EVFTA

Các nghị viên Nghị viện Châu Âu (European Parliament) tổ chức hội thảo xem xét mức độ vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động Việt Nam sau hơn hai năm chính quyền nước này thực thi Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) ngày 28/02/2023. Ảnh: Youtube Việt Tân

Người lao động VN vẫn không có quyền thành lập công đoàn độc lập sau hai năm thực thi Hiệp định EVFTA

Ngày 1 tháng 8, 2023 tới đây sẽ đánh dấu 3 năm Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) giữa Liên Minh Châu Âu và Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.

Hơn hai năm qua, Việt Nam đã hưởng rất nhiều những ưu đãi từ các nước Liên Minh Châu Âu để thúc đẩy kinh tế. Ngược lại chính phủ Việt Nam vẫn chưa có một dấu hiệu cụ thể nào để thực hiện một số cam kết cải tổ bao gồm các vấn đề lao động, xã hội, môi trường và đặc biệt về nhân quyền và quyền lập công đoàn lao động độc lập.

Thậm chí chính quyền Việt Nam còn cố tình làm chậm trễ, hay nói rõ hơn là dùng nhiều phương cách để ngăn cản, không cho các cải tổ đó ra đời.

Các nghị viên Liên minh châu Âu tổ chức hội thảo xem xét mức độ vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động Việt Nam sau hơn hai năm chính quyền nước này thực thi Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) ngày 28/02/2023. Ảnh: Screenshot Cisco Webex

Nghị viên EU tổ chức hội thảo đánh giá nhân quyền Việt Nam sau hơn 2 năm thực thi EVFTA

Hôm 28/2, các nghị viên Liên minh châu Âu tổ chức hội thảo xem xét mức độ vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động Việt Nam sau hơn hai năm chính quyền nước này thực thi Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA). Các diễn giả lên tiếng báo động rằng việc vi phạm nhân quyền, quyền tự do nhóm họp và quyền của người lao động Việt Nam tiếp tục bị chính quyền vi phạm ở mức ngày càng tồi tệ, đồng thời hối thúc các nghị viên EU gây sức ép mạnh hơn đối với chính quyền Hà Nội.

Đại diện Việt Nam tại Đối thoại trực tuyến giữa EU và VN vào ngày 12/11/2021. Ảnh: RFA

EU đòi Việt Nam thực hiện các điều khoản của EVFTA về xã hội dân sự

Từ khi DAG Liên Âu được hình hành đầu năm nay, chúng tôi đã nêu lên nhiều trường hợp cá nhân bị đàn áp vì họ liên hệ với EVFTA. Chúng tôi không sống ở Việt Nam, nhưng chúng tôi hiểu rõ những áp lực và ép buộc mà họ phải chịu đựng. Nên chúng tôi đã mạnh mẽ áp lực cho từng trường hợp, áp lực công khai để đòi hỏi mở rộng không gian cho xã hội dân sự, vì chúng tôi nhận thấy đây là chìa khoá thúc đẩy nhà cầm quyền thực hiện các hứa hẹn khi ký kết EVFTA.

Hội thảo về "Quyền Tự Do Ngôn Luận và Truy Cập Mạng Xã Hội tại Việt Nam" hôm 7/10/2021 tại Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Ủy Ban Hỗ Trợ Việt Nam

Dân biểu, xã hội dân sự tại Đan Mạch lên tiếng vì quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam

Bà Marianne Vind, Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu của Đan Mạch, trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do sau buổi hội thảo:
“Chúng tôi đã có một số kết quả về quyền của người lao động, vì hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều công ước của ILO (Tổ Chức Lao Động Quốc Tế) hơn. Vì vậy, chúng ta đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng các công nhân trên khắp đất nước Việt Nam hiện không cảm thấy như vậy.

…Chúng tôi đang theo dõi những gì đang diễn ra ở Việt Nam, và nếu chúng tôi thấy những điều đi ngược lại với cam kết hoặc không đi đúng hướng, chúng tôi có thể liên hệ với Việt Nam và hỏi xem chuyện gì đang xảy ra. Chúng tôi có thể đưa ra những biện pháp. Và nếu vấn đề tồi tệ đến mức đạt ngưỡng, thì chúng tôi có thể chấm dứt các hiệp định thương mại.”

Không bỏ quên và không hy sinh Nhân Quyền cho Thương Mại

Việt Nam và Liên Minh Châu Âu đang nỗ lực hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn. Một hiệp định thương mại tự do [EVFTA} vừa bắt đầu có hiệu lực vào tháng Tám. “Không bỏ quên và không hy sinh Nhân Quyền cho Thương Mại,” Dân Biểu Liên Bang Đức Künast [Chủ Tịch Nhóm Dân Biểu về Quan Hệ với Khối ASEAN] cảnh báo.

Ảnh chụp bài viết của Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu Saskia Bricmont, thuộc đảng Xanh, trên blog của bà.

Lạnh xương sống với tình trạng nhân quyền ở Việt Nam

Đó là lý do tại sao tôi đã tập hợp hơn 60 nghị sĩ châu Âu để gióng lên hồi chuông cảnh báo và kêu gọi các cơ quan cao nhất của EU phải có hành động dứt khoát để bảo vệ người dân Việt Nam, đặc biệt những người có chính kiến độc lập, họ bày tỏ công khai những điều mà nhiều người khác không dám nói, và họ thể hiện sự phản kháng đối với chế độ độc tài.

