giãn cách xã hội

Công an dỡ bỏ rào chắn một con đường ở Hà Nội hôm 21/8/2021 sau 2 tháng 'giãn cách xã hội.' Ảnh: AFP

Doanh nghiệp nước ngoài cảnh báo rời Việt Nam nếu chậm mở cửa lại

“Ít nhất 20% thành viên thuộc các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã phải chuyển một số hoạt động sản xuất sang quốc gia khác, vì các biện pháp giãn cách xã hội trong nước.”

Thông tin vừa nói được nêu trong bức thư chung gởi nhà nước của các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài bao gồm Thương mại Mỹ (AmCham), Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), Doanh nghiệp Hàn Quốc (KoCham) và Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN… Thư đồng ký gởi đến Chính phủ Việt Nam bày tỏ lo ngại về các biện pháp kéo dài giãn cách xã hội được áp dụng trên khắp đất nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19…

Một chốt kiểm soát ở Hà Nội. Ảnh: AP

Việt Nam sống chung với đại dịch như thế nào?

Các phân tích đã chỉ ra chính sách cứng rắn nhằm tiêu diệt hoàn toàn Covid-19 đã không còn phù hợp. Bởi vậy, cần cách tiếp cận thích nghi hơn, vừa chống dịch vừa đáp ứng nhu cầu sống tự nhiên của con người, đặc biệt trong điều kiện đại dịch có thể còn kéo dài không chỉ làm cạn kiệt nguồn lực, quá tải y tế mà còn làm tổn hại sức khoẻ tinh thần của người dân. Chiến lược thích nghi lâu dài cho phép vượt qua nỗi ám ảnh bởi những con số ca nhiễm bệnh và tử vong hàng ngày và tránh được những biện pháp hành chính cực đoan. Mục đích cuối cùng, đối tượng thực sự của chính sách phòng chống dịch là nhu cầu sống bình thường của người dân chứ không chỉ là vấn đề dịch tễ.

UBND TP.HCM hôm 17/8/2021 xin trung ương cứu trợ khẩn cấp 28.000 tỷ đồng và 140.000 tấn gạo để cứu đói cho số lao động nghèo dự kiến 1.580.100 hộ với khoảng 4.749.330 người. Ảnh Youtube

Khi dịch bệnh là kẻ tố cáo mạnh mẽ chế độ độc tài và phơi bày những sự thật

Nhà cầm quyền CSVN có một truyền thống xin tiền viện trợ, tranh thủ các nguồn tiền viện trợ cũng như vốn vay giá rẻ mà quốc tế dành cho các nước nghèo đang phát triển của WB, Oxfam, UNDP, UNICEF… nhưng số tiền này phần lớn bị tham nhũng và chi sai mục đích. Tuy vậy, giới chức CSVN thì rất giỏi bịa tạo ra những báo cáo đẹp đẽ và thế là tiền cứ được đổ vào những cái “hang chuột” không đáy nhiều thập kỷ qua. Thực sự khó tin rằng, những chuyên gia của các tổ chức này hoàn toàn không nhìn thấy vấn đề phía sau những bản báo cáo ngụy tạo đó.

Các nhà đầu tư Châu Âu tại Việt Nam nói sẽ rời Việt Nam nếu giãn cách kéo dài. Ảnh chụp Youtube VOA

Nhà đầu tư châu Âu báo động sẽ rời Việt Nam vì giãn cách kéo dài

Trong cuộc gặp trực tuyến kéo dài 4 giờ đồng hồ giữa lãnh đạo Hiệp Hội Doanh Nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các đại sứ châu Âu và Thủ Tướng Phạm Minh Chính, cùng giới lãnh đạo địa phương hôm 9/9, ông Cany (Chủ Tịch EuroCham) nói: “Nếu các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại tiếp tục kéo dài hơn nữa, các dự án đầu tư mới có thể gặp rủi ro và các công ty có thể xem xét di chuyển tới các nơi khác trong khu vực.”

