Lê Đình Kình

Toà án hay cỗ máy chém?

‘Công lý’ của quỉ dữ

Người đảng viên cộng sản kỳ cựu với 58 năm tuổi đảng Lê Đình Kình, cựu bí thư xã Đồng Tâm đã bị giết chết tàn bạo bởi chính những đảng viên cộng sản khác chỉ bởi vì ông ấy đã chọn sai “lề.” Ông đã đứng về “lề dân” chứ không đứng về “lề đảng.” Ông đã vì lợi ích của cộng đồng mà chống lại lợi ích của băng đảng.

Cả cuộc đời ông theo đảng, thế mà ông chưa hiểu đủ về “chuyên chính vô sản.” Và Đảng không những giết chết ông, mà còn phải giết thêm con cháu ông để xóa sạch tội ác và sự dối trá trắng trợn đê mạt này.

Vụ án Đồng Tâm: Các luật sư cho biết nhiều chi tiết mới về cái chết của cụ Lê Đình Kình

Nhóm luật sư được mời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người dân Đồng Tâm bị bắt, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 7 tháng Chín, 2020 vừa gửi bản kiến nghị mới đến các quan tòa phản đối việc trong cả ba giai đoạn điều tra, truy tố, chuẩn bị xét xử, các luật sư đã gặp phải rất nhiều khó khăn từ chính các cơ quan tiến hành tố tụng khiến cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thân chủ đang bị tạm giam rất khó khăn.

Ông Bùi Viết Hiểu (phải), người chứng kiến cụ Lê Đình Kình bị bắn chết. Hai vết thương do đạn trổ sau lưng cụ Kình (trái). Ảnh: thoibao.de

Vụ Đồng Tâm: Ông Bùi Viết Hiểu là người chứng kiến cụ Kình bị bắn chết và chính ông cũng bị bắn xém chết

Ông Bùi Viết Hiểu nói với luật sư rằng cụ Lê Đình Kình bị bắn ngay trước mặt ông “người bắn đứng trước cụ Kình khoảng 1m, nòng súng to như cổ tay, nhắm thẳng vào ngực cụ Kình. Cụ Kình ngã xuống, chết trước mặt tôi, sau đó chó nghiệp vụ vào kéo xác cụ Kình đi…”

Cũng theo lời khai của ông Bùi Viết Hiểu khi gặp luật sư trong trại tạm giam thì sau khi bắn chết ông Lê Đình Kình, người ta soi đèn sáng và bắn 2 phát vào ông: 1 phát vào chân và một phát vào ngực. Việc ông Hiểu thoát chết là nằm ngoài dự tính của người bắn vì họ nhắm bắn vào tim nhưng đạn sượt xuống sườn và chạm nổ khiến ông Hiểu bị thủng 3 lỗ hành tá tràng, 2 lỗ đại tràng.

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy đông đảo lực lượng cảnh sát cơ động đang tiến về thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội sáng sớm ngày 9/1/2020. Ảnh: Mạng xã hội, RFA edited

Phiên tòa Đồng Tâm: “Dọn đường đưa dân lên đoạn đầu đài”?

Đài RFA ghi nhận truyền thông Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin thông báo của tòa án về phiên tòa sơ thẩm đối với vụ án Đồng Tâm. Nội dung các bản tin tập trung chủ yếu vào những thông tin cáo buộc 29 người dân Đồng Tâm là tội phạm lên kế hoạch giết người kỹ càng, bài bản và có chủ đích. Chẳng hạn, trong bản tin của VTC News, đăng tải hôm 3/9 ghi rõ “với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, những kẻ ở Đồng Tâm dùng dao phóng lợn tấn công khiến 3 chiến sĩ ngã xuống hố sâu, sau đó chúng nhẫn tâm đổ xăng xuống và châm lửa đốt.”

Một số người dân Đồng Tâm, với dấu vết bị thương tích bởi tra tấn trong khi bị công an tạm giữ, trong tổng số 29 người bị cáo buộc các tội danh thật nặng nề trong vụ án Đồng Tâm. Ảnh chụp từ blog xuandienhannom

Đồng Tâm – Máu, nước mắt và sự hận thù chưa dứt…

Giờ đã quá muộn để nói đến hai từ “giá như” đối với sự kiện đã xảy ra ngày 9/1/2020 và sự kiện xảy ra trước đó nhưng cách hành xử trong phiên toà bắt đầu từ 7/9/2020 tới đây và những ngày sau đó nữa sẽ chứng tỏ rằng vết thương hằn sâu trong lòng người dân Đồng Tâm có cơ hội được chữa lành hay không, chính quyền này có phải là chính quyền của dân hay không và tình quân dân cá nước có thực sự tồn tại trong thời bình nữa hay không hay chỉ là những khẩu hiệu sáo rỗng, nhạt nhoà.

