NATO

Chuẩn bị cho chiến tranh? Lính Nga trong cuộc tập trận mới nhất ở Belarus. Ảnh: AP

Các bước đi khả dĩ tiếp theo của Putin ở Ukraine là gì?

Tình hình ở miền Đông Ukraine rất nóng bỏng. Hiện nay Nga đã công nhận “Cộng hòa Nhân dân” Donetsk và Luhansk là các quốc gia độc lập và ra lệnh triển khai quân đội. Liệu Putin sẽ tấn công? Chúng tôi dự báo những bước đi tiếp theo mà tổng thống Nga có thể lựa chọn.

Tổng thống Nga Putin bắt tay Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội Nghị APEC 11/11/2014. Ảnh: Greg Baker/ AFP via Getty Images

Washington phải chuẩn bị cho cuộc chiến với cả Nga và Trung Quốc

Khi Nga đe dọa một cuộc xâm lăng trên đất liền lớn nhất ở Châu Âu kể từ Thế Chiến Thứ Hai, câu hỏi chiến lược của thế kỷ 21 đang trở nên rõ ràng: Làm thế nào Hoa Kỳ có thể đồng thời chế ngự hai cường quốc xét lại, chuyên quyền, vũ trang nguyên tử là Nga và Trung Quốc? Câu trả lời, theo nhiều chính trị gia và chuyên gia quốc phòng, là Washington phải tiết chế phản ứng với Nga ở Châu Âu để tập trung vào mối đe dọa lớn hơn do Trung Quốc gây ra ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Đây sẽ là một sai lầm.

Binh sĩ Ukraine chất tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ cung cấp. Ảnh chụp ngày 11/02/2022 tại phi trường Boryspil, gần Kyiv (AP/ Efrem Lukatsky)

Khủng hoảng Ukraine: Chuỗi trừng phạt nào có thể chặn cỗ máy Putin?

Với cuộc khủng hoảng Ukraine, Vladimir Putin trắc nghiệm tình liên đới, khả năng ứng phó của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu. Cuộc khủng hoảng này còn là một phép thử tình bạn “Putin – Tập Cận Bình.” và cho phép Bắc Kinh đo lường sự quyết tâm của Mỹ trong hồ sơ Đài Loan. Trên đây là những nhận định chung của các nhật báo lớn ở Pháp số ra ngày 23/02/2022.

Tổng Thống Nga Putin. Ảnh: DPA/ Aleksey/ Sputnik

Putin đã lột mặt nạ

Vladimir Putin đã phát biểu trước người dân của mình trên truyền hình vào tối thứ Hai hôm qua ngày 21/2. Đó là một bài phát biểu đen tối. Tổng thống Nga quay trở lại lịch sử Nga, với những sai lầm của Stalin, của Lenin và ông nhấn mạnh: “Ukraine là một phần không thể tách rời trong lịch sử của chúng ta.” Ông coi nước này ngày nay chỉ là một công trình kiến ​​trúc.

Nó dường như là một lời tuyên chiến – cũng gửi đến phương Tây. Trong bài phát biểu, Putin đã tự lột trần động cơ thực sự của mình

Binh sĩ Ukraine ở vùng Donetsk do phe ly khai thân Nga kiểm soát. Ảnh: AFP

Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông

Có phải phương Tây đã hứa với Nga sẽ không mở rộng NATO về phía Đông? Nhà sử học người Mỹ Mary Elise Sarotte nói về việc hiểu lầm cố hữu này đã tác động đến chính sách của Putin cho đến nay và cách mà phương Tây nên đối phó với Nga như thế nào.

Tổng Thống Nga Putin. Ảnh: Deutsche Welle (DW)

Nếu Nga thắng thì sao?

Các nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn chiến tranh, chấm dứt xung đột đã diễn ra với những chuyến đi con thoi của những người đứng đầu các nước Pháp, Đức nhưng áp lực quân sự của Nga ở biên giới nước láng giềng được Hoa Kỳ mô tả là không suy giảm.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga chọn chiến tranh và thắng ở Ukraine?

Tổng Thống Nga Putin. Ảnh: Financial Times

Putin đang tính toán điều gì?

