hiểm họa Trung Cộng

Hải Quân Cambodia tại căn cứ Hải Quân Ream ở tỉnh Preah Sihanouk. Ảnh: Tang Chhin Sothy/AFP via Getty Images

Trung Quốc bành trướng thế lực ở Thái Bình Dương

Cuộc bành trướng thế lực Hải Quân của Trung Quốc ở vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương bỗng nóng lên trong tuần khi truyền thông tường thuật chuyện Bắc Kinh thiết lập những căn cứ Hải Quân và Không Quân mới trong một khu vực rộng lớn từ Vịnh Thái Lan đến các đảo Nam Thái Bình Dương nhằm mở rộng năng lực thi triển sức mạnh quân sự ra toàn cầu.

Một tốp lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream, Sihanoukville hôm 26/7/2019. Ảnh: Heng Sinith/AP

Các giới chức Tây Phương cho biết, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ Hải Quân tại Campuchia

Các giới chức Tây Phương cho biết Trung Quốc đang bí mật xây dựng một căn cứ hải quân ở Campuchia để sử dụng độc quyền cho quân đội của họ. Phương Tây cho biết, cả hai nước (Trung Quốc và Campuchia) đều phủ nhận tin tức vừa kể và thực hiện các biện pháp bất thường để che giấu việc xây dựng đó.

Các quan chức sứ quán Trung Quốc và Cam Bốt tại lễ khởi công cải tạo căn cứ hải quân Ream, Sihanoukville, Cam Bốt, ngày 8/6/2022. Ảnh: AP

Trung Quốc sắp có căn cứ Hải Quân tại Cam Bốt để khống chế phía Nam Biển Đông?

Hôm nay, 8/6/2022, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt cùng đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh đã làm lễ khởi công dự án cải tạo căn cứ hải quân Ream thuộc tỉnh Sihanoukville, nhìn ra Vịnh Thái Lan. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh báo chí Mỹ tiết lộ là Cam Bốt sẽ cho Hải Quân Trung Quốc sử dụng căn cứ này, điều mà cả Bắc Kinh lẫn Phnom Penh đều cực lực phủ nhận.

Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long thận trọng về việc coi xung đột Nga-Ukraine như một cuộc chiến giữa các nền dân chủ và các chế độ chuyên chế. Ảnh: Nikkei - Takashi Nakano

Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật

Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây đã có cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi xuất hiện tại Hội Nghị Tương Lai Châu Á hàng năm của Nikkei ở Tokyo.

Trò chuyện với Tổng Biên Tập Nikkei Tetsuya Iguchi, vị lãnh đạo đã chia sẻ suy nghĩ của mình về mọi thứ, từ tác động của cuộc xung đột Ukraine và lạm phát, đến các hiệp định thương mại và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Đại Học George Washington University hôm 26/5, rằng để đối phó có hiệu quả với cuộc cạnh tranh từ Trung Quốc, Mỹ phải tập trung đầu tư nâng cao năng lực của chính nước Mỹ, mở rộng liên kết quốc tế, và từ đó cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc trong công cuộc bảo vệ trật tự thế giới. Ảnh: Alex Wong/ Getty Images

Hoa Kỳ tái định hình cuộc cạnh tranh với Trung Quốc

Trong bài phát biểu khá dài của mình, Ngoại Trưởng Blinken trình bày một phương hướng mới mà ông tóm tắt trong ba chữ: Invest (đầu tư), align (liên kết) và compete (cạnh tranh). Theo quan điểm mới này, để đối phó có hiệu quả với cuộc cạnh tranh từ Trung Quốc, Hoa Kỳ phải tập trung đầu tư nâng cao năng lực của chính nước Mỹ, mở rộng liên kết quốc tế, đặc biệt là các liên minh về an ninh và đối tác về kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và từ đó cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc trong công cuộc bảo vệ trật tự thế giới.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. Ảnh: Facebook Việt Tân

Ngoại Trưởng Mỹ Blinken: Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài cho trật tự thế giới

Hôm 26 tháng Năm, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã có bài diễn văn trình bày chính sách của chính quyền Biden đối với Trung Quốc, cho thấy Hoa Kỳ vẫn tập trung vào mối đe dọa lâu dài mà Trung Quốc gây ra đối với trật tự quốc tế, ngay cả khi cuộc chiến ở Ukraine đang thu hút sự chú ý toàn cầu.

