HS.TS.VN

Người Việt biểu tình phản đối tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, ngày 15/11/2023. Ảnh: VOA/Facebook Việt Tân

Người Việt biểu tình phản đối Chủ tịch Tập Cận Bình dự APEC

Cùng với các dân tộc gốc Hoa tại Mỹ, các nhóm cộng đồng người Việt trưa ngày 16/11 đã biểu tình phản đối Chủ tịch Tập Cận Bình đang dự Hội nghị APEC tại San Francisco, California, gọi ông là nhà lãnh đạo “độc tài.” Họ phản đối sự bá quyền, xâm phạm lãnh hải Việt Nam của chính quyền ông Tập.

Một trong những cuộc biểu tình rầm rộ trên nhiều tỉnh thành chống Trung Cộng, bảo vệ biển đảo. Ảnh: FB Chính Luận Trần Trung Đạo

Tiền đề để giành lại Hoàng Sa

Không bao giờ CSVN có thể buộc Trung Cộng bước vào bàn hội nghị song phương hay đa phương bằng thái độ tương kính và bình đẳng.

Chỉ có một Việt Nam văn minh, dân chủ, đoàn kết với một nền kinh tế cường thịnh, một quân đội trang bị bằng kỹ thuật chiến tranh tiên tiến là những phương tiện hữu hiệu trong đàm phán để giành lại Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Cộng.

Ý nghĩa lịch sử trận hải chiến Hoàng Sa

Việt Nam Cộng Hòa ở thế lưỡng đầu thọ địch. Trong khi chiến đấu chống cộng sản Bắc Việt, Quân lực VNCH cương quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc, chống đánh tập đoàn bành trướng Bắc Kinh. Phải nhấn mạnh là toàn thể quân dân VNCH, từ trên đến dưới, một lòng cương quyết bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc kính yêu.

Ngày 14 tháng 3 năm 2010, để nhắc nhớ đến 64 chiến sĩ hi sinh ở bãi đá Gạc Ma 14/3/1988 và vinh danh những người đã hy sinh bảo vệ biển đảo của tổ quốc bị nhà cầm quyền cố tình bỏ quên, một số anh chị em Việt Tân công khai xuất hiện tại cầu Thê Húc, trên Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội để phân phát mũ áo có ghi 6 chữ "HS.TS.VN". Ảnh: Tư liệu của Việt Tân

14/3/2020: Nhớ hải chiến Trường Sa, nhớ 10 năm Thê Húc

Sau mật ước Thành Đô năm 1990, những ngày như 19/1 hay 14/3 cần được quên lãng. Mọi hình thức nhắc nhở, vinh danh bị cho là “nhạy cảm” và thường bị cấm đoán.

Vậy mà cách đây 10 năm, ngày 14 tháng 3 năm 2010, một số người đã công khai xuất hiện tại cầu Thê Húc, trên Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, để vinh danh những người đã hy sinh để bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Lần đầu tiên người Việt Nam biết đến 6 chữ “HS.TS.VN”.

Cuộc biểu tình chớp nhoáng chống Trung Cộng xâm lấn Biển Đông ngay trước Tòa Đại Sứ Trung Cộng ở Hà Nội hôm 6 tháng Tám, 2019. Ảnh: Reuters

Dây thòng lọng tên “Bãi Tư Chính”

Hà Nội phải bước ra khỏi cái bóng “đại cục”, những hành động tối thiểu sau đây phải được chuyển động gấp: 1) phải thiết lập hồ sơ và nộp đơn kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài LHQ càng sớm càng tốt; 2) phải trả tự do ngay tức khắc những TNLT đã bị bắt giữ và bị đàn áp chỉ vì họ đã dám đứng lên chống lại quân xâm lược Trung Quốc; 3) phải chấm dứt việc theo dõi, ngăn chặn và trù dập những đồng bào, trí thức, thanh niên sinh viên… yêu nước kêu gọi nhau tụ họp trước tòa đại diện của Trung Cộng để phản đối hành vi xâm lược. Hà Nội còn phải có bổn phận giúp cho các nhân sĩ, trí thức tổ chức những buổi đàm thoại về tình hình Biển Đông và góp ý cùng nhau bảo vệ sự toàn vẹn biển đảo và lãnh thổ.

Cuộc biểu tình chớp nhoáng chống Trung Cộng ngay trước Tòa Đại Sứ Trung Cộng ở Hà Nội hôm 6 tháng Tám, 2019. Ảnh: Reuters

Cuộc tập kích ngoạn mục vào Đại sứ quán Trung Cộng

Từ khi Trung Cộng gây hấn ở bãi Tư Chính 2 tháng Bảy, 2019, không có một lời kêu gọi biểu tình nào. Không ai nhắc đến chuyện biểu tình và họ thống nhất mang hàm ý thách thức: “cứ để cho đảng và nhà nước lo”. Vì vậy, cuộc biểu tình trưa nay tại Đại Sứ Quán Trung Cộng là hoàn toàn bất ngờ. Phải căm thù Trung Cộng lắm, phải lo lắng cho vận mệnh của Tổ Quốc lắm thì những người biểu tình mới tạo nên được một sự kiện như vậy.

