hệ thống tư pháp Việt Nam

LS Trần Hồng Phong: Những góc khuất của vụ oan án Hồ Duy Hải

Theo Luật Sư Trần Hồng Phong, chỉ cần có một trong những sai phạm đã được nêu ra trong phiên giám đốc thẩm là đủ để phải hủy án, nhưng cả 17 thẩm phán – hầu hết là tiến sĩ luật, đã bỏ qua hàng chục vi phạm nghiêm trọng chỉ để bác kháng nghị của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.

Chánh án Tòa Án Tối Cao Nguyễn Hòa Bình (đứng) chủ tọa phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải 6-8/5/2020. Ảnh: Internet

Thế sự đua nhau nói dại khôn

Yêu cầu chính đáng của nhân dân, của dư luận xã hội là xét xử công minh, không kết án oan người vô tội chứ không phải chỉ nhắm vào cứu Hồ Duy Hải khỏi dựa cột.

Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải còn sẽ được tranh luận “Thế sự đua nhau nói dại khôn,” tôi tin là nó sẽ để lại một vết nhơ trong lịch sử của tòa án và trong cả lịch sử dân tộc về một thời sự độc tài và kém trí tuệ lên ngôi, một thời mà lẫn lộn dại khôn, lẫn lộn tà chính.

Nguyễn Hòa Bình, Chánh Án Tòa Án Tối Cao, chủ tọa phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải từ ngày 6-8/5/2020.

LS Nguyễn Văn Đài: Vụ oan án Hồ Duy Hải kéo dài 12 năm do mục đích bao che và chính trị

Phân tích vụ oan án Hồ Duy Hải, Luật Sư Nguyễn Văn Đài cho biết phán quyết giám đốc thẩm hôm 8 tháng Năm, 2020 không có giá trị vì vi phạm luật pháp; và giải đáp các câu hỏi: Nguyễn Văn Nghị là ai? Tuyên bố “hội đồng thẩm phán toà án tối cao thừa nhận là trong quá trình điều tra, xét xử có một số thiếu sót, một số vi phạm, nhưng vẫn cho rằng không làm thay đổi bản chất của vụ án,” vô lý ở điểm nào? Gia đình và luật sư của anh Hồ Duy Hải có thể làm gì tiếp theo? và vì sao vụ án Hồ Duy Hải kéo dài hơn 12 năm?

Mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông cầm cán cân công lý. Ảnh: Tòa án tối cao

Khi chánh án là “vua”

Chẳng hiểu căn cớ làm sao mà Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam lại nảy ra ý muốn lấy ông vua Lý Thái Tông làm “tổ ngành” của mình và dựng tượng ông như biểu tượng của …Công Lý ở các tòa án các cấp, từ trung ương tới địa phương. Ý tưởng này thậm chí còn bị chính những cựu công chức cao cấp của chế độ cho rằng “dựng tượng vua để tôn kính thì được chứ để làm biểu tượng Công lý thì nực cười quá.”

Những điều “kinh dị” trong vụ án “trốn thuế” của Luật Sư Trần Vũ Hải

Vụ án kết buộc Luật Sư Trần Vũ Hải tội “trốn thuế” được giới luật sư đánh giá là “kinh dị” trong lịch sử tố tụng của ngành tư pháp Việt Nam. Có thể tóm tắt vụ án của Luật Sư Trần Vũ Hải như sau: Vợ chồng Luật Sư Hải mua 1 căn nhà, hai bên làm hợp đồng nhưng khai thấp hơn giá trị thực tế để nộp thuế thấp. Điều này ở Việt Nam 99% vụ mua bán đều như vậy. Thế nhưng vợ chồng Luật Sư Hải lại bị tố là trốn thuế, trong khi người đóng thuế phải là bên bán nhà.