Rất cần phải hành động khẩn cấp và tuyên bố các biện pháp trừng phạt, nhất là khi Đại hội đảng CSVN đang tới gần và chúng tôi lo sợ từ bây giờ cho tới đó nhà cầm quyền lại càng hà khắc, càng cứng rắn hơn.

Nghị Viện Liên Âu. Ảnh: Euractiv

64 Dân Biểu Nghị Viện Liên Âu kiến nghị EU đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền theo cam kết EVFTA

Hôm 25 tháng Chín, 64 Dân biểu của Nghị Viện Liên Âu đã ký chung một Thư Kiến nghị gửi đến Liên Minh Châu Âu (EU), nêu tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, trong đó có vụ Đồng Tâm và yêu cầu EU sử dụng các công cụ được quy định trong Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU – Việt Nam (EVFTA) để kích hoạt những thay đổi đáng kể và tích cực về nhân quyền ở Việt Nam.

Thư Kiến nghị được gửi trực tiếp tới ông Valdis Dombrovskis, Cao Ủy Thương Mại EU và ông Josep Borrell Fontelles, Đại Diện Cấp Cao EU, phụ trách Chính Sách Đối Ngoại và An Ninh kiêm Phó Chủ Tịch Ủy Ban Châu Âu. Thư đặc biệt chú trọng đến vụ Đồng Tâm và vụ bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.

Hội thảo Nhân quyền Việt Nam tại Đan Mạch 18/9/2020. Ảnh: Facebook Support Group for Human Rights for Vietnam

Hội thảo quốc tế vận động cho nhân quyền Việt Nam tại Đan Mạch

Globalt Fokus, nhóm các tổ chức phi chính phủ tại Đan Mạch và các hội đoàn gốc Việt vừa tổ chức một cuộc hội thảo về tình hình nhân quyền Việt Nam, đồng thời vận động chính giới Đan Mạch tạo thêm nhiều áp lực để Hà Nội đảm bảo quyền của người lao động trong việc thực thi hiệp định thương mại tự do EVFTA.

Ban tổ chức và các diễn giả buổi hội thảo với chủ đề "Nhân Quyền tại Việt Nam" tổ chức tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch hôm thứ Sáu, 18 tháng Chín, 2020. Ảnh: FB Việt Tân

Copenhagen: Buổi hội thảo về Nhân Quyền tại Việt Nam

Buổi hội thảo với chủ đề “Nhân Quyền tại Việt Nam” đã được tổ chức tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch hôm thứ Sáu, 18 tháng Chín, 2020. 

Ban tổ chức bao gồm Global Focus (hiệp hội qui tụ 80 tổ chức phi chính phủ ở Đan Mạch) và Nhóm Hỗ Trợ Nhân Quyền cho Việt Nam (trong đó gồm Hội Người Việt Tự Do tại Đan Mạch, Đảng Việt Tân và nhiều cá nhân quan tâm đến hiện tình đất nước và nhân quyền tại Việt Nam).

Hình chụp hôm 24/5/2019 tại một nhà máy may mặc ở Hà Nội. Ảnh: AFP

Sản xuất vải để hưởng lợi từ EVFTA và CPTPP: Bài toán nan giải cho Việt Nam!

Trong báo cáo “Dệt may Việt Nam: Tác động của COVID-19 và còn xa hơn nữa,” được công bố vào cuối tháng 6 vừa qua, nhóm nghiên cứu của MCSS ghi nhận yếu tố quan trọng nhất gây cản trở nằm ở khâu sản xuất vải, mà MCSS gọi là “nút thắt cổ chai” của ngành dệt may Việt Nam. Theo ghi nhận của MCSS, nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu ngành dệt may hiện vào khoảng 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc; trong đó 70% vải nhập khẩu phục vụ cho mục đích may xuất khẩu.

Ủy Viên Thương Mại EU Cecilia Malmstrom, Bộ Trưởng Thương Mại Rumani Stefan Radu Oprea và Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng trong buổi lễ ký kết hiệp định EVFTA tại Hà Nội ngày 30/6/2019. Ảnh: Reuters

Việt Nam phê chuẩn Hiệp Định Tự Do Thương Mại với EU

Quốc Hội Việt Nam hôm nay, 8/6/2020, với tỷ lệ biểu quyết tán thành trên 94%, đã chính thức phê chuẩn Hiệp Định Tự Do Thương Mại với Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư Việt Nam–EU  (EVIPA).

EVFTA sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi được phê chuẩn, trong khi đó, EVIPA còn phải chờ Quốc Hội các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn.

Phái đoàn Hoa Kỳ trong cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ, tháng 5/2018 tại Washington DC. Ảnh chụp màn hình VOA

Đối thoại nhân quyền có đem lại hiệu quả?

Một cách ghi nhận khác về nỗ lực của quốc tế trong vấn đề nhân quyền ở VN là, nếu không có những nỗ lực ấy thì tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN còn tồi tệ hơn nữa. Vì vậy, sự quan tâm của các nước, tổ chức quốc tế đến nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn cần thiết.

Tuy nhiên, giới hoạt động nhân quyền trong nước vẫn mong muốn hơn về một thái độ dứt khoát kèm theo điều kiện cụ thể của quốc tế.