Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

Bà Michelle Bachelet, lãnh đạo Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Ảnh chụp ngày 09/12/2020 - Fabrice Coffrini, AFP

Nhân quyền: Liên Hiệp Quốc lo ngại Việt Nam bắt người tùy tiện

Trong một cuộc họp báo tại Genève, phát ngôn viên Ravina Shamdasani của Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, hôm 08/10/2021, nhận định hiện đang có một xu hướng “đàn áp ngày càng tăng” nhắm vào quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Phát ngôn viên Phủ Cao Ủy Nhân Quyền nhấn mạnh đến việc nhiều nhà tranh đấu “thường bị tạm giam bất hợp pháp trong thời gian dài trước khi xét xử, thường xuyên có các báo cáo bày tỏ lo ngại về cách đối xử với họ trong trại giam, cũng như việc quyền được xét xử công bằng bị xâm phạm.”

Cao Ủy Nhân Quyền LHQ lên án vụ xét xử các thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

Phát Ngôn Nhân Cao Ủy Nhân Quyền LHQ tuyên bố bày tỏ lo ngại về việc chính phủ Việt Nam sử dụng các đạo luật mơ hồ để tùy tiện bắt giữ ngày càng nhiều nhà báo độc lập, blogger, nhà bình luận trực tuyến và những người bảo vệ nhân quyền – vi phạm Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR).

Đặc Ủy Nhân Quyền Cộng Hòa Liên Bang Đức Bärbel Kofler. Ảnh: FB Việt Tân

Tuyên bố của Đặc Ủy Nhân Quyền Đức Quốc Bärbel Kofler về việc kết án ba nhà báo Việt Nam

Với việc kết án này, Việt Nam đã vi phạm các công ước quốc tế mà nước này cam kết tuân thủ. Ngay bản Hiến Pháp của Việt Nam cũng bảo đảm các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Việc kết án các công dân vì các hoạt động ôn hòa của họ là không chính đáng.

Ngày 5/1/2021, ba nhà báo thuộc Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị tuyên án tổng cộng 37 năm tù giam với cáo buộc "làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà Nước CHXHCN Việt Nam." Ảnh: AFP

Tuyên bố của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt là những quốc gia đã tham gia những công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, các quốc gia liên quan… cần có những hành động thiết thực hơn đối với nhà cầm quyền Việt Nam trong việc yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng quyền con người của công dân, tôn trọng và thực hiện các cam kết mà họ đã long trọng ký kết.

Các thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam Nguyễn Tường Thụy (trái), Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn (hàng sau) tại phiên sơ tòa sơ thẩm hôm 6/1/2020. Ảnh: FB Manh Dang

RSF tố cáo bản án 37 năm tù dành cho ba lãnh đạo Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

“Họ không chống chế độ cộng sản, mà chống lại ban lãnh đạo đảng Cộng Sản hiện nay đang hoạt động như một kiểu phe nhóm, và các đảng viên không thể phê phán về cách điều hành đất nước cũng như các quyết định của chính quyền. Một chế độ độc đảng như Việt Nam rất không ưa điều này vì sợ sẽ nảy sinh tranh luận trong đảng. Vì vậy trước đại hội đảng diễn ra 5 năm một lần, tất cả những tiếng nói phản biện hay có thể gây tranh cãi trong xã hội và trong nội bộ đảng đều phải được dập tắt.” (Daniel Bastard, phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương của RSF)

Hoa Kỳ và EU lên tiếng về bản án đối với 3 nhà báo độc lập Việt Nam

Liên Minh Châu Âu mong nhà chức trách Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Dũng, ông Thụy và ông Tuấn, cũng như tất cả các nhà báo, blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù vì đã bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa.

Liên Minh Châu Âu cho biết sẽ tiếp tục theo dõi và làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam và tất cả các bên liên quan để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Ảnh trái: Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng trước tòa ngày 5/1/2020, và TS Dũng và tác giả Phạm Minh Hoàng.

Viết cho em – Phạm Chí Dũng

Cái cảm nhận đầu tiên của tôi đối với Dũng là cái tính chất “ông cụ non” của em ấy. Bất cứ câu hỏi nào của tôi, cho dù rất “đời thường,” Dũng cũng đều có những biểu hiện đang “vận dụng tri óc” ở mức “căng thẳng.” Lắm lúc tôi nghĩ mình đang đối thoại với một “nhà hiền triết.” Nhưng cũng hôm ấy tôi đã đặt cho Dũng một câu hỏi mà mình nghĩ là rất “căng.” Tôi hỏi về sự bỏ đảng của em có tạo ra một phong trào bỏ đảng hay không?

Các nhà hoạt động phản đối việc nhà cầm quyền CSVN đàn áp tự do báo chí, ngôn luận; đòi trả tự do 3 nhà báo thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam.

Lên án phiên tòa sơ thẩm các thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

“…Nếu Việt Nam tiếp tục chính sách bắt, bỏ tù những người tranh đấu cho nhân quyền, càng ngày càng bóp chặt vấn đề tự do dân chủ của Việt Nam, thì đương nhiên dư luận thế giới sẽ coi Việt Nam cũng giống như là kẻ thù, cũng giống như với Trung Quốc thôi.”(Tiến Sĩ Vũ Quang Việt, chuyên gia kinh tế, nguyên Vụ Trưởng Vụ Thống Kê Liên Hiệp Quốc)

Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, ký giả phim ảnh Nguyễn Văn Hóa và Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam được trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2020.

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố kết quả Giải Nhân Quyền Việt Nam 2020

Hai nhà hoạt động và là tù nhân lương tâm Nguyễn Năng Tĩnh, Nguyễn Văn Hóa, và Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam vừa được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam chọn trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2020.

Giải Nhân Quyền Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam thiết lập từ năm 2002, được trao hàng năm cho các cá nhân và tổ chức trong nước đã có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho nhân dân Việt Nam.

Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ về việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn, thành viên thứ 3 của Hội bị bắt giữ trong thời gian gần đây. Ảnh: Việt Nam Thời Báo (IJAVN)

Thông cáo báo chí của Hội Nhà Báo Độc Lập về việc bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn

Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam kêu gọi mọi người dân Việt Nam ý thức một cách rõ ràng về quyền công dân của mình, đặc biệt là những quyền cơ bản như tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội… mà hiện đang bị vi phạm hết sức nghiêm trọng bởi nhà cầm quyền cộng sản. Tất cả người dân Việt Nam cần ủng hộ các nhà báo độc lập, bao gồm cả các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, trong việc đấu tranh đòi quyền tự do báo chí.

Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ Tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, trong một cuộc biểu tình tại Hà Nội phản đối Trung Quốc, khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước ở Biển Đông. Ảnh: Internet

Tuyên bố của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam về việc ông Nguyễn Tường Thụy bị bắt

Việc bắt giữ ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy là hành vi không thể chấp nhận được, đi ngược hoàn toàn với các quyền tự do căn bản của công dân, cũng như đi ngược lại những cam kết của Nhà nước Việt Nam với Công ước Dân sự – Chính trị và cam kết nhân quyền của Việt Nam khi đàm phán, ký kết hiệp định EVFTA.