kinh tế Việt Nam

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Công nhân tại một xường giày ở Sài Gòn. Ảnh minh họa: Reuters

Gần 74.000 doanh nghiệp Việt rời thị trường trong quý một

Trong quý một năm 2024, tổng cộng có gần 74.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ở Việt Nam, theo báo chí trong nước.

VietnamBiz mới dẫn dữ liệu từ Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết rằng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong quý một năm nay đã tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023, lên 73.978 doanh nghiệp.

Một dự án bất động sản bỏ hoang điển hình. Ảnh: Internet

Kinh tế Việt Nam 2024 sẽ đối diện với sụp đổ và khủng hoảng

Những tin bài như đầu tư nước ngoài FDI tăng cao, các nguyên thủ và CEO các tập đoàn lớn đến Việt Nam xúc tiến các dự án tỷ USD, thị trường bất động sản (BĐS) có dấu hiệu khởi sắc những tháng cuối năm và xuất siêu lớn nhất trong 5 năm qua, v.v. Thế nhưng, những con số thống kê lại rất mâu thuẫn và bộ mặt các đầu tàu kinh tế, đô thị phía Nam thì lộ rõ vẻ tiều tụy, thê thảm với đời sống dân sinh ngày một cùng cực khó khăn.

Công nhân dệt may Việt Nam. Ảnh: Reuters

Xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục giảm vào tháng 8

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 8 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 227,71 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 8 tháng đầu năm 2023, ước đạt 207,52 tỷ USD, giảm 16,2% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam 2023 và cuộc “khủng hoảng kép” (Phần 2)

Không thể phủ nhận, Việt Nam đang là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thuộc hàng cao nhất thế giới kể từ 2020 đến nay. Trong khi hầu hết các nền kinh tế khác đều tăng trưởng rất thấp hoặc suy thoái bởi dịch bệnh và ảnh hưởng chiến tranh. Những con số vĩ mô rất đẹp trên báo cáo đang che mờ đi góc khuất về “nền kinh tế có đuôi XHCN.” Để nhìn nhận đúng về lời khen ngợi của IMF, cũng như bí ẩn đằng sau những con số tăng trưởng vượt bực này hãy cùng xem xét một số vấn đề.

Công nhân nhà máy Tỷ Hùng ở quận Bình Tân tan ca. Như nhiều doanh nghiệp khác, công ty nầy vừa cắt giảm gần 1.200 công nhân có tay nghề do thiếu đơn đặt hàng. Ảnh: VnExpress

Một cái Tết buồn

Cái Tết Quĩ Mão tới đây, là một cái Tết buồn hiu hắt.

Chỉ riêng các khu công nghiệp trọng điểm phía Nam như Bình Dương, Biên Hòa, Đồng Nai, TP.HCM… hàng trăm ngàn lao động bị nghỉ việc không lương kể từ đầu quí 4. Ngay cả những tập đoàn đa quốc gia lớn như Pouchen cũng phải cho 20.000 trong số 50.000 lao động nghỉ luân phiên vì thiếu đơn hàng.

Việt Nam có nguy cơ giống Venezuela

Tình hình Việt Nam hiện nay khá giống Venezuela giai đoạn những năm 2015-2016, kiểm soát lạm phát tốt (chỉ số lạm phát là 4-5%). Bất ngờ giá dầu giảm sâu, do các tác động bên ngoài, nhà nước Venezuela in thêm nhiều tiền, dùng đồng nội tệ để ổn định nền kinh tế, và hậu quả là kinh tế rơi vào khủng hoảng, tiền Venezuela mất giá rất nhanh, còn đời sống dân chúng như thế nào thì ai cũng biết.

Bên trong các văn phòng giao dịch của Ngân hàng SCB hầu như bị quá tải với khách hàng đòi rút tiền. Ảnh: Báo Xây Dựng

Lối thoát cho nền kinh tế có đuôi

Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều nguy cơ và rủi ro hệ thống. Nhưng điều đang thấy rõ nhất và cũng là rủi ro lớn nhất là khủng hoảng tài chính, chen lấn tín dụng, sụt giảm ngoại hối nhanh chóng, mất kiểm soát tỷ giá hối đoái và vỡ nợ doanh nghiệp trên qui mô quốc gia. Thảm họa này đến nhanh hơn dự đoán bởi nó được kích hoạt bởi sự kiện Ngân hàng SCB.

Ảnh: Internet

Khủng hoảng đúng qui trình

Vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã bốc hơi khoảng 2,2 triệu tỷ đồng tương đương khoảng hơn 90 tỷ Mỹ Kim kể từ đầu tháng Tư, 2022 đến 22/10/2022 và một lần nữa xác lập kỷ lục giảm giá mạnh nhất thế giới.

Chỉ số VNindex vào tuần cuối cùng của tháng Mười đã rớt xa khỏi mốc 1000 điểm, xuống còn 986 điểm, mất thêm hơn 5 tỷ USD vốn hóa chỉ trong một phiên ngày 24/10. Đây không còn là một bước hụt chân nữa, đây là một cuộc sụp đổ.

GDP tăng trưởng kỷ lục nhưng nền kinh tế chỉ còn cái… vỏ

Các viên chức cộng sản với tầm nhìn không vượt qua nổi cái bụng của họ, chỉ cần những bảng thành tích tăng trưởng GDP trong nhiệm kỳ của mình “đẹp.” Còn chất lượng tăng trưởng và hậu quả của việc tăng trưởng bằng mọi giá như thế nào thì là việc của… nhiệm kỳ sau. Những vị thủ tướng CSVN đều ưa thích sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, tăng chi tiêu công, đầu tư vào hạ tầng… vốn dĩ đã là căn bệnh nghiện khó chữa.

Buổi hội thảo công bố báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2021 và triển vọng 2022” tại Hà Nội do BIDV và ADB tổ chức hôm 25/5/2022. Ảnh: Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Kinh tế Việt Nam trước rủi ro địa kinh tế chính trị khu vực

Theo Báo cáo ‘Thị trường tài chính Việt Nam 2021 và triển vọng 2022’ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), kinh tế toàn cầu năm 2022 được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi nhưng đà tăng sẽ chậm lại (tăng trưởng 3,2 – 3,6%), lạm phát tăng cao (khoảng 6%).

Điều này buộc các nước dần thắt chặt chính sách tài khoá, tiền tệ, cùng với các rủi ro chính như diễn biến phức tạp của đại dịch vẫn khó lường, chiến sự Nga – Ukraine,…

Hình: Financial Express

Khi tham nhũng là… “đòn bẩy” GDP ở Việt Nam

Giới chức Việt Nam huênh hoang về chỉ số tăng trưởng GDP của quí 2, 2022 “cao nhất trong 10 năm,” đạt mức 7,72% so với cùng kỳ và CPI vẫn ở mức dưới 4%… với đà này, tăng trưởng GDP cả năm sẽ ở mức 6,5%. Tóm lại, “ơn đảng, ơn chính phủ” mọi thứ vẫn ổn, kinh tế tăng trưởng tốt, chẳng mấy chốc “hóa hổ, hóa …rồng” chứ không giống mấy người anh em XHCN như Lào hay Sri Lanka.