Kiêu ngạo nằm trong nguyên nhân đại dịch vẫn hoành hành

Nếu xem xét kỹ những giải pháp mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương tại Việt Nam đã ban hành và thực thi, có thể thấy nguyên nhân tạo ra bất toàn và bất cập, khiến hậu quả của đại dịch ở Việt Nam trở thành trầm trọng là vì những viên chức hữu trách đinh ninh, cả họ lẫn các hệ thống của họ… vĩ đại!

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính hôm 29/8/2021 phải thú nhận thất bại với các biện pháp "chống dịch Covid như chống giặc" và "xác định sống chung lâu dài với dịch!" Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Thủ Tướng Phạm Minh Chính đã thấy… quan tài nhiều quá

Như vậy Thủ Tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo đảng đã phải nhìn thấy 13 ngàn quan tài mới đổ lệ và ngộ ra sự thật. Quá đau thương cho những người qua đời vì sự u mê của những người nắm quyền lực tuyệt đối trong tay giữa thời kỳ cần đến những khối óc sáng suốt, có khả năng ứng phó với những tình huống có thể làm suy sụp đất nước.

Các nẻo đường ở Sài Gòn đều vắng vẻ. Ảnh: Báo Người Lao Động

CSVN rối bời về chính sách an dân thời Covid

Như vậy rõ ràng chính sách “an dân” không thể tiến hành một mình chính quyền với những mệnh lệnh chính trị và vòng cây kiểng xung quanh. Những vết thương xã hội không thể băng bó chữa lành bằng những ông bà chức sắc trong Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Nông Dân, Hội Cựu Chiến Binh hay Tổng Liên Đoàn Lao Động, ngay cả huy động quân đội.

Cảnh mua bán trong một ngôi chợ truyền thống ở Hà Nội hôm 31/3/2021. Ảnh: AFP

Đã đến lúc Việt Nam “mở cửa kinh tế trở lại,” sống chung với dịch?

“Trước hết là phải tiêm vắc xin cho công nhân, cho những người làm việc trong nhà máy và đội ngũ viên chức. Trên cơ sở đó thì nên mở cửa để từng bước mở rộng giao lưu. Thứ hai là việc giãn cách nên chuyển sang chỉ giãn cách hẹp ở những khu có người mắc bệnh. Không nên giãn cách cả thành phố. Lại càng không nên giãn cách cả nước vì hiện có 14 tỉnh chưa ai mắc bệnh. Tôi đề nghị nên rút kinh nghiệm và sửa đổi. Thứ ba, nếu giãn cách thì phải thực hiện nghiêm và nên tổ chức việc cung ứng thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho người dân để hạn chế việc tiếp xúc và lây lan bệnh…” (TS kinh tế Lê Đăng Doanh)

Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Một số điểm cần khắc phục sau 3 ngày cách ly tuyệt đối

Rất nhiều điều phải nghĩ sau 3 ngày cách ly. Sau đây là một số điểm cần khắc phục trong giãn cách.

1. Sử dụng lại lực lượng shipper. Họ là những đội ngũ chuyên nghiệp, có công nghệ, biết công nghệ, biết công việc, biết đường sá, làm việc hiệu quả hơn bộ đội. Không ai bỏ quân thiện chiến để sử dụng tân binh. Bắt hàng chục ngàn shipper ngồi nhà, đã không sử dụng được đội quân vạn người giao hàng chuyên nghiệp, lại biến họ thành lực lượng phải cứu trợ. Cần tiêm vaccine cho shipper và đưa họ hoạt động trở lại.

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính. Ảnh: Thời Báo Kinh Tế

Đừng đặt cày trước con trâu

Không biết ông Phạm Minh Chính căn cứ vào số liệu nào và từ đâu mà đòi hỏi TP.HCM phải kiểm soát dịch trước ngày 15 tháng Chín? Đây gần giống như một chỉ tiêu phải đạt được của cấp trên mà không cần biết khả năng của một địa phương được điều hành bởi một bí thư gốc công an và một chủ tịch thành phố vốn lem luốc với những vụ án đất đai.

Mặt khác, Nghị Quyết 86 cũng còn là những chỉ thị mang tính mị dân của lãnh đạo cộng sản, trong trường hợp này là nhằm xoa dịu sự phẫn nộ cùa người dân trước những chính sách chống dịch sai lầm đưa đến hậu quả dịch bệnh kéo dài đến hôm nay.