Hong Kong

Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Wendy Sherman (trái) trao đổi với Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) tại thành phố Thiên Tân (Tianjin) hôm Thứ Hai 26/7/2021. Ảnh: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Trung Quốc sốt ruột vì những đòn bao vây của Hoa Kỳ

Tuy bề ngoài chỉ trích Hoa Kỳ nào là đã có những hành vi “đạp lên lằn ranh đỏ,” “chơi trò khiêu khích,” “núp dưới chiêu bài giá trị chung để tìm cách cô lập Trung Quốc,” nhưng bên trong hội nghị thì Trung Quốc mong muốn Hoa Kỳ chấm dứt các chính sách thù địch, cùng hợp tác cho những lợi ích chung giữa hai nước. Sự kiện Trung Quốc trao cho Hoa Kỳ hai tài liệu với những “yêu sách” cần Hoa Kỳ phải giải quyết cho thấy là Bắc Kinh thật sự “bối rối” về các đòn trừng phạt của Hoa Thịnh Đốn ít nhất là từ năm 2018 cho đến nay.

Mỹ loan báo hôm 16/7/2021 lệnh trừng phạt nhắm vào toàn bộ 7 phó giám đốc cơ quan đại diện của Bắc Kinh tại Hong Kong. Trong ảnh, Văn Phòng Liên Lạc Trung Quốc ở Hong Kong ngày 1/6/2020. Ảnh: AP/ Vincent Yu

Mỹ trừng phạt thêm 7 quan chức Trung Quốc vì đàn áp dân chủ Hong Kong

Hoa Kỳ hôm 16/07/2021 đã áp đặt trừng phạt lên 7 quan chức Trung Quốc do Bắc Kinh đàn áp phong trào dân chủ tại Hong Kong. Đây là nỗ lực mới nhất của Washington nhằm buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về sự xói mòn nhà nước pháp quyền tại đặc khu, và tất nhiên là phía Trung Quốc đã phản đối.

Reuters dẫn lời Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken, theo đó trong những năm qua, các quan chức Trung Quốc đã “phá hoại một cách có hệ thống” các định chế dân chủ Hong Kong, trì hoãn các cuộc bầu cử, cách chức các dân biểu được bầu, bắt giam hàng ngàn người bất đồng chính kiến.

Bắc Kinh đã giết tờ Apple Daily Hong Kong như thế nào?

Nhật Báo Apple Daily tại Hong Kong đã in 1 triệu ấn bản cuối cùng gấp 10 lần so với lượng in bình thường vào tối ngày 23 để phát hành vào sáng sớm Thứ Năm, 24 tháng Sáu, 2021. Suốt đêm 23, hàng trăm độc giả từng ủng hộ tờ Nhật Báo đã xếp hàng dài trước văn phòng không chỉ chờ mua ấn bản sau cùng, mà còn bày tỏ sự phẫn nộ đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh đã “bức tử” tờ báo được người dân Hong Kong yêu thích nhất trong hơn hai thập niên vừa qua.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Antony Blinken.

Hoa Kỳ trừng phạt 24 quan chức Trung Quốc ngay trước cuộc đối thoại cấp cao của hai nước

Hoa Kỳ trừng phạt các quan chức Trung Quốc liên quan đến việc làm xói mòn nền dân chủ ở Hong Kong, ngay trước cuộc họp ở Alaska, là cuộc họp đầu tiên giữa các nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc và Hoa Kỳ kể từ khi Tổng Thống Biden nhậm chức.

Về mặt ngoại giao, thời điểm đưa ra quyết định trừng phạt rõ ràng là có chủ đích, cho thấy chính quyền Biden không ngần ngại đối đầu với Trung Quốc.

Tỉ phú Lê Trí Anh (trái) và Hoàng Chi Phong (phải): Hai trong số các khuôn mặt tiêu biểu của phong trào đấu tranh bảo vệ nền dân chủ của Hong Kong trước móng vuốt của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Sự sụp đổ của Hong Kong và tương lai các nền dân chủ Châu Á

Người Anh đã mất cả trăm năm để xây dựng một Hong Kong trở thành “hòn ngọc Châu Á,” biểu tượng rực rỡ nhất cho một xã hội tự do cá nhân được tôn trọng, Pháp Quyền được thực thi và Dân Chủ được Hiến Pháp bảo vệ. Thế nhưng, những người theo chủ nghĩa cộng sản – thứ chủ nghĩa luôn xưng danh là chủ nghĩa đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng con người… theo tinh thần nguyên thủy của Marx – đã đạp đổ thành tựu vô song ấy tan tành trong chốc lát.

Dân tộc bị nguyền rủa

Câu chuyện về cuộc đời vị tỷ phú truyền thông Hong Kong Jimmy Lai mà tên Hán tự là Lê Trí Anh có thể viết thành một thiên tiểu thuyết hùng tráng biểu trưng cho một thế hệ vàng đã góp phần xây dựng nên Hong Kong tráng lệ, năng động bậc nhất Châu Á ngày hôm qua, cũng như khát vọng Tự Do mãnh liệt của người Hong Kong.

