GHPGVNTN

Tang lễ cố Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư ký kiêm Xử lý thường vụ Viện Tăng thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Người mặc áo cà sa không cạo trọc đầu là Giáo sư Lê Mạnh Thát, tức đại đức Thích Trí Siêu trước đây. Thầy Tuệ Sỹ và thầy Trí Siêu được xem là hai nhân vật uyên bác nhất của Phật Giáo Việt Nam. Cả hai bị bắt cùng ngày với hai bản án tử hình. Ảnh: FB Tho Nguyen

Niềm tin không thể bị xóa bỏ bởi sức ép bên ngoài

Đối với số đông khác thì cái chết của ông là một phát hiện mới. Từ đó, họ mới biết là ở Việt Nam còn có một Phật giáo khác.

Đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) của các hòa thượng Tuệ Sỹ, Huyền Quang, Quảng Độ… Tất cả các ông đều trải qua tù đày, quản thúc và bạc đãi, nhưng không chịu phản bội GHPGVNTN.

Giáo hội này khác với Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) không chỉ ở chỗ nó không rầm rộ với khẩu hiệu: “Đạo Pháp, Dân tộc và CNXH” mà còn bởi các ngôi chùa thanh bạch, luôn bị cô lập. Chúng khác hẳn những ngôi chùa sơn son thếp vàng, luôn đình đám, khói hương nghi ngút, người ra vào nườm nượp, tiền chảy như nước mà xưa nay dân chúng vẫn ngỡ là cửa Phật!

Một phái đoàn của an ninh, ban tôn giáo, chính quyền địa phương đến tìm trụ trì chùa Phật Ân, đòi tháo tấm biểu ngữ trong điện thờ và tất cả những gì có ghi danh tính của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ với hàng chữ Chánh thư ký, kiêm xử lý thường vụ, Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, tuy nhiên đòi hỏi nầy đã bị cự tuyệt một cách kiên quyết. Ảnh: Hòa thượng Thích Vĩnh Phúc

Tang lễ cố Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ vẫn diễn ra tốt đẹp dù an ninh gây khó khăn

Tang lễ của cố Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ, người đứng đầu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn diễn ra một cách bình thường mặc dù cơ quan an ninh có các động thái gây khó khăn.

Sáng ngày 29/11, nhục thân của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được đưa đi trà tỳ ở Đồng Nai, tro cốt dự kiến sẽ được rải xuống Thái Bình Dương theo di nguyện của ông.

Trang bìa cuốn sách ''Kỷ yếu tri ân Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ'' của Hội Đồng Hoằng Pháp, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (năm 2023). Ảnh: RFI (ảnh chụp màn hình)

Thiền sư Tuệ Sỹ – “Cọng lau nằm xuống mà đại ngàn rung chuyển”

“‘Rung chuyển đại ngàn'” tức là Rung chuyển cảm xúc. Mình cảm nhận được cái rung chuyển cảm xúc của toàn cõi mạng Việt Nam cơ. Mình có 4.900 bạn bè thôi, nhưng chưa bao giờ mình thấy là chưa bao giờ là ai cũng tìm cách nói về Ông, về cảm xúc mấy dòng, hoặc là trích mấy câu thơ của Ông. Có những người hiểu biết nhiều từ lâu rồi, họ viết những bài chia sẻ. Bài nào cũng hay, được chia sẻ rộng rãi. Mình nghĩ là không ai bảo ai, mà tại sao có một nghĩa cử văn hóa như vậy. Hóa ra là Ông nổi tiếng từ rất sớm…” (nhà văn Dạ Ngân, từ TP.HCM)

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ - Chánh Thư Ký, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ảnh: Hoằng Pháp

Thầy Thích Tuệ Sỹ viên tịch ở chùa Phật Ân, Đồng Nai

Vậy là người thầy lớn của Phật Giáo đã ra đi, lúc 16 giờ, ngày 24 tháng 11, 2023…

Nhưng từ hôm qua 23 tháng 11, giới đệ tử và các thầy thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) ở các tỉnh xa đã bắt đầu tập họp ở chùa Phật Ân, chờ đón chuyện cuối của đời người theo lẽ tự nhiên, hầu như ai cũng bình lặng nhưng đầy xót xa vào lúc Phật Giáo Việt Nam mất đi người thầy lớn cầm ngọn đèn soi đường, giữa đêm tối của niềm tin hôm nay.

