Facebook

“Cá nhân Zuckerberg tự quyết định rằng Facebook sẽ tuân theo các yêu cầu của Hà Nội…,” báo Washington Post viết. Ảnh minh họa: Solen Feyissa/ Unsplash

Facebook bị tố tuân theo các yêu cầu của Hà Nội

Nhưng thay vì đặt một nền tảng cho sự tự do biểu đạt của người dân dưới chế độ độc tài, Facebook ở Việt Nam đã biến thành một sân chơi khá hổ lốn của những kẻ bị bệnh ái kỷ, tràn lan những hình ảnh, bài viết khoe khoang khoác lác về các món ăn, các chuyến du hí mà hiếm có những thông tin thật sự thiết thực và bổ ích. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam rất thích một mạng Facebook như vậy để lôi kéo người dân vào những chuyện phù hoa mà quên đi, mà xa lánh cái thực trạng tối tăm, oan khuất của cuộc sống, của đất nước.

"Tập Hồ Sơ Facebook." Trong ảnh: Mark Zuckerberg, CEO và là nhà đồng sáng lập Facebook (trái) và người tố giác, Frances Haugen, một cựu giám đốc sản phẩm của Facebook.

Chính ông chủ Facebook đã quyết định tuân thủ yêu cầu kiểm duyệt của CSVN

Người tố giác Frances Haugen, một cựu nhân viên Facebook, đã gửi cho Ủy Ban Chứng Khoán và Giao Dịch Hoa Kỳ – SEC – ‘Tập Hồ Sơ Facebook’ với hơn 10 ngàn tài liệu nội bộ của công ty mạng xã hội khổng lồ. ‘Tập Hồ Sơ Facebook’ dưới dạng biên tập lại đã được cung cấp cho Quốc Hội.

Một số tài liệu trong tập hồ sơ này liên quan đến quyết định của Facebook đồng ý thực hiện các yêu cầu kiểm duyệt của nhà cầm quyền CSVN, nhằm dập tắt các tiếng nói chỉ trích chính quyền độc tài.

Ảnh chụp bài báo đăng trên tờ Washington Post, 25/10/2021

Vụ chống lại Mark Zuckerberg: Người trong cuộc nói rằng, CEO của Facebook chọn tăng trưởng thay vì an toàn

Khi cân nhắc liệu có nên cho phép gia tăng kiểm duyệt ở Việt Nam hay không, một cựu nhân viên cho biết, đường lối của [Mark] Zuckerberg trong lĩnh vực tự do ngôn luận dường như liên tục thay đổi. Theo một người trong cuộc, Zuckerberg đã cảnh báo rằng, việc phục vụ cho một chế độ đàn áp có thể gây tổn hại đến danh tiếng toàn cầu của Facebook, Zuckerberg lập luận rằng, việc rút khỏi Việt Nam hoàn toàn sẽ gây tổn hại lớn hơn đến quyền tự do ngôn luận trên đất nước này.

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội không có giá trị bắt buộc thi hành

Hôm 17 tháng Sáu, bộ trưởng Bộ Thông Tin – Truyền Thông ra Quyết Định 874 về việc ban hành “Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Mạng Xã Hội.” Nhiều người bán tín bán nghi rằng vậy bây giờ người dùng mạng xã hội và các công ty mạng xã hội phải ứng xử theo bộ quy tắc này hay sao? Nếu vi phạm thì có bị phạt gì không?

Ảnh: FB Manh Dang

Người viết chịu trách nhiệm về lời bình luận của người xem?

Thế nên, quan điểm cho rằng chúng ta phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung của những lời bình luận của người khác trong bài viết của chúng ta đang là một thực tế.

Cho dù không là một luật sư, tôi vẫn không tán thành điều này. Điều mà tôi cho rằng trái với nguyên tắc ứng xử và không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, luật sư không thể quyết định được việc các bạn có phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không. Nhưng cơ quan điều tra thì có quyền đấy, và trong đa số trường hợp, quyết định của họ thường dễ được tòa án chấp thuận hơn.

Từ nguyên tắc “Ai làm nấy chịu,” chúng ta đang có một biến tướng của nguyên tắc ấy, “Quýt làm cam chịu.”