Buổi đón tiếp đầy yêu thương với Nguyễn Đặng Minh Mẫn

Sau 8 năm tù đày vì bày tỏ lòng yêu nước, chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã được gia đình, bà con, và bạn bè từ nhiều nơi về Trà Vinh để chào đón trong tình thân quý. Dịp nầy, một số chính khách và tổ chức quốc tế đã gởi lời chào mừng đến Minh Mẫn và gia đình. Chương trình được điều hợp bởi Xuân Phương và Thanh Lan cùng với sự có mặt của Luật Sư Nguyễn Văn Đài, và các cựu Tù Nhân Lương Tâm Trần Minh Nhật, Nguyễn Văn Duyệt.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn phát biểu lần đầu tiên trong ngày ra tù

TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn, vừa về đến nhà ở Trà Vinh hôm 2 tháng Tám sau 8 năm lao tù, đã trả lời phỏng vấn của trang Facebook Việt Tân. Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn là một trong những người bị CSVN bắt và giam giữ từ cuối tháng Bày 2011 trong vụ án 14 thanh niên Công giáo. Minh Mẫn chia sẻ về những ngược đãi mà cô phải gánh chịu trong tù. Đối với các tù nhân lương tâm, mỗi ngày trong tù là một cuộc đấu tranh để đòi công bằng.

Bạn bè năm châu chào đón Nguyễn Đặng Minh Mẫn

Bạn bè khắp năm châu gởi lời chúc mừng Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Vào thời điểm mà thế hệ tương lai cần được khuyến khích lên tiếng để bày tỏ quan điểm, thì nhà nước Việt Nam đã bỏ tù Minh Mẫn chính vì việc đó. Minh Mẫn vẫn giữ vững tinh thần bất chấp những ngược đãi đã hứng chịu trong suốt những năm qua. Chúng tôi rất vui mừng khi cô sẽ trở về nhà. Bạn bè của cô trên khắp thế giới muốn nói rằng: CHÀO ĐÓN BẠN TRỞ VỀ NHÀ!

Nguyễn Đặng Minh Mẫn và quà lưu niệm cô làm trong tù tặng gia đình khi thăm gặp.

Câu chuyện của Trường Sa

Tám năm trong tù của Mẫn là tám năm chúng ta nghe về những cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của cô. Năm 2014, nghe tin Trung Cộng đem giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa nước ta, Minh Mẫn và mẹ đã viết lên nón lá những chữ viết tắt khẳng định chủ quyền biển đảo. Cả hai đã bị quản giáo tịch thu mất nón lá. Bất ngờ là những ngày sau đó, họ lại nhìn thấy ba chữ HS.TS.VN được viết trên nón lá của những người bạn tù khác. Những người bạn tù đã gọi họ bằng cái tên Hoàng Sa và Trường Sa. Mẫn mang tên Trường Sa là từ đó.

Em Là Bông Hoa

Bài thơ và nhạc được viết để tặng cho Nguyễn Đặng Minh Mẫn, một cô gái trẻ nhưng đã chứng tỏ một bản lĩnh kiên cường bất khuất. Lòng yêu nước, yêu quê hương đã thôi thúc cô viết lên hàng chữ HS.TS.VN để khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Những kẻ hèn với giặc, ác với dân đã kết án cô 8 năm tù đày. Trãi qua 8 năm tù hà khắc nhưng cô vẫn giữ vững được tinh thần; trong ngày về nhà, ánh mắt, nụ cười của cô vẫn tỏa ra sự tươi mát, tỏa ra một sức sống tuổi trẻ…

Giới trẻ nghĩ gì về Nguyễn Đặng Minh Mẫn và HS.TS.VN

Là một cô gái Trà Vinh chân chất, với dáng người nhỏ nhắn xinh xắn, nhưng Minh Mẫn rất kiên cường, mạnh mẽ khi đối mặt với công an, an ninh CS. Tại phiên tòa kết án mình, TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã dõng dạc nói “Nếu được lựa chọn lại, tôi vẫn sẽ ghi các khẩu hiệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.” Trong thời gian bị nhốt chung ở Trại giam số 5, Thanh Hóa, các bạn tù đã gọi hai mẹ con họ là Hoàng Sa và Trường Sa thay vì gọi tên của họ, vì ngay ở trong tù họ cũng đã viết khẩu hiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.