Đại lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ - Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - viên tịch ngày 24/11/2023

Việt Tân kính tiễn biệt Đại lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

Việt Tân xin tiễn biệt Đại lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ và gửi lời chia buồn sâu sắc tới các thành viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ sẽ luôn được nhớ đến, không chỉ là một lãnh đạo tôn giáo nổi bật với các công trình nghiên cứu Phật học giá trị, mà còn ở tinh thần đấu tranh bảo vệ Phật Giáo tại Việt Nam.

Vì sao Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ bước ra nhận Phật sự, lại được ủng hộ?

Trong ngày cuối tháng 8/2022, ở Việt Nam xôn xao tin tức về sự ra mắt của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chính thức vào chức vụ Chánh Thư Ký – Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống. Bậc minh sư lâu nay ẩn danh đột nhiên xuất hiện ở lễ nhận di chúc, ấn tín, và khai ấn từ Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ khiến những người yêu Phật Giáo chân chính và tự do của Việt Nam đều vui mừng.

Tịnh Thất Bồng Lai. Ảnh: Thanh Niên

Câu chuyện ‘Thiền Am’: Lịch sử lặp lại

Để hiểu chuyện ngày nay, chúng ta cần phải biết chuyện quá khứ. Tương tự, để hiểu những gì xảy ra đối với Thiền Am, chúng ta cần phải biết những gì xảy ra đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và tu viện Bát Nhã.

Lễ bái giác linh của Đức Tăng Thống, sau khi đem về từ Đài hóa thân Đa Phước. Ảnh: RFA

Tang lễ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, những điều bây giờ mới kể (phần 2)

Riêng chuyện ai đến vì mục đích khác, đó là việc trong tâm của họ, mình không biết được. Nhưng hoan hỉ đón nhận là việc mình phải làm. Tôi cũng nhìn thấy người đến để dò xét, nhưng tôi cũng nhìn thấy những người đến bằng lòng thành để tưởng niệm một bậc chân tu. Là một người đi tu, tôi cũng như các thầy khác, cũng đón nhận với sự bao dung ở cửa Phật.

Hòa Thượng Thích Ngộ Chánh, trong tang lễ của Đức Tăng Thống. Ảnh: RFA/FB Nguyen Khanh

Tang lễ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, những điều bây giờ mới kể (phần 1)

Trải qua 3 ngày, đám tang của Hòa Thượng Thích Quảng Độ có vẻ như đã diễn ra rất êm ả. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Những gì được ghi nhận suốt 3 ngày tang lễ tại chùa Từ Hiếu, cho đến tận khi tiễn đưa ngài ở Đài hóa thân tại Đa Phước, Bình Chánh là những điều bất ngờ cần phải được ghi lại. “Mưu hèn kế bẩn” – đó là lời tóm tắt được coi là đầy đủ nhất, từ một Phật tử đã ở bên cạnh kim quan của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, khi chứng kiến tất cả. Nhưng vì mục đích là phải để tang lễ được suôn sẻ, hầu hết mọi người đều nhắc nhau im lặng, hành động im lặng.

Cuộc phỏng vấn bí mật Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ ở Sài Gòn

Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ trả lời cuộc phỏng vấn bí mật do Diễn Đàn Tự Do Oslo (the Oslo Freedom Forum), một diễn đàn cho Nhân Quyền, thực hiện.

Từ sau ngày 30 tháng Tư, 1975, Ngài đã bị nhà cầm quyền CSVN cầm tù, lưu đày hay quản chế với mục đích tìm cách biến Ngài thành “người câm và vô hình” trước công luận quốc tế… Nhưng ý chí đấu tranh cho tới ngày Việt Nam Tự do, Dân chủ và Hoà bình của Ngài cùng những hỗ trợ của thế giới đã đưa tiếng nói, đã truyền đạt tinh thần đấu tranh, tấm lòng bác ái của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ đi khắp năm châu.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ, tháng 7/2007. Ảnh: AFP

Thích Quảng Độ (1928-2020) – Những ngày tháng biến động

Tại sao Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị ngược đãi và nằm trong tầm ngắm chính quyền suốt từ 1975 cho đến ngày ông mất?

Đó là vì ông bất tuân hợp tác và kiên định không cúi đầu. Thái độ cứng rắn dứt khoát không khoan nhượng của ông là sự phản hồi trước sự đàn áp dữ dội của chính quyền đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) sau 1975…