Tham vọng "Một vành đai, một con đường" của Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg

Trận Waterloo của hoàng đế Tập

Nếu như “dự án thế kỷ” của Tập Cận Bình bị đình trệ, ngăn cản bởi Hoa Kỳ thì lợi ích cốt lõi của tham vọng “nhất đới, nhất lộ” vẫn là nuốt trọn Biển Đông, khống chế và kiểm soát eo biển Malacca hoặc thay thế bằng kênh đào Kra trong tương lai và thâu tóm cảng Hải Phòng. Đó là những vị trí chiến lược Bắc Kinh không bao giờ buông bỏ.

Bảng cổ động cho luật an ninh quốc gia phiên bản Hong Kong dọc theo một lối đi của khách bộ hành ở Hong Kong.

10 điều cần biết về Luật An ninh Quốc gia Hong Kong

Được công bố lần đầu vào tháng Năm, đạo luật hình sự chưa từng có tiền lệ này đã được soạn thảo tại Bắc Kinh, sau đó được nhanh chóng thông qua trong phòng kín và bỏ qua mọi sự giám sát của cơ quan lập pháp địa phương [Hong Kong].

Bộ Trưởng Tư Pháp của Hong Kong thừa nhận rằng luật mới sẽ không phù hợp với truyền thống thông luật của thành phố, trong khi các nhà phê bình cho rằng nó đánh dấu sự kết thúc của thể chế “Một quốc gia, Hai chế độ.”

Xé pano có hình Chủ Tịch Tập Cận Bình tại Ahmedabad, Ấn Độ, 24/6/2020. Ảnh: AP

Tập Cận Bình và kế ‘sát kê hách hầu’ tại Hong Kong

Các quốc gia khác đang phải đối phó với trận đại dịch Covid-19 và lo kinh tế thế giới suy thoái. Hai nước Tây phương quan tâm đến Hong Kong nhất là Anh Quốc và Mỹ, đều bị bệnh nặng nhất. Tổng thống Mỹ đang lo vấn đề tranh cử cuối năm nay. Bang giao giữa các nước châu Âu và Mỹ đang căng thẳng. Trung Cộng đã nhân cơ hội này thi hành kế “Sát Kê Hách Hầu,” giết gà để dọa khỉ!

Một phụ nữ đi qua một bảng cổ động Luật An Ninh Quốc Gia phiên bản Hong Kong. Ảnh chụp hôm 30/6/2020, cùng ngày Trung Quốc đã phê chuẩn đạo luật nầy, gây ra lo ngại rằng nó sẽ được sử dụng để kiềm chế tiếng nói của phe đối lập và cư dân Hong Kong. Ảnh: AP/Kin Cheung

Hong Kong chưa yên

Trên mặt dư luận thì sự ủng hộ của quốc tế vào lúc này rất quan trọng, để cho thấy Hong Kong không cô đơn; nhưng điều tiên quyết để cho phong trào dân chủ tại Hong Kong tiếp tục đi lên chính là đích nhắm của cuộc bầu cử Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong (Legislative Council) khóa 7 vào ngày 6 tháng Chín, 2020 tới đây.

Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong là một quốc hội thu hẹp của Hong Kong có 70 ghế đại biểu; hiện nay phe thân Bắc Kinh chiếm 40/70 tức hơn phân nữa. Nếu trong kỳ bầu cử sắp tới, với 35 ghế do phổ thông đầu phiếu, phe dân chủ vùng lên kiểm soát được Hội Đồng Lập Pháp thì cục diện Hong Kong có thể thay đổi theo chiều hướng có lợi cho phong trào dân chủ rất nhiều.

Hong Kong biểu tình đòi độc lập, thách thức Luật An Ninh Quốc Gia của Bắc Kinh

Cảnh sát Hong Kong đã bắn vòi rồng, hơi cay và bắt giữ khoảng 370 người vào hôm thứ Tư 1 tháng Bảy, khi những người biểu tình xuống đường, bất chấp Luật An Ninh Quốc Gia Hong Kong, do Trung Quốc đưa ra để dập tắt bất đồng chính kiến, có hiệu lực áp dụng.

Chiều ngày 30 tháng Sáu, Bắc Kinh đã công bố các chi tiết của một đạo luật bị thế giới chỉ trích trong nhiều tuần qua, vì sẽ đẩy một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới vào con đường bị cai trị độc đoán.

Trưởng đặc khu hành chánh Hong Kong Carrie Lam lắng nghe câu hỏi của các phóng viên tại một cuộc họp báo ở Hong Kong hôm thứ Ba 30/6/2020. Ảnh:

Trung Quốc thông qua luật an ninh, một bước ngoặt cho Hong Kong

Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật an ninh quốc gia cho Hong Kong hôm thứ Ba 30/6, dọn đường cho những thay đổi triệt để đối với lối sống của Hong Kong, cựu thuộc địa của Anh từ khi lãnh thổ này được trao lại cho Trung Quốc cai trị cách đây 23 năm về trước, theo tin Reuters.