nghiên cứu khoa học

Phó giáo sư bị báo chí trong nước tố bán nhiều bài nghiên cứu để kiếm tiền. Ảnh: FB Vu Hong Nguyen

Nghiên cứu khoa học & Liêm chính khoa học

Mấy hôm nay, tên của PGS.TS Đinh Công Hướng, giảng viên Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, thành viên Hội đồng ngành toán Quỹ Nafosted (Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia), được nhắc đến trên khắp các phương tiện truyền thông, và là đề tài bàn luận của nhiều chuyên gia cũng như người bình dân về một vấn đề “nghe có vẻ” nghiêm trọng đó là vị GS này đã “vi phạm” liêm chính khoa học trong quá trình nghiên cứu. Để trả lời cho vấn đề này anh Hướng chỉ cho biết “Tôi làm vậy để kiếm tiền, cải thiện kinh tế, kiếm thêm thu nhập, mong muốn đời con mình sẽ được cải thiện hơn.” Ngoài ra, anh cũng nhanh chóng nộp đơn xin rút khỏi Hội đồng ngành toán Quỹ Nafosted.

‘Dục tốc bất đạt’

Tưởng tượng một tình huống: nhà khoa học báo cáo rằng họ mới phát hiện một protein có thể giúp phân biệt người mắc bệnh ung thư và bình thường. Hay hơn nữa, cái protein này nó có thể cho bác sĩ biết nên dùng thuốc nào cho bệnh nhân.

Là bệnh nhân, bạn có muốn xét nghiệm cái protein đó không?…

Từ trái sang phải: Giáo Sư John Eisman (mentor của tôi, người vào đại học năm 15 tuổi); Giáo Sư Peter Croucher (nay là Phó Viện Trưởng Viện Garvan); Giáo Sư John Hewson (từng là lãnh tụ Đảng Tự Do của Úc) và tác giả GS Nguyễn Văn Tuấn. Hình này chụp nhân dịp buổi lễ khai mạc Sáng Kiến Osteoporosis Australia mà tôi đóng góp một phần. Ảnh: Blog Tuan V. Nguyen

Tin mừng ngày Quốc Khánh Úc: Huân chương Australia

Ngày Quốc Khánh Úc năm nay (26/1/2022) đối với tôi là một ngày rất đáng nhớ trong đời: Tôi được Tổng toàn quyền Úc (Đại diện Nữ Hoàng) trao Huân Chương Australia (Order of Australia). Tôi chợt nhớ nhiều kỷ niệm cũ và viết cái note này như là một lời tâm tình…

Đúng vào ngày này của 40 năm trước (26/1/1982) tôi đặt chân đến Úc bắt đầu hành trình của một ‘thuyền nhân.‘ Từ bất ngờ này đến bất ngờ khác làm cho cái Tết năm nay thiệt là có ý nghĩa.