đột quỵ

Hành tung ẩn hiện và lò của ông Trọng & gian lận điểm thi trung học phổ thông

Trong chương trình Câu Chuyện Trong Tuần kỳ nầy, ba cựu tù nhân chính trị gồm Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Nhà Giáo Phạm Minh Hoàng và Anh Lê Sơn bình luận về: 1) Mục đích của thủ đoạn “lúc ẩn lúc hiện” của ông Trọng; 2) Bản chất thật của chiến dịch đốt lò của ông Trọng; và 3) Giải pháp đối với gian lận điểm thi trung học phổ thông.

Ông Michael Phuong Minh Nguyễn trước tòa trong vụ án cáo buộc nhóm ông nầy "âm mưu lật đổ chính quyền" hôm 25 tháng Sáu, 2019. Ảnh: Getty Images

Bản án “âm mưu lật đổ chế độ” thời công nghệ 4.0

Phiên tòa xét xử nhóm ông Michael Phương Minh Nguyễn hôm 26 tháng Sáu vừa qua, hoàn toàn là sự dàn dựng của bộ máy an ninh, vì mục tiêu củng cố quyền lực cho phe đảng sau cơn đột quỵ bất ngờ của ông Trọng tại Kiên Giang. Bản chất của việc kết án qua phiên tòa hoàn toàn là một vở kịch tồi, nói lên sự hoảng loạn của một thế chế đang bị người dân chán ghét, lãnh đạo bất lực trước những khó khăn kinh tế – xã hội chồng chất hiện nay.

Ông Nguyễn Phú Trọng tái xuất hiện ngày 21 tháng Sáu, 2019. Screenshot từ VnExpress

Nguyễn Phú Trọng bị chơi khăm?

Cho dù ông Trọng đã ‘tái xuất’ vào ngày 21 tháng Sáu để chủ trì họp Bộ Chính Trị, cái lối thoắt ẩn thoắt hiện của ông ta không thể khiến người ta bớt hoài nghi về việc Trọng có thể thực hiện chuyến công du Mỹ, và có thể cả Canada, một cách hoàn hảo bằng chính đôi chân của ông ta vào tháng Tám tới.

Nguyễn Phú Trọng lại biến mất, sắp có sóng dữ?

Buổi diễn “phô trương sức khoẻ bình thường” ngày 29 tháng 5 thông qua việc đệ trình Công Ước 98 trước Quốc Hội coi như đã thất bại. Thức thách kế tiếp là chuyến công du Hoa Kỳ. Nếu ông Trọng không thực hiện được chuyến đi này, trễ nhất là vào tháng 8, thì chắc chắn những cơn sóng ngầm trong nội bộ Đảng CSVN… sẽ biến thành sóng dữ.

Nguyễn Phú Trọng xuất hiện, lò nóng trở lại?

Hôm 14 tháng 5, truyền thông trong nước đã đồng loạt đưa tin và hình ảnh Tổng Bí Thư – Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trong cuộc họp “lãnh đạo chủ chốt” tại Hà Nội. Trong buổi họp, ông Trọng đã nhấn mạnh vẫn phải tiếp tục công tác chống tham nhũng, và còn phải làm mạnh hơn nữa. Phải chăng đây là một lời nhắn nhủ cho các phe đối nghịch của ông?

Hình ảnh truyền thông nhà nước công bố ông Trọng xuất hiện trở lại tối 14/5/2019, sau đúng một tháng vắng bóng. Ảnh: Getty Images

Ông Trọng khoẻ hay yếu có khác gì?

Thực sự, việc ông Trọng khoẻ hay yếu, sống hay chết, nếu chỉ có vậy, thì không phải là điều người dân Việt Nam quan tâm. Điều người dân Việt Nam quan tâm là cả cái đảng của ông Trọng sống hay chết. Bởi vì điều mà người dân mong ước là một cuộc sống ấm no trong một xã hội tự do dân chủ. Nhưng đó lại là điều mà cái đảng của ông Trọng không những không bao giờ có thể tạo ra cho người dân, mà ngược lại họ đang làm cho xã hội ngày một tệ hại hơn.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi ông Trọng vô năng?

