Hội Đồng Nhân Quyền LHQ

Bảng hiển thị kết quả thông qua nghị quyết trong cuộc biểu quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về dự thảo nghị quyết tìm cách đình chỉ Nga khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ tại thành phố New York, ngày 7/4/2022. Việt Nam bỏ phiếu chống. Ảnh: AFP

LHQ đình chỉ Nga khỏi Hội Đồng Nhân Quyền do những ‘vi phạm’ tại Ukraine

Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc ngày thứ Năm 7/4/2022 đã đình chỉ Nga khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ vì các báo cáo về “những vi phạm và xâm hại nhân quyền trầm trọng và có hệ thống” gây ra bởi quân đội Nga xâm lược ở Ukraine.

Nỗ lực do Mỹ dẫn đầu được 93 nước biểu quyết ủng hộ, trong khi 24 nước chống và 58 nước bỏ phiếu trắng.

Hà Nội bỏ phiếu chống cùng với Bắc Kinh.

Đại Sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield, phát biểu trước Hội Đồng Bảo An, New York, Hoa Kỳ, ngày 5/4/2022. Ảnh: Reuters - Andrew Kelly

Liên Hiệp Quốc biểu quyết về việc khai trừ Nga khỏi Hội Đồng Nhân Quyền

Chiều ngày 07/04/2022, tại New York, 193 thành viên Liên Hiệp Quốc tham gia cuộc họp biểu quyết về đề xuất của Mỹ loại Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền…

Theo lời Đại Sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield, đây là một thông điệp mạnh mẽ cảnh cáo Matxcơva không thể vừa đánh trống vừa thổi còi, vừa vi phạm các quyền cơ bản của con người, nhưng đồng thời vẫn có tiếng nói trong Hội Đồng Nhân Quyền.

Phạm Đoan Trang. Ảnh: Adam Bemma/ Al Jazeera. Cáo trạng: Facebook Phạm Đoan Trang. Bìa sách: Green Trees

Nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc bác bỏ chứng cứ buộc tội Phạm Đoan Trang

Ngày 29/10/2021, nhóm chuyên gia nhân quyền độc lập của Liên Hiệp Quốc lên tiếng bác bỏ chứng cứ mà chính quyền Việt Nam dùng để buộc tội Phạm Đoan Trang “tuyên truyền chống nhà nước.”

Nhóm chuyên gia nầy phản đối việc chính quyền Việt Nam dùng các báo cáo tư liệu về tình hình nhân quyền để truy tố một nhà hoạt động.

Một khóa họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters/ Denis Balibouse

Mỹ trở lại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Trong phiên họp hôm qua tại New York, 168 trên tổng số 193 quốc gia bỏ phiếu thuận để Mỹ hội nhập trở lại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (HCR).

Tổ chức này bao gồm 47 thành viên bắt đầu hoạt động từ năm 2006, trụ sở đặt tại Genève, Thụy Sĩ. Các thành viên được bầu lại 3 năm một lần. Washington sẽ chính thức trở lại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc kể từ ngày 01/01/2022 cùng với 17 nước khác…

Tổ chức ACAT vận động kêu gọi trả tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam. Ảnh: RFA

Việt Nam và chính sách đối ngoại đặt nhân quyền làm trọng tâm của Hoa Kỳ

Trong thông cáo báo chí phổ biến vào ngày 24/2 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng Antony Blinken tuyên bố vấn đề nhân quyền được đặt là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Thông cáo ghi rõ Hoa Kỳ cam kết hướng tới một thế giới trong đó nhân quyền được bảo vệ, những người bảo vệ nhân quyền được tôn vinh và những ai vi phạm nhân quyền phải chịu trách nhiệm.

Trung Cộng, Nga và Cuba là những quốc gia không chỉ độc tài, gian ác mà còn là các quốc gia nổi tiếng chà đạp quyền con người, vừa được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ hôm 13/10/2020. Ảnh: Internet

Bầu kẻ chuyên đốt nhà vào ban chữa lửa

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu bổ túc một số nước vào Hội Đồng Nhân Quyền. Trong số những nước được bầu có Trung Cộng, Nga và Cuba là những quốc gia không chỉ độc tài, gian ác mà còn là quốc gia nổi tiếng chà đạp quyền con người.

Vậy quyền con người trên thế giới sẽ được bảo vệ ra sao?

Đây không chỉ là câu hỏi dành cho những nhà lãnh đạo thế giới mà còn cho chính mỗi công dân của Liên Hiệp Quốc, chúng ta muốn gì và phải làm gì trước nguy cơ nhân quyền căn bản bị các thế lực chính trị đen tối chôn vùi.

LHQ công bố báo cáo các trường hợp bị chính quyền hăm dọa và trả thù tại Việt Nam

LHQ vừa công bố bản báo cáo năm 2020 về các hồ sơ bị chính quyền hăm dọa và trả thù tại Việt Nam, theo đó có ít nhất 16 trường hợp liên quan đến việc chính quyền giam cầm, thu giữ giấy tờ tùy thân, thẩm vấn hoặc theo dõi từ năm 2019 tới nay.

Bản báo cáo trình cho Tổng Thư Ký LHQ về hăm dọa và trả thù đang được thảo luận tại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ trong phiên họp 45 diễn ra từ ngày 14/9 đến 6/10.

Các tổ chức Việt Nam và quốc tế gửi thư yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền LHQ điều tra vụ thảm sát Đồng Tâm và kêu gọi nhà cầm quyền trả tự do cho tất cả 27 cư dân Đồng Tâm bị bắt giữ tùy tiện trong cuộc tấn công trên.

Các tổ chức gởi thư yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền LHQ điều tra vụ thảm sát Đồng Tâm

Hôm nay, 25 tháng Hai, 2020, nhiều tổ chức Việt Nam và quốc tế, trong đó có Đảng Việt Tân, cùng đứng tên trong một thư chung yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc điều tra vụ thảm sát Đồng Tâm và đưa ra khuyến nghị qui kết trách nhiệm đối với các viên chức nhúng tay vào tội ác vi phạm nhân quyền thô bạo nầy.

Trong lá thư gởi bà Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các tổ chức cũng yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền kêu gọi nhà cầm quyền trả tự do cho tất cả 27 cư dân Đồng Tâm bị bắt giữ tùy tiện trong cuộc tấn công trên.

Tiếp xúc vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại trụ sở LHQ ở Geneva. Ảnh: Facebook Việt Tân

UPR 2019: Ngày vận động các Phái bộ Thường trực các quốc gia và các Đại diện Văn phòng Báo Cáo Viên Đặc biệt LHQ tại Geneva

Phái bộ thường trực Hoa Kỳ đã đặc biệt quan tâm và cho biết Hoa Kỳ đang theo dõi rất kỹ việc thực thi Luật An Ninh Mạng. Các phái bộ thường trực của các nước Na Uy, Cộng Hòa Czech và Thụy Sĩ cũng bày tỏ sự quan tâm với những trình bày của phái đoàn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.