hệ thống chính trị

Tấm hình trích từ video định mệnh, quay cảnh Bộ Trưởng Công An Tô Lâm ăn thịt bò của Salt Bae - Thánh Rắc Muối. Ảnh: Twitter

‘Bò dát vàng’ – thuốc thử thối rữa

Trước, ông Tô Lâm từng giơ ngón tay cái khen chuyện “Salt Bae” – Thánh rắc muối nhún nhảy khi bê khay thịt, ưỡn ẹo lúc rắc muối lên miếng bò dát vàng, đút vào miệng Ủy Viên Bộ Chính Trị, Đại Tướng Bộ Trưởng Công An Việt Nam là… “number one” nhưng giờ, bắt chước Thánh rắc muối, làm… Thánh rắc hành như ông Bùi Tuấn Lâm là… không thể chấp nhận được! Tất cả những gì liên quan đến… Thánh rắc muối đều đã trở thành nhạy cảm vì nó tương đồng với phỉ nhổ vào các viên chức hữu trách ở Việt Nam.

Thứ Trưởng Bộ Y Tế Trương Quốc Cường bị truy tố liên quan vụ buôn bán thuốc trị ung thư giả tại Công ty VN Pharma. Ảnh: Đời Sống 365

Tham nhũng ở Việt Nam có phải do cơ chế?

Từ hiện tượng hàng loạt quan chức y tế bị xộ khám, có nhiều người đổ lỗi cho cái gọi là “thể chế y tế,” đưa những bác sĩ có trình độ cao, tay nghề giỏi lên giữ các chức vụ về quản trị như giám đốc bệnh viện, làm những công việc mà họ không được đào tạo để làm, không có kinh nghiệm và do vậy họ dễ phạm “sai lầm khuyết điểm,” lâm vào con đường tù tội và làm đất nước mất đi “những tài năng” quý giá! Có thật như vậy không?

Trước UBTV Quốc Hội hôm 16/9/2021, Bộ Trưởng Bộ Tài Chánh Hồ Đức Phớc (trong hình) đã lên tiếng báo động một sự thật đáng ngạc nhiên: "Ngân sách trung ương đang rất khó khăn, gần như không còn đồng nào.” Ảnh: Doanh Nghiệp & Đầu Tư

Ngân sách hết tiền?

Sự kiện ngân sách Việt Nam cạn tiền khi chỉ bị Covid-19 tấn công trong ba tháng của đợt dịch thứ tư quả là điều bất ngờ. Nhiều nước có thu nhập trung bình thấp tuy đã khốn đốn với nạn dịch kể từ tháng Ba, 2020 nhưng họ vẫn gắng gượng đối phó trong khả năng của mình. Trong khi ấy, Việt Nam được coi là quốc gia “thành công ngoạn mục” trong chính sách chống dịch từ tháng Ba, 2020 đến cuối tháng Ba, 2021 lại báo động là hết tiền. Sự kiện này đã khiến cho dư luận quan tâm với nhiều nghi vấn về “độ khỏe” của nền kinh tế Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới.

Độc quyền chính trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Chính trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta – Quá đúng!

Ngay cả trong những thể chế dân chủ hàng đầu như nước Mỹ với nền móng luật pháp vững chắc và hệ thống kiểm soát-cân bằng quyền lực mạnh mẽ hằng trăm năm nay, vậy mà cũng đang bị chao đảo trong thời gian gần đây do tin giả và sự xuống cấp của đạo đức. Điều này cho thấy sự quan tâm và hành động của tất cả người dân trong và ngoài chính quyền đều luôn cần thiết để xây dựng và bảo vệ một guồng máy vận hành tốt đẹp, hữu hiệu cho đất nước, bảo vệ thông tin trung thực và quyền tự do ngôn luận, phát huy và bảo vệ các giá trị đạo đức trong xã hội.

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng với câu nói: "Tiền bạc lắm làm gì,..." tại phiên họp đầu tiên của chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra hôm 11/8/2021. Ảnh chụp Báo Dân Trí

Quan chức chính phủ cần tiền hay cần danh dự?

Tại phiên họp đầu tiên của chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra hôm 11/8, ông Tổng Bí Thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã đọc một bài phát biểu khá dài, với một số nội dung đã được viết ở nhiều nơi trong các văn kiện đại hội 13 của đảng Cộng Sản.

Ở đoạn gần cuối bài, khi nói về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” ông Trọng nhắc lại một câu làm nhiều người để ý: “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu; danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”

Một điểm cách ly COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: Reuters

Câu chuyện cách ly mùa dịch tại Việt Nam

Số ca lây nhiễm Covid-19 vào ngày 26/6/2021, tức đúng hai tháng sau khi đợt dịch thứ tư bộc phát từ ngày 27/4, cả nước lần đầu tiên đạt kỷ lục 845 ca trong đó riêng tại TP.HCM lên đến 724 ca. Những biện pháp cách ly hay giãn cách dường như không còn mấy hiệu quả vì mầm dịch đã lan đầy trong xã hội.

Một khu vực bị cách ly ở Việt Nam trong nỗ lực "chống dịch như chống giặc" của nhà cầm quyền nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. Ảnh: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Việt Nam có nên tiếp tục “chống dịch như chống giặc”?

Cho đến nay tình hình lây nhiễm ở Bắc Giang, Bắc Ninh vẫn còn nghiêm trọng, hàng chục ngàn người bị đưa đi  “di tản” ra khỏi vùng dịch. Rõ ràng là cuộc chiến “chống dịch” không thể áp dụng máy móc như quy luật đánh giặc. Khi đánh giặc, người ta có thể hy sinh “tất cả” để giành lấy mục tiêu; nhưng trong phòng chống dịch, ưu tiên vẫn là sinh mệnh con người với biện pháp miễn dịch cộng đồng bằng vaccine chứ không chỉ là “cách ly” hay “phong tỏa” kéo dài, gây mệt mỏi và tốn kém cho người dân.