Evergrande

Một dự án của Novaland tại quận 8, Sài Gòn. Ảnh: Kinh Tế Sài Gòn Online

Từ Hằng Đại sang Novaland – ngày tàn một phương thức kinh doanh

Số phận tương đồng của tập đoàn Hằng Đại bên Trung Quốc và Novaland ở Việt Nam có thể là điềm báo ngày cáo chung của một phương thức kinh doanh từng phát triển mạnh mẽ nhờ gắn liền với chính sách công hữu về đất đai ở hai quốc gia “cộng sản anh em.”

Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Tân Hoa Xã

Mùa đông đang đến!

Rất hiếm khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận những khó khăn mà họ gặp phải. Là một nhà kỹ trị, ông Lý Khắc Cường có những nhận định về bức tranh kinh tế Trung Quốc mang tính bản chất hơn những báo cáo đã được tô hồng bởi các cơ quan thống kê nhà nước. Sự thừa nhận khó khăn của ông Lý về triển vọng phục hồi kinh tế, cũng như các vấn đề mang tính cốt lõi liên quan đến đường lối phát triển của Trung Quốc Cộng Sản đảng trong nhiều năm qua rõ ràng là một điều cấm kỵ trong văn hóa chính trị của thể chế toàn trị như Trung Quốc.

Ảnh minh họa: Shutterstock

Bóng ma bong bóng bất động sản của Trung Quốc đang rình rập Việt Nam

Cú gục ngã ngoạn mục của Evergrande cũng là một lời cảnh báo đối với Việt Nam. Từ sự ưa chuộng bất động sản, đến thực hành bán trước các căn chung cư, đến việc quản trị công ty của các công ty phát triển bất động sản, Việt Nam đang có quá nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc chậm lại là do chính sách chống dịch cứng ngắc “zero-Covid.” Trong hình, người dân Trung Quốc xét nghiệm Covid-19 tại một tòa nhà có bảng quảng cáo về Asian Cup 2023 ở Bắc Kinh. Trung Quốc đã rút khỏi tư cách chủ nhà Asian Cup 2023 do virus Corona. Ảnh: Jade Gao/AFP via Getty Images

Trung Quốc, gã khổng lồ nhiễm bệnh

Covid-19 không phải là lực cản duy nhất của kinh tế Trung Quốc. Chuyên gia Singleton cho rằng mặc dù Covid-19 góp một phần vào những rắc rối ban đầu nhưng sự chậm lại của Trung Quốc là do “các vấn đề mang tính hệ thống, cấu trúc sâu sắc hơn nhiều.” Hai khối u mãn tính trong cơ thể kinh tế Trung Quốc là thị trường bất động sản và cục nợ trong ngành tài chính-ngân hàng.

Bao giờ ‘chuông gọi hồn …Vin’?

Từ cuộc sụp đổ Evergrande, nhiều chuyên gia kinh tế Việt Nam cũng đưa ra những khuyến cáo và phân tích dựa trên những chỉ số kinh tế “vĩ mô” về cơ cấu Nợ liên quan bất động sản của khối ngân hàng, các doanh nghiệp và sức khỏe nền kinh tế, v.v. Hầu hết những ý kiến đều cho rằng Evergrande là một bài học cho thị trường bất động sản Việt Nam, nhưng bức tranh tổng thể của Việt Nam vẫn đẹp, rất “hồng,” rất tiềm năng… Những nhận định lạc quan vốn dĩ thường trực trong não trạng của những “lãnh đạo” và các kinh tế gia xứ Đông Lào. Trong bối cảnh này, họ đều đồng ý với nhau rằng “Evergrande sụp đổ nhưng mặt trời vẫn tỏa sáng ở Việt Nam.” Có thật như vậy không?

Evergrande quá lớn để sụp đổ? Ảnh: ABC News

Dấu chấm hết mô hình tăng trưởng “đặc sắc Trung Hoa” sẽ tác động như thế nào đến “phiên bản nhái” Việt Nam?

Kịch bản thường được giới chóp bu Trung Cộng trong bối cảnh này lựa chọn là Nhà Nước sẽ tiếp quản tập đoàn sau khi đưa ngài chủ tịch họ Hứa lên giàn thiêu để xoa dịu cơn phẫn nộ của đám đông (và cũng xóa sạch tội lỗi của Evergrande trước khi nó được quốc hữu hóa) có lẽ chỉ là vấn đề thời gian. Cần nhắc lại là trước ông Hứa, rất nhiều tỷ phú, CEO các tập đoàn khủng của Trung Quốc đã biến mất chỉ sau một đêm. Sau ông Hứa, cũng sẽ có rất nhiều người như thế.