luật đất đai

Lãnh sự quán CSVN tại Genève, Thụy Sĩ bị phái đoàn COSUNAM gõ cửa

Thực hiện chiến dịch “Gõ cửa lãnh sự quán CSVN” vào ngày 27 tháng Mười, 2020 ba thành viên của Ủy Ban Thụy Sĩ – Việt Nam (Comité Suisse-Vietnam – COSUNAM) đã đến gõ cửa Tổng Lãnh Sự Quán CSVN tại Genève, Thụy Sĩ để trao lá thư của hơn 100 chính trị gia, tổ chức quốc tế và nhà hoạt động dân gửi cho Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc để Đòi Công Lý Cho Đồng Tâm.

15 dân biểu liên bang Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Ngoại Giao kêu gọi CSVN tôn trọng nhân quyền và luật pháp trong vụ Đồng Tâm.

15 dân biểu liên bang Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Ngoại Giao kêu gọi CSVN tôn trọng nhân quyền và luật pháp trong vụ Đồng Tâm

Dưới sự dẫn đầu của các Dân Biểu Alan Lowenthal, Harley Rouda, J. Luis Correa 15 dân biểu liên bang Hoa Kỳ đã cùng ký tên trong một bức thư gửi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo để bày tỏ sự quan ngại của họ về những vi phạm nhân quyền và vi phạm pháp luật trong vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm. Các dân biểu yêu cầu Bộ Ngoại Giao kêu gọi chính phủ Việt Nam điều tra cái chết của ông Lê Đình Kình và tôn trọng các quyền cơ bản của con người, quy trình tố tụng, pháp quyền và tự do biểu đạt chính kiến.

Một số bị cáo trước tòa, hôm 7/9/2020, ngày đầu tiên của phiên sơ thẩm vụ án Đồng Tâm.

Vụ Đồng Tâm ở Việt Nam: Hạ màn

Chế độ Hà Nội có cái nhìn tiêu cực về các cuộc phản kháng của nông dân. Theo học thuyết của Đảng và luật pháp Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thay mặt dân để quản lý đất. Nếu nông dân kiên trì trong việc khẳng định quyền canh tác đất khi nhà nước độc đảng ra quyết định sự dụng nó vào mục đích khác, ngay cả khi họ chỉ đòi được đền bù xứng đáng, họ có nguy cơ bị gán là “bọn nổi loạn và khủng bố,” bị ép buộc phải rời đi, và trong những trường hợp điển hình, bị truy tố.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà Nước là đại diện chủ sở hữu... Ảnh minh họa: Internet

Đất đai ở Việt Nam cứ mỗi 5 năm lại đổi chủ một lần?

“Sở hữu toàn dân về đất đai đâu phải có nghĩa là bất kỳ một m² đất nào trên lãnh thổ Việt Nam cũng là của chung, của hơn 95 triệu người dân Việt Nam?” – không ít ý kiến thắc mắc về ý nghĩa câu chữ.

Hệ lụy tất yếu của thắc mắc vừa kể ở trên, là chuyện quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là đại diện chủ sở hữu là không chuẩn về mặt khái niệm. Vì không rõ toàn dân là ai, những ai có quyền nhân danh Nhà nước để nắm quyền sở hữu đó. Do vậy, trong thực tế, quyền sở hữu này trở nên mù mờ và rất dễ bị lạm dụng.

Nông dân và đồng ruộng. Ảnh: Internet

Luật Đất Đai hủy diệt giống nòi

Mỗi người Việt Nam nếu không thấy sự thật khủng khiếp này để tác động lãnh đạo đảng CSVN nhanh nhất có thể hủy bỏ Luật Đất Đai nguyên nhân của mọi nguyên nhân hủy diệt đất đai tài nguyên lớn nhất, vô giá của quốc gia, dân tộc thì chính chúng ta là tội đồ của Lịch sử dân tộc Việt.

Ông Lê Đình Kình (trái) cùng dân làng Đồng Tâm quyết giữ đất đai của gia đình bị lực lượng công an đột nhập tư gia bắn chết rạng sáng 9/1/2020 và 2 người con Lê Đình Chức (thứ nhì từ trái), Lê Đình Công (thứ ba) bị kết án tử hình, và cháu nội Lê Đình Doanh bị án tù chung thân qua phiên tòa "bỏ túi" trơ trẽn 14/9/2020.

Từ nhà nước công an trị tới chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam

Phiên tòa xét xử 29 người dân ở Đồng Tâm vừa qua là một tấn kịch bi thảm, ngập máu và nước mắt của dân oan. Nơi quỉ dữ nhân danh “pháp luật” để thi hành thứ “công lý” của chúng. Trong đó, sinh mạng người dân là vật hiến tế.

Sự kiện Đồng Tâm làm cho nhiều người liên tưởng tới ký ức kinh hoàng của thời kỳ cải cách ruộng đất.

Nhiều người nói rằng, gốc rễ của vấn đề, căn nguyên của mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt là do bộ Luật Đất Đai đầy mâu thuẫn, xuất phát từ “mệnh đề” quái gở “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do dân làm chủ và Nhà nước đại diện thống nhất quản lý” được ghi trong Hiến Pháp của CSVN.

