Facebook

Facebook “quảng cáo” tự do ngôn luận. Ở Việt Nam, công ty hỗ trợ kiểm duyệt

Nhưng trong vài năm gần đây, công ty Facebook đã liên tục kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến ​​ở Việt Nam, để làm hài lòng một chính phủ chuyên đàn áp tự do ngôn luận, trước đe dọa sẽ bị đóng ở Việt Nam nếu Facebook không tuân thủ, theo tìm hiểu của báo Los Angeles Times.

Một người đang truy cập mạng xã hội Facebook. Ảnh: SCMP

Facebook nhắc khéo điều gì?

Thông điệp cũng nhắc rằng bài bị chặn, bị xóa ở Việt Nam, nhưng vẫn đọc thấy ở các quốc gia khác. Tức Facebook, bằng cách nào đó, đã nhắc đến việc cần sử dụng VPN (virtual private network).

VPN (*) là gì? Nói nhanh, vắn tắt, đó là một công cụ mã hóa, giúp bạn đi bằng đường hầm bí mật, thoát qua hệ thống kiểm duyệt ở Việt Nam, giấu tung tích của mình để là một người tự do và ẩn danh.

Chắc nhiều người đọc sẽ hỏi những loại nhu liệu này hợp pháp hay không? Xin nói rõ, đây là một thủ thuật tin học hợp pháp và được sử dụng trên toàn thế giới, để bảo vệ chính mình theo quyền bảo vệ riêng tư, cũng như bảo vệ chính bản thân mình trong thế giới có quá nhiều bất cập, đặc biệt từ các quốc gia độc tài.

Nhà cầm quyền CSVN áp lực mạng xã hội Facebook ngăn cản, gỡ bỏ, kiểm duyệt nội dung đăng tải của người sử dụng. Ảnh: REUTERS/Dado Ruvic

Việt Nam: Facebook bị ép kiểm duyệt bất đồng chính kiến

“Đây chưa phải là hồi kết của câu chuyện: Chính quyền Việt Nam sẽ đưa ra thêm các yêu sách khác trong tương lai và không chỉ đối với Facebook,” ông Sifton (Giám Đốc Vận Động Châu Á của Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền) nói. “Cách duy nhất để ngăn cản Việt Nam chấm dứt việc ép buộc các doanh nghiệp phải kiểm duyệt ngôn luận tự do là bảo đảm rằng họ [VN] phải trả giá về hành động đó.”

Cô gái bán rau. Ảnh: VOA trích xuất từ video trên YouTube của Linh Hoàng

Câu chuyện cô gái bán rau ở Bãi Cháy

Có lẽ chẳng riêng vợ tôi mà còn nhiều người ứa nước mắt khi xem cảnh một cô gái bán rau khóc, van – nài nỉ một người cũng là phụ nữ như cô… “thương cháu, tha cho cháu” vì… “cháu đã bị bắt rồi, cháu không có tiền, con cháu bé, đừng lấy của cháu nữa”…

Tuy người xem không có bất kỳ thông tin nào về cô gái bán rau nhưng ai cũng có thể đoán ra tại sao cô lại vi phạm qui định cấm tụ tập, hạn chế giao tiếp để ngăn chặn COVID-19 lây lan: Con cô đang đói!

Bộ Trưởng Bộ 4T Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu trong ngày ra mắt mạng xã hội Lotus 16 tháng 9, 2019. Ảnh: Cafef

Từ Gapo đến Lotus

Sự xuất hiện của mạng xã hội Lotus cho thấy Hà Nội chưa bao giờ từ bỏ quan điểm biến tư tưởng con người thành thứ có thể nhồi nắn tuỳ ý nhà cầm quyền. Nhưng Lotus có thể trở thành một thứ Weibo của chế độ hay không, người sử dụng mạng xã hội Việt Nam sẽ có cách trả lời. Chờ xem!