Ảnh: Reuters

Liên Minh Trung Quốc – Campuchia – Lào: Việt Nam đang trong tình thế nguy hiểm

Kể từ năm 2014, Moscow đã định hướng lại một phần đáng kể quân đội của mình để đối đầu với Ukraine, quân sự hóa Crimea, vũ trang cho lực lượng ly khai Donetsk và Lugansk, đồng thời gây dựng ảnh hưởng chính trị ở Belarus để cho phép đóng quân ở đó.

Trung Quốc dường như cũng đang theo một vở kịch tương tự ở Đông Nam Á và đang gia tăng đều đặn các lựa chọn quân sự đối với đối thủ địa phương chính của mình là Việt Nam.

Chỉ mấy tháng sau khi lên cầm quyền, dù bận rộn với việc chống dịch Covid-19 và nhiều vấn đề cấp bách khác, hôm 26/10/2021, chính quyền Biden đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN theo phương thức trực tuyến. Ảnh: Nicholas Kamm/ AFP via Getty Images

Trước hội nghị Mỹ-ASEAN, thử nhìn quan hệ Mỹ và Đông Nam Á

Tổng Thống Joe Biden đang nỗ lực khôi phục vị trí lãnh đạo và vai trò của Hoa Kỳ ở khu vực ASEAN. Đó là một phần trong chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương mà Washington đã công bố, trong đó xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của Hoa Kỳ.

Một buổi thượng kỳ ở Bắc Kinh, tháng 8/2008. Ảnh: Jerry Lampen/ Reuters

Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình trật tự thế giới mới như thế nào? (P1)

Trật tự thế giới đang sụp đổ, và ai cũng có ý kiến riêng về việc giải quyết tình trạng này. Một số người cho rằng Mỹ chỉ cần tái khởi động nỗ lực lãnh đạo trật tự tự do mà nước này đã giúp thiết lập từ 75 năm trước. Số khác nói rằng các cường quốc cần chung tay hướng dẫn cộng đồng quốc tế bước vào kỷ nguyên mới của hợp tác đa cực. Lại cũng có những người vẫn kêu gọi phân chia thế giới thành những vùng ảnh hưởng nhất định.

Điểm chung của tất cả các quan điểm này là giả định rằng quản trị toàn cầu là thứ có thể được thiết kế và áp chế từ trên xuống.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc tại một triển lãm về hàng không ở tỉnh Quảng Đông hôm 11/11/2018. Ảnh: Reuters

Trung Quốc tung máy bay chiến đấu tối tân tuần tra Biển Đông và nỗi lo cho Việt Nam

Trong lúc cả thế giới vẫn đang tập trung vào tình hình chiến sự tại Donbass, Ukraine, thì Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng cường sức mạnh và “khoe nanh múa vuốt” trên Biển Đông.

Truyền thông Trung Quốc mới đây vừa cho biết, các máy bay chiến đấu tàng hình của nước này đã bắt đầu hoạt động tuần tra trên các Biển Hoa Đông và Biển Đông trong khuôn khổ các sứ mệnh tập huấn thường kỳ.

Cờ Ukraine vẫn tung bay giữa hoang tàn đổ nát bởi bom đạn của quân xâm lược Nga. Ảnh chụp ở Borodyanka, hướng Tây Bắc thủ đô Kyiv, hôm April 17, 2022 (© Sergei Chuzavkov/ Getty images); đồ họa: Web Việt Tân

Nhìn Ukraine ngẫm chuyện ta: Đau và nhục*

Hầu như tất cả các trí thức tôi gặp đều có một thái độ rất giống nhau: Phải chấp nhận chứ không thể làm cách gì khác được. Theo họ, Trung Quốc bây giờ quá giàu và quá mạnh, Việt Nam không phải là đối thủ của họ. Chống họ, chỉ phí sức. Chắc chắn sẽ bị họ nghiền nát thôi.

Nói xong, người ta thở dài. Coi như mọi chuyện đã xong. Định mệnh đã được an bài.