HD 8

Rút tàu thăm dò địa chất, Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam?

Theo quan điểm của chuyên gia Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế, sau khi rút tàu Hải Dương 8 đi, Trung Quốc có thể sẽ đưa giàn khoan dầu vào khu vực Bãi Tư Chính. Tin tức từ hãng thông tấn Reuters cho biết, sau hơn ba tháng tiến hành thăm dò tại Bãi Tư Chính, hôm 24 tháng Mười tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam dưới sự hộ tống của ít nhất 2 tàu hải giám Trung Quốc.

Đô Đốc Philip Davidson, Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Ảnh: Mike Carpenter/SIGNAL

Bộ Quốc Phòng Mỹ lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam

Hãng tin Reuter dẫn lại tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Mỹ hôm 26 tháng Tám, 2019 có đoạn: “Gần đây, Trung Quốc đã sử dụng lại can thiệp cưỡng bức đối với các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam trên Biển Đông.” Bộ Quốc Phòng Mỹ nhấn mạnh rằng những hành động của Bắc Kinh hoàn toàn trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở và tự do, mà qua đó, các nước lớn nhỏ được đảm bảo an toàn chủ quyền, không bị uy hiếp,…

Tàu Hải Dương 8 quay trở lại Bãi Tư Chính hôm 13 tháng Tám, 2019. Ảnh: Internet

Đánh không, không đánh?

Cũng đừng vội mặc định là những người chống giặc là những người muốn chiến tranh. Tuyệt đối là không! Chính các lối nhịn nhịn, nhường nhường, nhượng nhượng, lùi lùi… mãi của Đảng CSVN mới là chủ trương và việc làm dẫn đến chiến tranh. Chính quan niệm sai lầm và hèn nhược, cho rằng nó mạnh hơn mình nên phải nhường phải nhịn để được yên lành. Tổ tiên mình, khi đuổi giặc, chẳng bao giờ nghĩ mình mạnh hơn nó, nhưng phải đuổi thì phải đánh thôi, chết cũng đuổi. Và chẳng thằng giặc nào hứng thú gây sự với mình nếu nó biết rằng nếu mình bể đầu thì nó cũng sứt trán.

Rút HD 8, Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam?

Trong chương trình Việt Nam 360 lần nầy, Luật Sư Nguyễn Văn Đài nhận định về: 1) Liệu Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8 để chuẩn bị bước xâm lược kế tiếp là đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Lãnh đạo CSVN cần làm gì để ngăn cản sự xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông? 2) Các uỷ viên trung ương đảng CSVN khoá 13 đã được ông Trọng “phê duyệt” hơn một năm trước khi Đại hội 13 khai diễn; 3) Nhìn thấy gì qua việc Thiếu Tướng công an Nguyễn Duy Ngọc bị tố cáo là một tác nhân gây ra cái chết cho ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ Tịch Ngân Hàng BIDV?

Sự hèn nhược của lãnh đạo CSVN

Tổ tiên chúng ta chấp nhận chiến tranh để bảo vệ đất nước. Cách bảo vệ đất nước tổ tiên của Đảng CSVN: là nhượng, nhịn, nhịn tối đa, nhịn để còn có cơ hội ngồi bàn tổ chức Đại Hội Đảng (Lời ông Tổng Bí Thư), nước mất cũng… kệ!

Hoạt động thăm dò địa chất của tàu Trung Cộng tại khu vực Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng Tám, 2019. Ảnh: Twitter - Ryan Martinson

Không ai có mưu đồ xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung Quốc*

Phải khẳng định rằng, hiện nay không ai có mưu đồ xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung Quốc. Và cũng chưa ai lấy được lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung Quốc. Từ đó mà xác định rằng Việt Nam không có kẻ thù nào ngoài Trung Quốc. Một thể chế mới cùng một chính sách mới về ngoại giao và quốc phòng mới có thể cứu Việt Nam không mất dần thêm lãnh thổ cho Trung Quốc.

Đông đảo người dân Hà Nội biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng hôm 10 tháng Sáu, 2018. Ảnh: Internet

Đừng ngậm máu phun người

Những bản án và những phiên toà mà tác giả Nhị Minh lấy làm dẫn chứng chỉ là sự dàn dựng do bàn tay phù thuỷ của đảng CSVN để khống chế người dân. Tờ Quân Đội Nhân Dân nên tập trung nỗ lực bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn bờ cõi, biển đảo mà Bắc Kinh đang đe dọa hiện nay, hơn là viết những bài vở xúc phạm đến lòng yêu nước của người dân Việt Nam trước hiểm họa phương Bắc.

Những người này biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu, và họ bị bỏ tù. Ảnh: VOA (web screenshot)

Nếu chính quyền tổ chức biểu tình rộng rãi phản đối Trung Quốc?

Một cuộc biểu tình công khai, và hơn thế là một cuộc biểu tình rộng rãi nhằm phản đối Trung Quốc do chính quyền phát động vào thời điểm này liệu có thành công? Đó là một ẩn số rất lớn trong cái phương trình hỗn tạp vừa là ‘đồng chí bốn tốt’ vừa giành giật miếng ăn dầu khí trong quan hệ Việt – Trung… Nhưng ngay trước mắt, kịch bản có vẻ chiếm ưu thế là tổ chức mít tinh trong… hội trường.