Từ trái, các ông Lê Đình Chức (con trai ông Lê Đình Kình), Lê Đình Công (con trai ông Kình), Lê Đình Doanh (con trai ông Công và là cháu nội ông Kình) nói lời sau cùng trước tòa. Ảnh: Người Việt edited (từ TTXVN/ Thanh Niên)

Vụ Đồng Tâm và Luật Magnitsky

Không giúp được gì nhiều cho người dân qua cơn khổ nạn, người Việt ở nước ngoài vẫn có thể giúp ngăn chặn bàn tay đẫm máu của chúng bằng cách vận động chính phủ Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ áp dụng Luật Magnitsky Toàn Cầu lên tập đoàn tội ác này.

Việc trừng phạt bằng Luật Magnitsky (cấm nhập cảnh, phong tỏa tài khoản và tài sản) không mang lại công bằng cho người dân Đồng Tâm và hàng triệu dân oan mất đất mất nhà khác, nhưng có thể làm cho bọn tội phạm khoác áo công quyền phải chùn tay, phải nghĩ tới hậu quả mỗi khi chúng rắp ranh thực hiện một tội ác chống lại nhân dân.

Các bị cáo tại phiên xét xử về vụ án xuất phát từ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, Hà Nội. Ảnh chụp báo mạng Vietnamnet ngày 10/9

Thêm hai tổ chức nhân quyền phản đối những bản án tuyên cho dân Đồng Tâm

Hai tổ chức này kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay và vô điều kiện cho những người đang bị giam tù; tiến hành điều tra những vấn đề liên quan gồm cáo buộc tra tấn trong thời gian xét hỏi, kế hoạch tập kích vào xã Đồng Tâm, về cái chết của ông Lê Đình Kình, về thông tin nói 3 công an chết trong vụ tập kích. Công cuộc điều tra phải có sự tham dự của quan sát độc lập quốc tế. Kết quả điều tra phải được công khai cho công luận trong và ngoài nước.

Những người ra tù khi phiên sơ thẩm Đồng Tâm kết thúc đến thẳng nghĩa trang viếng mộ ông Lê Đình Kình. Ảnh; Báo Sạch cắt hình ảnh được cắt ra từ clip của cháu nội ông Lê Đình Kình quay

Hằn lên những khắc khổ

Không ai phân tích luật pháp hay hơn các luật sư trong phiên tòa vừa qua. Họ giúp công chúng nhìn thấy những điểm mờ của cáo trạng, thấy sự bất phục nhân tâm của các bản án…

Chúng tôi đã nhắc đến nguồn cơn của bi kịch ở Đồng Tâm, cho cả người dân lẫn lực lượng cảnh sát, đó là quyền sở hữu đất đai.

Nhưng, cao hơn hết thảy những luật pháp do con người đặt ra và cố gắng tranh cãi để phân thắng thua, đó là luật Tự Nhiên. Luật ấy tự nhiên quy định rằng con người được phép sở hữu đất đai từ ông bà tổ tiên của mình.

Luật Sư Ngô Anh Tuấn chỉ tay xuống "hố kỹ thuật" - được phía cảnh sát điều tra cho là nơi 3 viên công an té xuống và bị thiêu chết. Luật Sư Đặng Đình Mạnh ở phía sau. Ảnh: FB Manh Dang

Thực nghiệm hiện trường là đúng pháp luật, tối cần thiết và khả thi

Chỉ có thực nghiệm hiện trường mới rõ các bị cáo có tội hay vô tội. Nếu nhà nước không làm thì Dân sẽ tự làm để chứng minh cho toàn dân và cộng đồng quốc tế biết rõ sự thật. Thực nghiệm hiện trường hoàn toàn đúng pháp luật và tối cần thiết. Không thực nghiệm, không thể kết tội!

LS Đặng Đình Mạnh viếng thăm gia đình cụ Lê Đình Kình sau cái chết thảm khốc của cụ rạng sáng 9/1/2020. Trong ảnh, bà quả phụ Dư Thị Thành tiếp LS Mạnh. Ảnh: FB Manh Dang

Ai có quyền miễn nhiễm với bất công

Bất công có thể đến với bất cứ ai và bất cứ lúc nào, chỉ có điều, đừng ngây thơ nghĩ rằng chúng ta có thể miễn nhiễm cho đến trước khi nó ập xuống số phận. Cuộc sống có nhiều lựa chọn, nhưng để lựa chọn đúng, thì đừng bao giờ quên tấm gương ông cụ đất Đồng Tâm, đừng bao giờ.

Cuộc tập kích hàng ngàn quân giữa đêm và hai án tử oan khiên.

Man rợ, bất nhân

Một vụ án 2 án tử hình, với 29 bị cáo mà vội vàng gói trong 3 ngày, bỏ qua yêu cầu về thực nghiệm hiện trường, hạn chế việc tiếp xúc với bị can tới tối đa, chứng cớ đưa ra thì mập mờ, vô lý. Một bản án đầy tính áp đặt của độc tài vậy mà truyền hình đưa tin là “nhân văn.” Đấy là kiểu nhân văn của sói đàn. Một sự nhân văn mồm mép bọc ngoài sự man rợ. Trong khi nhiều nước đã bỏ án tử hình.