Với tình hình sức khỏe như hiện nay, ông Trọng khó có thể tiếp tục đảm đang hai vai trò quan trọng là tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước. Đó là chưa kể đến những đối thủ của ông Trọng tìm cách gây “áp lực”, tạo ra những căng thẳng trong nội bộ, khiến ông Trọng có thể phải tự buông bỏ nếu muốn bảo toàn tính mạng.

Ông Đinh Thế Huynh, thường trực Ban Bí Thư, đột ngột phát bệnh và rời khỏi chính trường. Nay, ông Nguyễn Phú Trọng (trái), tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, cũng đột ngột phát bệnh. Mới đây, hôm 3 Tháng Năm, ông Trọng vắng mặt trong tang lễ ông Lê Đức Anh, cựu chủ tịch nước, dù ông Trọng là trưởng ban lễ tang. Ảnh: Na Son Nguyen/AFP/Getty Images

Ai kế vị Nguyễn Phú Trọng?

Ông Nguyễn Phú Trọng, khi nào ông tỉnh táo lại, nên chính thức cử người sẽ lên thay mình làm tổng bí thư và chủ tịch nước. Trong đám “cận thần” của ông Trọng bây giờ, không thiếu gì người nuôi mộng nắm một trong hai chức đó. Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Minh Chính, cho tới Ngô Xuân Lịch, Tô Lâm, ai mà chẳng hy vọng?

Các lãnh đạo và cựu lãnh đạo CSVN đến viếng tang lễ ông Lê Đức Anh tại Hà Nội, ngày 3/5/2019. Ảnh: Đảng bộ Tp.HCM (screenshot)

Nguyễn Phú Trọng ‘mất tích’ trong đám tang Lê Đức Anh, điều gì đang xảy ra?

Việc Trọng không có mặt tại lễ tang Lê Đức Anh có thể là cú châm ngòi cho cuộc đua quyền lực của giới quan chức cấp dưới chính thức khởi động theo dạng thức vết dầu loang và mau chóng bùng nổ. Ngay cả khi Nguyễn Phú Trọng còn tập quyền cá nhân, vẫn diễn ra những trận sát phạt khá ác liệt cho vị trí ‘lãnh đạo chiến lược’. Còn khi Trọng bắt đầu có dấu hiệu ‘xuôi tay’, chẳng còn gì có thể kềm giữ những trái tim nóng nảy và cái đầu lạnh toát nữa.

Ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thi Kim Ngân, chứ không phải ông Nguyễn Phú Trọng, dẫn đầu đoàn lãnh đạo và cựu lãnh đạo CSVN viếng tang lễ ông Lê Đức Anh tại Hà Nội, ngày 3/5/2019. Ảnh: Tuổi Trẻ

Ông Trọng đâu rồi?

Người dân đặt câu hỏi về sự vắng mặt hay gọi tên ông Trọng không phải là một chỉ dấu cho thấy sự yêu quý của họ đối với ông ta, mà chỉ vì tò mò muốn biết ông Trọng “bây giờ”… ra sao? Đằng sau sự mập mờ, nhập nhằng về tình hình sức khỏe của ông Trọng là một ván bài chính trị hay cán cân quyền lực chưa được định vị rõ ràng?

TBT Nguyễn Phú Trọng khi đi qua quan tài thi hài cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hai tay bắt ấn không khác gì phù thủy yếm quỷ, tháng 9/2018. Ảnh: Screenshot VTV

Chính quyền Việt Nam gián tiếp thừa nhận Nguyễn Phú Trọng ‘đột quỵ’?

Phải mất 11 hôm kể từ ngày 14/4/2019 khi ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng gặp nạn ở ‘căn cứ địa cách mạng gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’ tại Kiên Giang, chính thể độc đảng và luôn độc tôn bảo mật những tin tức nhạy cảm chính trị mới buộc phải thừa nhận tình trạng sức khỏe của ông Trọng là ‘có vấn đề’ mà đã khiến ông ta ‘mất tích’ hơn mười ngày qua.