Các tập đoàn công nghệ của Mỹ đang ngày càng có được lợi nhuận cao ở thị trường Việt Nam nơi có hàng chục triệu người dùng nhưng cũng đang ngày càng làm người dùng "thất vọng" vì sự chấp hành tăng cao với yêu cầu của chính quyền trong kiểm duyệt thông tin. Ảnh: Reuters

Khi các đại tập đoàn công nghệ Mỹ ‘thỏa hiệp’ với chính quyền Việt Nam

Theo một báo cáo mới nhất do Ân Xá Quốc Tế công bố trong tháng này, Facebook và YouTube đã trở thành “những nơi săn lùng của các nhà kiểm duyệt, quân đội trên không gian mạng và những ‘dư luận viên’ do nhà nước bảo trợ.”

Các nền tảng này không những “để điều đó xảy ra” mà còn “đồng lõa” với chính quyền Việt Nam trong việc “kiểm duyệt và trấn áp trên quy mô công nghiệp” đối với sự biểu đạt ôn hòa trên mạng ở Việt Nam, vẫn theo tổ chức nhân quyền có trụ sở ở London, Anh.

Hình ảnh trang bìa báo cáo của Ân Xá Quốc Tế (AI) mới công bố, trong đó tổ chức này cáo buộc Facebook và YouTube “đồng lõa” với Việt Nam trong việc “kiểm duyệt và trấn áp trên quy mô công nghiệp” thông tin trên mạng. Ảnh: VOA

Amnesty International cáo buộc Facebook, YouTube ‘đồng lõa’ với kiểm duyệt ở Việt Nam

Facebook và YouTube đang “đồng lõa” với Việt Nam trong việc “kiểm duyệt và trấn áp trên quy mô công nghiệp,” theo một báo cáo mới nhất của Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) trong đó cáo buộc các công ty công nghệ khổng lồ này cho phép mình trở thành “những công cụ của các quan chức Việt Nam” và trước mong muốn của các chế độ độc tài.

Một người đọc báo tại một sạp báo ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Hiện trạng “báo hóa” trên mạng xã hội có dễ bị loại như ý chính quyền?

“Sau khi đã kiểm soát hệ thống báo chính qui thì bây giờ Nhà Nước Việt Nam bắt qua mạng xã hội bởi vì bây giờ đó là nguồn thông tin quá lớn. Nhà nước lúng túng khi thấy trào lưu truyền đạt mà nhất là những thông tin khiến dư luận chú ý.” (ký giả Bích Vi, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ)

Facebook bị Amnesty International chỉ trích mạnh mẽ vì thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam để được tiếp tục hoạt động tại thị trường đông dân này. Ảnh: Reuters/ Johanna Geron

Ân Xá Quốc Tế: Facebook đồng lõa với kiểm duyệt tại Việt Nam

Tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) báo động tình trạng các dịch vụ trên mạng của Facebook và Google đang trở thành nơi mà quyền tự do ngôn luận ngày càng bị xâm phạm một cách ngang nhiên, với việc các đại tập đoàn công nghệ số thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam để được tiếp tục hoạt động tại thị trường hứa hẹn này.

Báo cáo "Hãy Để Chúng Tôi Thở" của Ân Xá Quốc Tế đăng tải ngày 1/12/2020. Ảnh chụp trang bìa AI Report

Lên tiếng về việc Facebook, Google chấp nhận yêu cầu kiểm duyệt của Việt Nam

Ông Kleinman nói chúng ta phải làm tất cả những gì có thể, dùng tất cả những công cụ trong tầm tay để buộc các công ty này [Google và Facebook] phải tôn trọng nhân quyền. Cụ thể là tạo áp lực dư luận, giáo dục cư dân mạng để họ lên tiếng khi thấy công ty vi phạm nhân quyền, và vận động để có những quy định pháp luật buộc các công ty phải làm điều đúng.

“Chúng tôi không thể chỉ dựa vào ý định tốt của các công ty nữa,” ông kết luận.

Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông CSVN. Ảnh: Internet

CSVN cấm đăng tin báo chí trên mạng cá nhân

Rõ ràng là Nguyễn Mạnh Hùng và lãnh đạo CSVN đang tìm cách khống chế mạng xã hội tại Việt Nam. Một mặt, họ “ép buộc” công ty Facebook và Youtube phải ngăn chặn những bài vở, youtube clips phê phán những sai trái của chế độ, nếu không sẽ bị phong tỏa ở Việt Nam. Mặt khác, với Bộ Quy Tắc Ứng Xử Trên Không Gian Mạng sẽ được áp dụng vào đầu năm 2021 nhằm cấm các trang mạng xã hội cá nhân không được tán phát những tin tức, bài vở từ báo chí mà họ cho là bất lợi đối với chế độ.