nguy cơ sau đại dịch thị trường trong nước của các doanh nghiệp sẽ bị cạnh tranh và có nguy cơ thu hẹp do các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh, lấy mất thị trường trong giai đoạn cách ly, phòng chống dịch.

Trong một thư ngỏ hôm 19/7/2021, Chủ Tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong thú nhận thành phố đang trong giai đoạn rất khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Ảnh: Vietnamnet

Khi lãnh đạo thành phố HCM lên tiếng

Đáng lý ra, lá thư của chủ tịch TP.HCM cần phải công bố sớm hơn, ít nhất là cách nay 10 ngày. Đó là khoảng thời gian mà các ca nhiễm mới trong vòng 1.000 trường hợp mỗi ngày. Nhưng tới nay, lá thư lại được công bố sau khi các ca nhiễm lên đến gần 4.000 ca một ngày và tổng số trường hợp nhiễm bệnh đã vượt qua mức 30.000, chỉ trong vòng một tuần.

Điều này phải nói là lãnh đạo TP.HCM nói riêng và Ban Chỉ Đạo Trung Ương nói chung đã đánh giá sai tình hình. Sự sai lầm này một phần do căn bệnh chủ quan, một phần do thiếu khả năng phán đoán tình hình và vì không quan tâm tới ý kiến của các chuyên gia y học về bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ Phan Xuân Trung phát động một chiến dịch bất tuân dân sự

Giữa giòng truyền thông về Covid-19 phát đi của nhà nước với thông điệp rất rõ: Phải sợ hãi và biết vâng lời, thì Bác Sĩ Phan Xuân Trung đang có những ý kiến khác biệt. Ông lên tiếng thường xuyên trên trang Facebook của mình khiến ngày càng nhiều người quan tâm, thậm chí các đài quốc tế cũng gọi phỏng vấn. Đơn giản, ông đòi hỏi những phân tích khoa học, và để đối phó với Covid-19 là những giải pháp khoa học, chứ không thiên về mệnh lệnh chính trị.

Với hơn 2 ngàn ca nhiễm Covid mới mỗi ngày, Sài Gòn đối mặt với nguy cơ hệ thống y tế sụp đổ

Sài Gòn, thành phố lớn nhất Việt Nam, đang trên bờ vực suy sụp về y tế khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tàn phá trung tâm chuỗi cung ứng và thương mại của quốc gia.

Từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát vào ngày 27 tháng Tư đến ngày 16 tháng Bảy, trên cả nước đã ghi nhận tổng số 40.558 trường hợp mắc bệnh.

Tính riêng trong tuần này, cả nước ghi nhận hơn 8 ngàn trường hợp dương tính mới, hơn 6 ngàn trường hợp là ở TP.HCM, và 1.500 trường hợp ở các tỉnh miền Nam.

Một điểm cách ly COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: Reuters

Covid-19 và phép thử cho các mô hình xã hội

Trước nay, các quốc gia độc tài thường luôn tự ca ngợi bản thân là mô hình xã hội và thể chế chính trị ưu việt. Nhưng sự “ưu việt” đó chỉ thể hiện ở khả năng đàn áp và bóc lột tàn tệ đám dân đen, nhưng thiểu năng, bất lực trước những vấn nạn xã hội, những thảm họa môi sinh, môi trường, dịch bệnh và xây dựng những hệ thống an sinh xã hội… Tất cả những điều này sẽ được thử thách ghê gớm.

Cách giải quyết dịch của nhà nước bất công đối với thành phần thật sự vô sản

Điều lo lắng cho hàng triệu người dân nghèo ở Sài Gòn là bữa cơm sống qua ngày. Cả hàng tháng qua bị dịch Covid-19, chính phủ khư khư ôm chặt túi tiền, không lo gì được cho những người cơm hàng cháo chợ, tay làm hàm nhai, lương làm hàng ngày chỉ đủ ăn từng bữa, những người lang thang không cửa không nhà!

Một số người may mắn được các nhóm thiện nguyện mời ăn ngày một bữa với tinh thần lá lành đùm lá rách, còn lại thì phải chịu đói.

Phong tỏa đường Phan Huy Ôn, sát bên hông chợ Thị Nghè (P.19, Q. Bình Thạnh, TP.HCM). Ảnh: Thanh Niên

Việt Nam: Cơn ác mộng mới chỉ bắt đầu

Chiều hôm trước khi thành phố bị phong tỏa, tôi thấy những khuôn mặt u ám thất thần của những đồng bào tôi trên phố phường Sài Gòn, một cụ bà bán vé số đứng ở ngã tư, mắt rưng rưng đỏ hoe, giọng run run khàn đặc, khẩn cầu “mua giúp ngoại, con ơi, sắp phong tỏa rồi, ngoại không còn gì để ăn.”

Có bao nhiêu kiếp người như thế ở mảnh đất này? Nhiều lắm, thành phố này đã cưu mang họ bao năm tháng. Sài Gòn chưa bao giờ phụ người tha hương. Nhưng giờ đây, Sài Gòn cũng đã kiệt quệ, đã chết dần và những lớp người tha phương ấy nhìn thấy kết cục thê thảm của họ ngày mai. Cảm giác nước mắt ầng ậc chực trào ra, niềm uất hận trào lên mặn chát vị máu. Những ngày tới, thực sự là rất thê thảm và cơn ác mộng mới chỉ bắt đầu.

Chống dịch Covid kiểu Việt Nam khác với thế giới như thế nào?

Giai đoạn đầu kiểm soát được dịch thì “tự sướng” quá lố, “nổ” vang trời, trong khi các quốc gia khác trong khu vực cũng kiểm soát tốt dịch, như Đài Loan chẳng hạn, còn tốt hơn, thì chả ai “ngất ngây” như vậy cả.

Bây giờ dịch bùng phát, thì lại rối loạn, làm toàn những chuyện quẫn, như tiếp tục cho bầu cử, thi cử tụ tập đông người, rồi chích ngừa, đi kiểm tra lấy giấy xét nghiệm âm tính – một cái giấy chỉ có giá trị 3-5 ngày là một việc làm vừa hành dân vừa vô nghĩa, và cũng lại chen lấn đông đúc lây nhiễm thêm…

Công nhân tại một khu công nghiệp ở TP.HCM. Ảnh: RFA

Nỗi khổ của công nhân trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư

Nhiều công nhân cho hay trong tình hình dịch bệnh lây lan, phải giãn cách xã hội, nhiều công ty, khu công nghiệp đóng cửa khiến nhiều người thất nghiệp. Do đó, để đảm bảo cho cuộc sống, dù có nguy hiểm vì dịch và cản trở vì Chỉ Thị 10 của UBND TP.HCM, họ cũng phải tiếp tục đến chỗ làm.