Hong Kong

Tập Cận Bình bấm nút bỏ phiếu cho Dự Luật An Ninh Quốc Gia cho Đặc Khu Hành Chánh Hong Kong trong một phiên họp hôm 28/5/2020 của Quốc Hội Trung Quốc tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Đen tối Hong Kong

Đặc khu hành chánh này giàu có và cơ chế dân chủ từ thời được Anh Quốc bảo hộ đã giúp cho người dân Hong Kong thấy được sự khác nhau giữa tư bản và cộng sản, giữa dân chủ và độc tài, giữa nô lệ và tự chủ… từ đó hầu như cả đặc khu hành chánh này đã đồng tâm đứng lên chống lại ý đồ thu tóm mọi hoạt động dân chủ của Bắc Kinh nhằm trói chặt người dân ở đây vào cùng một rọ với người đại lục.

Người dân Hong Kong biểu tình chống Dự Luật An Ninh Quốc Gia Hong Kong tập trung trước thương xá Sogo, Causeway Bay hôm 24/5/2020. Ảnh: SCMP/Sam Tsang

Điểm nóng Hong Kong trong xung đột Mỹ-Trung

Bất chấp mọi sự phản đối của người dân Hong Kong và hơn 200 chính trị gia, trí thức tại Hoa Kỳ và Âu Châu, Quốc Hội Trung Cộng vẫn biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc soạn thảo Luật An Ninh Quốc Gia áp dụng cho Hong Kong vào ngày 28 tháng Năm, 2020 với kết quả 2878 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 6 phiếu trắng.

Nhân viên y tế tại Hong Kong đã bắt đầu đình công trong ngày 3/2 đòi chính quyền Đặc khu phải đóng hoàn toàn biên giới với Trung Quốc để ngăn dịch viêm phổi Vũ Hán. Ảnh: Reuters

Hong Kong: Nhân viên y tế đình công yêu cầu đóng cửa biên giới với Trung Quốc

Câu hỏi đang chờ câu trả lời: Trong vài ngày tới, nếu Việt Nam vẫn không đóng cửa biên giới, vẫn để cho người dân Trung Quốc tràn vào nước ta qua đường bộ và tàu hỏa trước tình hình dịch bệnh ngày càng tệ hại này thì liệu người dân Việt Nam có xuống đường phản đối như dân Hong Kong không?

Người dân Hong Kong mang hình “Võ sĩ Quyền Anh Donald Trump” để hoan hô một đạo luật rõ ràng nhằm chống chính quyền Trung Cộng và Hong Kong, vào tối 28 Tháng Mười Một, vài giờ sau khi Tổng Thống Donald Trump ký ban hành hai đạo luật ủng hộ người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ tại Hong Kong. Ảnh: Chris McGrath/Getty Images

Dân Hong Kong đáng hãnh diện

Cuộc bầu cử cấp thị xã xưa nay chỉ có vài ba chục phần trăm cử tri đi bỏ phiếu; nhưng lần này dân chúng đã nô nức đi để bày tỏ thái độ, nâng tỷ số lên 70%. Những ứng cử viên tham gia phong trào chống chính quyền, tức là chống Trung Cộng, đã chiếm được 17 trong số 18 hội đồng thị xã. Phe thân Bắc Kinh đại bại. Đây mới thật là một cái tát mạnh vào mặt chính quyền Hong Kong và những người đứng sau lưng họ ở Bắc Kinh. Tháng Chín sang năm, cuộc bầu cử Hội Đồng Lập Pháp (Legco) đặc khu Hong Kong chắc cũng sẽ đưa đến kết quả tương tự.

Sau khi có kết quả cuộc bầu cử cấp quận ở Hong Kong hôm 24/11/ 2019 với chiến thắng to lớn của phe dân chủ giành được gần 400 trong tổng số 452 ghế, dân Hong Kong mừng thắng lợi... cho thế hệ tương lai. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh

Sự im lặng long trời lở đất

Trong nhiều tháng nay, chính phủ [Hong Kong] đã từ chối mọi cuộc dàn xếp chính trị nào, khăng khăng biểu tình là một vấn đề luật pháp và cần đưa lực lượng cảnh sát để kiểm soát trật tự. Chính phủ Hong Kong nói, đa số thầm lặng rất bất bình bọn biểu tình làm kinh tế suy sụp. Thì đây, hãy xem dịp may để họ bày tỏ bất bình bằng bầu cử. Tuy nhiên, “đa số im lặng” của các cử tri chống biểu tình đã không xuất hiện vào Chủ nhật [24/11/2019] mà một sự thật “long trời lở đất” được họ bày tỏ.

Những người ủng hộ các ứng cử viên phe dân chủ ở Hong Kong, ngày 25/11/2019. Ảnh: AP

Hong Kong: Phe dân chủ thắng lớn trong cuộc bầu cử cấp quận

Hôm 24/11, giữa một khoảng thời gian tạm lắng hiếm hoi, gần ba triệu người – khoảng 3/4 cử tri đủ điều kiện – đã xếp hàng đi bỏ phiếu, thực hiện các quyền dân chủ của họ, với các ứng cử viên ủng hộ dân chủ cuối cùng đã giành được gần 400 trong tổng số 452 ghế. “Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng hơn một triệu cử tri đã đến các điểm bỏ phiếu để gửi một thông điệp chính trị tới chính phủ, rằng họ vẫn ủng hộ những người biểu tình và họ không hài lòng với chính phủ,” ông Ma Ngok, nhà khoa học chính trị thuộc Đại học Chinese University, nói với Reuters.