Một số người dân Đồng Tâm, với dấu vết bị thương tích bởi tra tấn trong khi bị công an tạm giữ, trong tổng số 29 người bị cáo buộc các tội danh thật nặng nề trong vụ án Đồng Tâm. Ảnh chụp từ blog xuandienhannom

Mê hồn trận trong việc tiếp xúc thân chủ

Những người hành nghề luật, dù mới vào nghề cũng đủ kiến thức sách vở để biết rằng nhiều hành động đã qua của các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án này là sai luật rất rõ ràng nhưng chọn cách im lặng. Các luật sư chỉ định thì “có cũng như không,” không bao giờ dám lên tiếng nói điều ngược lại; còn số ít luật sư do gia đình các bị can mời phản ứng yếu ớt nên cho tới nay, chúng tôi mới chỉ chạy loanh quanh sự thật – sự thật vụ án vẫn còn là một dấu hỏi lớn không lời giải, ngay cả khi vụ án này được giải quyết bằng hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm.

Ngày nào Luật Đất Đai như hiện nay còn áp dụng, ngày đó còn nhiều thảm cảnh như vụ Đồng Tâm, Vườn Rau Lộc Hưng, v.v. còn xảy ra. Ảnh: Youtube Việt Tân

Nhà cầm quyền CSVN sắp xét xử vụ Đồng Tâm

Trả lời báo chí hôm 6 tháng Bảy, 2020, ông Nguyễn Hữu Chính, Chánh Án Toà Án Hà Nội, thông báo dự kiến xét xử vụ án tranh chấp đất đai dẫn đến chết người ở Đồng Tâm trong tháng Tám.

Theo cáo trạng được công bố hôm 24 tháng Sáu, nhà cầm quyền CSVN đã cáo buộc 29 người dân làng Đồng Tâm tội “tấn công nhằm tiêu diệt lực lượng thi hành nhiệm vụ.” Trong đó, có 25 người bị truy tố về tội “Giết người” với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; 4 người còn lại bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ,” có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù.

Một số người dân Đồng Tâm, với dấu vết bị thương tích bởi tra tấn trong khi bị công an tạm giữ, trong tổng số 29 người bị cáo buộc các tội danh thật nặng nề trong vụ án Đồng Tâm. Ảnh chụp từ blog xuandienhannom

Phiên toà câm?

Việc cả 3 cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Hà Nội gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án, bằng nhiều “thủ thuật” khác nhau để khước từ quyền tiếp cận, sao chép tài liệu có trong hồ sơ vụ án là xâm phạm tới quyền hành nghề hợp pháp của luật sư và gián tiếp xâm phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của các bị cáo.

Nhóm luật sư của các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm đã đến Trại tạm giam số 2 Thường Tín, Hà Nội hôm 29/6/2020 để tiếp xúc với các bị cáo, nhưng đã bị từ chối với lý do không “dính” gì đến với các quy định pháp luật có liên quan: Vì chưa biết hồ sơ vụ án đang do cơ quan nào thụ lý! Ảnh: FB Manh Dang

Diễn biến vụ án Đồng Tâm

Thông qua bản Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh Sát Điều Tra, các luật sư [bào chữa] đã phát hiện nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục và đã chọn hai trong số đó để kiến nghị khẩn cấp, gồm: 1/ Về cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án; và 2/ Về bổ sung người tham gia tố tụng.

Đường vinh quang của CSVN là khủng bố dân lành

Kết nối tất cả những cuộc đàn áp và bắt bớ, giết chóc và khủng bố ở qui mô chưa từng có mà thời gian qua nhà cầm quyền CSVN đã thực hiện, đặt những sự kiện bi thảm này trong bối cảnh chính trị xã hội trong nước và quốc tế gần đây để rút ra điều gì? Thể chế cộng sản không bao giờ thay đổi bản năng khủng bố tàn bạo. Chủ nghĩa khủng bố đã giúp cho những người cộng sản nắm được quyền lực và sẽ tiếp tục được sử dụng để duy trì quyền lực.

George Floyd và Lê Đình Kình: Hai cái chết, ngàn thái độ. Đồ họa: Luật Khoa

George Floyd và Lê Đình Kình: Hai cái chết, ngàn thái độ

Cái chết của người đàn ông Mỹ gốc Phi có tên George Floyd tiếp tục làm chấn động thế giới. Bị cảnh sát Hoa Kỳ đè ngạt thở trong gần tám phút liền, sự kiện George Floyd là giọt nước tràn ly đối với những bất công có hệ thống liên quan đến sắc tộc và màu da bên trong nền dân chủ Hoa Kỳ, và rộng hơn là ở các quốc gia dân chủ cấp tiến phương Tây.

Cụ Lê Đình Kinh sau khi chết với nhiều vết bầm tím ở sau lưng sau vụ công an tấn công vào Đồng Tâm hôm 9/1/2020 (hình trái), và cảnh sát cơ động ở Đồng Tâm hôm 9/1/2020 (hình phải). Ảnh: RFA

Kết luận điều tra vụ Đồng Tâm: Luật sư, người thân chỉ ra nhiều điểm mâu thuẫn, trái luật

Theo bản kết luận điều tra, Công an Hà Nội đề nghị truy tố tổng cộng 29 người. Trong đó, 25 người bị đề nghị truy tố về tội danh “Giết người” theo khoản 1, điều 123, Bộ Luật Hình Sự. Bốn người còn lại bị đề nghị truy tố theo tội danh “Chống người thi hành công vụ.” Tất cả đều là người dân làng Đồng Tâm.

Các luật sư bào chữa và người thân của các bị can cho rằng bản kết luận điều tra có nhiều điểm mâu thuẫn và trái luật.