HRW

Nhà hoạt động nhân quyền cho người Thượng Y Quynh Bdap. Ảnh: VOA

Các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan chớ dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

Hôm 13/6, các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan không dẫn độ một nhà hoạt động Việt Nam bị giam giữ ở Bangkok, nói rằng ông này có thể gặp nguy hiểm nếu bị trả về Việt Nam, AP đưa tin.

Ông Y Quynh Bdap, người được cấp quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, bị cảnh sát địa phương bắt giam hôm 11/6, một ngày sau khi ông gặp các quan chức đại sứ quán Canada khi ông xin tị nạn ở đó, theo Tổ chức Quyền Hòa bình, nơi đã liên lạc với ông trước đó.

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

HRW lên án làn sóng mới bắt giữ giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam

Liên quan chỉ thị ngầm số 24 năm 2023 của Bộ Chính trị đã được tổ chức The 88 Project vạch trần trong tuần qua, HRW nhận định rằng giới lãnh đạo Hà Nội đã ra lệnh thực hiện “một chiến dịch có hệ thống chống lại những người bảo vệ nhân quyền.” Đã đến lúc các nhà ngoại giao và quan chức LHQ phải công khai đứng lên bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, vị đại diện HRW nhấn mạnh.

Ông Brad Adam, cựu giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền - HRW. Ảnh: RFA

Cựu giám đốc HRW châu Á phản hồi cáo buộc “báo cáo nhân quyền bịa đặt” của Hà Nội

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – Phạm Thu Hằng mới đây cho rằng báo cáo thường niên của Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW) về thành tích nhân quyền tồi tệ của Hà Nội năm 2023 là vu cáo, định kiến với ý đồ xấu nhằm vào Việt Nam, âm mưu phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Phản hồi trước cáo buộc này, ông Brad Adam, từng là Giám đốc khu vực Châu Á của HRW trong 20 năm, từ 2002 – 2022, nói với RFA hôm 22/2, rằng mục tiêu của HRW là công bố thông tin chính xác và rằng, Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ đưa ra một dẫn chứng cụ thể nào mà họ cho là sai.

Facebooker Bùi Văn Thuận. Ảnh: FB Thuan Bui

Việt Nam: Hãy hủy bỏ cáo buộc với nhà bất đồng chính kiến trên Facebook

“Những lời phê phán chính quyền Việt Nam bộc trực của Bùi Văn Thuận không thể cấu thành tội hình sự,” ông Robertson nói. “Chính quyền Việt Nam, dù đang kiểm soát tất cả các đài phát thanh, truyền hình, báo chí và truyền thông trong nước và thường xuyên bơm ra các sản phẩm tuyên truyền chính thức, vẫn cảm thấy sợ hãi các bộ óc độc lập như Bùi Văn Thuận.” (Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền HRW)

Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền HRW hôm 4/4/2022 kêu gọi EU gây áp lực để Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Ảnh chụp trang web HRW

HRW kêu gọi EU gây áp lực Việt Nam trong đối thoại nhân quyền

Hôm 4/4, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) kêu gọi Liên Minh Châu Âu (EU) hãy gây sức ép để Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền, đề nghị khối này cần đặt ra “chỉ dấu và chế tài rõ ràng” đối với những vi phạm của Hà Nội trong cuộc đối thoại nhân quyền thường niên sắp diễn ra.

Thân nhân các tù nhân lương tâm phản đối việc người thân bị ngược đãi trong tù. Hình chụp 07/2019. Ảnh: Lê Thị Thập

Như đỉa phải vôi

Thật ra đây không phải là lần đầu tiên báo Quân Đội Nhân Dân kể cả Báo Công An Nhân Dân lên tiếng không chấp nhận các NGOs gọi những nhà hoạt động cho dân chủ, nhân quyền là Tù Nhân Lương Tâm. Nhưng càng cố chống đối, họ càng vô tình xác nhận trước dư luận rằng CSVN rất sợ vấn đề tù nhân lương tâm được thế giới quan tâm theo dõi và trừng phạt.

HRW kêu gọi Hoa Kỳ tái lập vai trò bảo vệ nhân quyền

Các nhà quan sát của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền kêu gọi Tổng Thống đắc cử Joe Biden tái thiết lập vai trò bảo vệ nhân quyền của Hoa Kỳ mà họ cho rằng đã dường như bị bỏ quên dưới nhiệm kỳ của Tổng Thống Donald Trump. Nhiệm kỳ Tổng Thống Biden sẽ là cơ hội cho một thay đổi cần thiết sau 4 năm Hoa Kỳ thờ ơ, ông Kenneth Roth, Giám Đốc Điều Hành của HRW nói trong báo cáo.

Phiên toà sơ thẩm 29 người dân xã Đồng Tâm với cáo buộc giết người và chống người thi hành công vụ ở Hà Nội hôm 14/9/2020. Ảnh: AFP

Ngày Nhân Quyền Quốc Tế 10/12: Việt Nam gia tăng đàn áp năm 2020

“Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có hồ sơ nhân quyền tồi tệ, có số tù chính trị cao hơn bất cứ nước nào khác.”

Ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Quốc tế – HRW đã phát biểu với RFA như vậy nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12 năm nay.

Hệ thống loa đặc biệt có tên là Long Range Acoustic Device (LRAD - dụng cụ phóng âm thanh tầm xa - có thể gây thủng màng nhĩ nếu ở gần) được đặt trên một chiếc xe tải của công an Nghệ An hôm 15/5/2017 để đối phó với người biểu tình. Ảnh: FB Đặng Tuấn

HRW kêu gọi Nhật Bản ngưng tài trợ cho công an Việt Nam

“Chính phủ Nhật Bản không nên chi một yên nào cho Bộ Công An Việt Nam, vốn là một đối tượng vi phạm nhân quyền nhiều tai tiếng với chuỗi hồ sơ dày cộm về tra tấn các nghi can hình sự cũng như các nhà bảo vệ nhân quyền,” ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền nói. “Cung cấp thiết bị cho Việt Nam dưới vỏ bọc chống khủng bố và bảo vệ trật tự công cộng sẽ chỉ khiến công an Việt Nam dễ dàng đàn áp những người biểu tình ôn hòa một cách khốc liệt hơn.”