Ngày 5/6/1989, vào gần giữa buổi trưa sau hôm phong trào Mùa xuân Bắc Kinh của sinh viên bị chính quyền dìm trong biển máu, một người đàn ông, còn trẻ - về sau được báo chí quốc tế gọi là "Tank Man" đã đứng ra cản đường đoàn chiến xa quân đội Trung Quốc tiến vào quảng trường Thiên An Môn. Ảnh: New York Times

Facebook kiểm duyệt nội dung Thiên An Môn

Facebooker – nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải cho biết: ông  viết một status khá dài về sự kiện Thiên An Môn có kèm hình người bị bắn chết, ngay lập tức Facebook thông báo bài viết vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Ông bèn copy lại bài viết và post kèm theo hình “tank man” nổi tiếng, ngay lập tức FB thông báo bài viết vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Tình trạng tài khoản bị khóa ở Việt Nam và cách Facebook giải quyết

Cư dân mạng tại Việt Nam ghi nhận kể từ khi Luật An Ninh Mạng có hiệu lực từ đầu tháng 1 năm 2019 đến nay, tình trạng tài khoản mạng xã hội trên Facebook bị khóa và bị mất ngày càng nghiêm trọng. Thế nhưng, một số nạn nhân của vụ việc này than phiền rằng Facebook đã không giúp đỡ họ khi họ thông báo với Facebook tình trạng vừa nêu.

Biểu tượng của mạng xã hội Facebook. Ảnh: AFP

“Facebook bội tín và hãy tôn trọng khách hàng ở Việt Nam”

Việc cùng các NGOs gửi thư ngỏ đến Facebook vừa rồi, mới chỉ là bước đầu. Trong tương lai, chúng tôi sẽ phải thực hiện thêm hai bước nữa: gặp trực tiếp những người lãnh đạo của Facebook để trình bày cho họ thấy rõ là họ đang làm những điều gây nguy hại đến quyền tự do của các facebooker tại Việt Nam; thứ hai, chúng tôi sẽ vận động một số dân biểu và nghị sĩ tại Quốc Hội Hoa Kỳ tạo áp lực yêu cầu Facebook phải có một số những hành xử đúng đắn hơn để bảo vệ quyền tự do của các facebooker ở những quốc gia độc tài, trong đó có Việt Nam. (Ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân)

Facebook sẽ xây dựng lại nhiều tính năng với ưu tiên tập trung phát triển các nền tảng bảo vệ quyền riêng tư? Ảnh: Josh Edelson/AFP/Getty Images

Mark Zuckerberg: Không đặt máy chủ ở những nước đàn áp nhân quyền, chấp nhận bị chặn

“Mọi người muốn dữ liệu của họ được lưu trữ an toàn ở những nơi họ tin tưởng. Nhìn về tương lai của Internet và vấn đề quyền riêng tư, tôi tin rằng một trong những quyết định quan trọng nhất chúng tôi đã đưa ra là việc chúng tôi sẽ xây trung tâm dữ liệu và lưu trữ dữ liệu nhạy cảm của người dùng ở đâu”, ông Zuckerberg giải thích.

Biểu tượng của mạng xã hội Facebook. Ảnh: AFP

Facebook phản bác cáo buộc vi phạm Luật An Ninh Mạng của Việt Nam

AFP dẫn thông tin từ Đài truyền hình nhà nước Việt Nam (VTV) đưa tin hôm 9 tháng 1 cho rằng, Facebook đã không thực hiện yêu cầu của Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam, gỡ các trang được cho là kêu gọi các hoạt động chống chính phủ. Theo VTV, Facebook đã trì hoãn và thậm chí không xóa thông tin, tuyên bố thông tin không vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng…

Chính quyền Việt Nam đang yêu cầu Facebook và Google kiểm soát fake news nhưng nếu chính quyền là “nguồn” của tin giả thì ai kiểm soát? (Mạnh Kim)

Khi chính quyền là nguồn gốc của ‘fake news’

Thật khó có thể ngăn chặn fake news khi mà bản thân chính quyền, không chỉ không trung thực, mà còn tạo ra fake news, hay nói chính xác hơn là “fake news hóa” cho mục đích chính trị. Những cái chết hoặc tình trạng bệnh tật của các gương mặt lãnh đạo cao cấp luôn bị bưng bít hoặc được cung cấp tin giả.