Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Sư Thích Minh Tuệ trong một căn chòi tạm ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Tiền Lê/ Tiền Phong

Sao nhà cầm quyền sợ sư Thích Minh Tuệ?

Tại sao nhà cầm quyền phải sợ? Một vị hành giả đầu trần chân đất đội nắng đội mưa bộ hành trên đường thiên lý, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, ai cho gì ăn nấy, y phục chỉ là những mảnh vải bỏ đi ghép lại, một xu cũng không dính túi, buông bỏ mọi tiện nghi vật chất của trần gian thì có gì đáng sợ?

Sư Minh Tuệ không phải là nhà bất đồng chính kiến hay nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền. Sư không truyền bá một ý thức hệ nào đối lập với chủ nghĩa cộng sản. Trên đường vân du, ai thắc mắc gì thì ông trả lời bằng những câu nói giản dị, mộc mạc, chủ yếu khuyên người ta làm lành lánh dữ, ai nghe cũng hiểu, chẳng có gì cao siêu vì đã có sẵn trong đạo xử thế hàng ngàn năm của dân tộc Việt.

Sư Minh Tuệ được người dân vây quanh. Ảnh: screenshot trang 4K Watching

Đoàn theo Sư Minh Tuệ còn được tự do bao lâu?

Ông Thành Đỗ từ Pháp cũng đồng ý với nhận định này, ông cho rằng dường như Nhà nước muốn sử dụng sự kiện này để khỏa lấp những sự kiện ở thượng tầng của đảng và Nhà nước đang rối ren, nội bộ đấu đá nhau trước bàn dân thiên hạ.

“Việc người dân hướng hết tầm nhìn của họ vào hiện tượng sư Minh Tuệ làm cho Nhà nước giải tỏa được áp lực về cái nhìn của người dân đối với bộ máy đảng và Nhà nước.

Chính vì lý do đó có vẻ như họ cũng có một phần nào đó lợi dụng sự kiện này để đánh lạc hướng dư luận,” nhà nghiên cứu Phật giáo khẳng định.

Thượng Tọa Thích Thanh Quyết, cũng là đại biểu Quốc Hội Việt Nam, giới thiệu bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" (phía sau lưng ông) tại một buổi lễ mừng ngày sinh của Đức Phật tại Học Viện Phật Giáo ở Sóc Sơn, Hà Nội, hôm 10/5/2019. Ảnh VOA chụp màn hình VietNamNet

Một cổ 3 tròng: Câu chuyện hòm công đức của các sư quốc doanh

Căn nguyên đang gây tranh cãi kịch liệt giữa Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh và nhà cầm quyền CSVN là cái “thùng công đức.” Tiền công đức của những ngôi chùa, các di tích Phật Giáo nổi tiếng ở Việt Nam vô cùng lớn. Hàng năm số tiền công đức thập phương cho các di tích như Yên Tử có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng và trước nay thì nhà cầm quyền không hề quản lý nguồn tiền này. Trụ trì chùa và Giáo Hội hoàn toàn tự quyết định về nguồn tiền công đức khổng lồ đó.