Thế hệ trẻ Hong Kong chiến đấu bảo vệ những giá trị họ đã và đang có - một cuộc chiến vì tương lai của chính họ và các thế hệ sau.

Hong Kong: Cuộc chiến giữa thiện và ác

Cuộc đấu tranh bền bỉ từ sáu tháng qua của người Hong Kong là một cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa con người và cỗ máy chuyên chính vô sản, giữa lương tri nhân loại và cuồng vọng bá quyền cộng sản. Người Hong Kong đã hơn một lần chinh phục con tim của thế giới như đã từng ngự trị trong lòng của hàng triệu người trong đó có thế hệ chúng tôi.

Người biểu tình mang mặt nạ hình Tập Cận Bình hôm 31/10/2019. Ảnh: Miguel Candela/SOPA Images/LightRocket via Getty Images

Ván cờ cuối đầy rủi ro của Trung Quốc tại Hong Kong

Trên thực tế, Trung Quốc đã cố gắng để hội đồng lập pháp Hong Kong thông qua một đạo luật an ninh quốc gia trước đó, vào năm 2003, nhưng hơn nửa triệu cư dân đã xuống đường để phản đối, buộc chính phủ phải rút dự luật. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã cố gắng vào năm 2012 để khởi xướng chương trình “giáo dục yêu nước” ở Hong Kong bằng cách thay đổi sách giáo khoa lịch sử, qua đó kích động một cuộc nổi dậy của phụ huynh và học sinh, buộc chính phủ phải lùi bước.

Bất chấp lệnh cấm của chính quyền, người dân Hong Kong vẫn tiếp tục biểu tình, đeo khẩu trang trước trạm cảnh sát Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui) hôm 12 Tháng Mười, 2019. Ảnh: Anthony Kwan/ Getty Images

Cuộc chiến Mỹ-Trung và nhân quyền

Khác với các lý do trừng phạt các công ty Trung Quốc trước đây như Huawei Technologies là dựa trên quan điểm bảo vệ an ninh quốc gia. Lý do của lệnh cấm mới là các các công ty nêu trên bị cáo buộc vi phạm nhân quyền với cộng đồng Hồi Giáo thiểu số tại tỉnh Tân Cương, Trung Quốc. Bộ Thương Mại Mỹ nhấn mạnh: “Nhóm các công ty kể trên đã có một số hoạt động xâm phạm đến nhân quyền, giám sát bằng công nghệ cao với cộng đồng Hồi Giáo thiểu số tại khu vực nói trên.” Như vậy, đây là lần đầu tiên, vấn đề nhân quyền được đặt ra làm lý do trừng phạt các công ty Trung Quốc.

Tuổi trẻ Hong Kong xuống đường tại khu phố du lịch Vượng Giác (Mongkok) phản đối dự luật dẫn độ, ngày 7 tháng Bảy, 2019. Ảnh: Reuters/Tyrone Siu

Bao giờ đất nước đứng lên?

Cũng hôm 21 tháng Chín, 2019, đi qua vùng cửa sông Bạch Đằng, nhìn dòng sông mênh mông mải miết chảy ra biển Đông, cúi đầu nghe tiếng sóng tưởng nghe ngàn vạn tiếng quân reo từ quá khứ hào hùng của cha ông mà thấy lòng uất nghẹn. Cả một dải non sông gấm vóc, “bản dư đồ ông cha nhọc khó” mấy ngàn năm đang bị dẫm đạp, bị ô nhục vì những kẻ cầm quyền đang tâm mãi quốc cầu vinh. Cả một dân tộc trong cơn mê sảng, lặn ngụp trong vũng lầy không lối thoát. Ngước mắt nhìn lên thấy một vầng thái dương đỏ như cục máu bầm mà tự hỏi “Bao giờ đất nước đứng lên?”

Việt Nam – Hong Kong và “ung thư thể chế”

Với vị thế địa chính trị  hiểm yếu và là nơi giao thoa của nhiều luồng quyền lợi – quyền lực gần như đối lập nhau trên thế giới, Việt Nam chỉ cần dùng con đường ngoại giao, đương nhiên trước đó phải thay đổi thể chế chính trị sang dân chủ đa nguyên, trả lại tự do và nhân quyền cho người dân theo đúng Hiến pháp, đủ tin cậy để thành đồng minh của Mỹ và các nước khối NATO thì TQ sẽ  phải chùn bước, lễ độ rút về bên kia biên giới. Bởi khi đó, lực lượng quân sự và ngoại giao bảo vệ cho Việt Nam là rất lớn…

Bắc Kinh – ‘tiến thoái lưỡng nan’ ở Hong Kong

Đã đến lúc Bắc Kinh phải cân nhắc giữa tham vọng quyền lực chính trị – muốn kiểm soát toàn bộ Hong Kong, và quyền lợi kinh tế đi đôi với sự ổn định mà đặc khu này có thể đem lại cho Trung Quốc.