Mọi con mắt đều đang đổ dồn vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nơi phương Tây và nước Nga của ông Vladimir Putin đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu sẽ làm thay đổi cục diện thế giới. Vào lúc này, có một câu hỏi khó trả lời thỏa đáng: Tổng Thống Nga Vladimir Putin là người như thế nào? Một nhà chiến lược tài ba hay một nhà lãnh đạo liều lĩnh, phiêu lưu?

Tổng Thống Nga Putin trong cuộc họp báo cùng Thủ Tướng Đức Olaf Scholz ở Moscow hôm 15/2/2022. Ảnh: Sputnik/ Sergey Guneev

Nga đánh Ukraine để làm gì?

Căng thẳng Nga và Ukraine không chỉ mới bắt đầu từ bốn tháng nay mà đã xảy ra từ năm 2014 khi Nga xâm chìến Crimea và xúi giục người Nga tại hai tỉnh Donetsk và Luhansk thuộc vùng Donbass, phía Đông của Ukraine nổi lên đòi tự trị, tạo ra cuộc xung đột vũ trang giữa chính quyền Ukraine với các lực lượng quân đội ly khai khiến cho hơn 14.000 người thiệt mạng trong nhiều năm qua.

Câu hỏi đặt ra là Tổng Thống Putin gây áp lực lên Ukraine lần này để làm gì và liệu có tấn công vào Ukraine hay không?

Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc họp báo ở thủ đô Kyiv, 14/2/2022. Ảnh: Valentyn Ogirenko/ Reuters

Putin không thể xóa sổ Ukraine

Miễn là phương Tây lên án và trừng phạt sự hung hăng của Nga và bác bỏ các tuyên bố của Nga đối với Ukraine, ban lãnh đạo hiện tại ở Kyiv sẽ có được sự ủng hộ khi mọi người tập hợp xung quanh chính phủ đối mặt với sự điên cuồng của Moscow. Và nếu chính phủ Zelensky sụp đổ khi đối mặt với các cuộc biểu tình sau thất bại quân sự, thì sự thay thế của họ trong mọi khả năng sẽ càng cứng rắn hơn trong việc bảo vệ nền độc lập của Ukraine.

Biểu tình phản đối Nga ở Kyiv, Ukraine hôm 12/2/2022. Ảnh: AFP

Khủng hoảng Ukraine, Việt Nam đang ở vào thế khó

Liệu Nga có chấp nhận nhượng bộ Trung Quốc về vấn đề biển Đông không thì đó là một vấn đề mà Việt Nam cần tính tới. Bởi vì hơn lúc nào hết, Nga rất cần sự ủng hộ của Trung Quốc. Hơn nữa, lợi ích địa chính trị lúc này trong mối quan hệ với Trung Quốc sẽ lớn hơn rất nhiều những lợi ích Nga sẽ nhận được từ Việt Nam.

Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden (phải) và tân Thủ Tướng Đức Olaf Scholz tìm cách thống nhất một lập trường chung, nếu Nga tiến hành chiến tranh xâm lược Ukraine, đường ống dẫn khí đốt Nord Stream II trị giá $11 tỷ đưa khí đốt của Nga đến các khách hàng Châu Âu sẽ bị đóng ngay lập tức và dự án sẽ bị hủy bỏ khi tiếng súng xâm lược nổ ra. Ảnh: Anna Moneymaker/ Getty Images

Từ Ukraine đến Đài Loan: Mỹ ‘lưỡng đầu thọ địch!’

Hoa Kỳ xem ra đang “lưỡng đầu thọ địch.” Washington một mặt khẳng định với các giới chức Đài Loan rằng cam kết hỗ trợ Đài Loan tự vệ vẫn vững như bàn thạch, một mặt cung cấp vũ khí đạn dược cho Ukraine phòng thủ trước nguy cơ bị Nga tấn công.

Tổng Thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 4/2/2022. Ảnh: Alexei Druzhinin - Sputnik/ AFP

Quan hệ Nga-Trung: Bề ngoài hữu nghị, bên trong nghi kỵ

Trong một bài phỏng vấn dành cho kênh truyền hình TV5 Monde ngày 5/2/2-22, chuyên gia về Trung Quốc Marc Julienne thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) cho rằng đằng sau bề ngoài thân thiết được phô bày, quan hệ giữa Matxcơva và Bắc Kinh vẫn được đánh dấu bằng một thái độ nghi kỵ lẫn nhau, đặc biệt từ phía Nga.