nguy cơ Trung Quốc

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) tiếp Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr., tại Tòa Bạch Ốc hôm 1/5/2023. Ảnh minh họa: Alex Wong/ Getty Images

Nguy cơ đụng độ trên Biển Đông đang đến gần

Châu Á-Thái Bình Dương có nguy cơ trở thành chiến địa giữa hai thế lực Mỹ và Trung Quốc. Những diễn biến quân sự và ngoại giao đang diễn ra cho thấy nguy cơ đó đang đến gần hơn bất cứ lúc nào.

Vào Thứ Tư, 10 tháng Tư, ông Joe Biden, tổng thống Mỹ, sẽ đón tiếp hai nguyên thủ quốc gia Châu Á là ông Fumio Kishida, thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr., tổng thống Philippines. Cuộc họp thượng đỉnh giữa ba nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật và Philippines diễn ra vào lúc trên Biển Đông, Hải Quân ba nước cũng bắt đầu chiến dịch tuần tra chung.

Người dân Hà Nội hôm 14/3/2016 tưởng niệm 64 tử sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc giết hại ngày 14/3/1988. Ảnh: AFP

Tuyên bố 36 năm ngày mất một phần quần đảo Trường Sa

… Chính quyền cần đưa sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa (năm 1974), Chiến tranh Biên giới (năm 1979…) và chiếm một phần quần đảo Trường Sa (năm 1988) của Việt Nam vào môn học lịch sử các cấp để giáo dục thế hệ trẻ người Việt hôm nay và mai sau biết Sự Thật lịch sử dân tộc, ý thức sâu sắc rằng: Vừa hợp tác hoà bình, hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, nhưng vừa không bao giờ được quên âm mưu thôn tính Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Biển Đông 2024: “Vạc dầu Châu Á” sôi trào

Hãy nhớ lại câu nói mà Tập nhắn nhủ với “người bạn thân thiết” Putin vào tháng 3/2023 “Hiện nay, có những thay đổi chưa từng xảy ra trong 100 năm. Khi chúng ta sát cánh bên nhau, chúng ta sẽ thúc đẩy những thay đổi này.”

Đúng như Tập Cận Bình nhận định, đây đang là một thời điểm vàng cho ông ta và Putin theo đuổi những giấc mộng điên rồ nhất. Trong tình huống này, cả Đài Loan và Bãi Tư Chính của Việt Nam đều là những mục tiêu trong tầm ngắm, cân nhắc của Trung Nam Hải.

Đường di chuyển của tàu khảo sát Trung Quốc trong hai tháng 5 và 6, 2023 theo mô hình chữ "Trung" ( “中”) ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Ảnh minh họa: Raymond Powell/ Sealight Project

Liệu “sấm” Trạng Trình có đúng?

Trong những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, trên nhiều trang mạng xã hội, các hội nhóm có người đã trích dẫn đoạn thơ được cho là một câu sấm của Trạng Trình và bày tỏ lo ngại về biến chuyển thời cuộc, liên hệ về khoảng thời gian ứng nghiệm của câu thơ, cũng như những diễn biến địa chính trị trên thế giới và khu vực càng khiến đề tài thêm thú vị, nhận được quan tâm của dư luận.

“Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân, Dậu niên lai kiến thái bình.”

Hình chụp ngày 22/9/2023 cho thấy tàu tuần duyên Trung Quốc chặn ngang trước mũi tàu Philippines gần Bãi Cỏ Mây trên Biển Đông. Ảnh: Ted Aljibe/AFP via Getty Images

Biển Đông: Căng thẳng Trung Quốc-Philippines gia tăng

Lợi dụng lúc Hoa Kỳ chú tâm vào cuộc chiến mới bùng phát ở Trung Đông, Trung Quốc đẩy mạnh thủ đoạn xâm chiếm Biển Đông bằng việc gia tăng các hành động gây hấn với Philippines.

Ảnh: New York Times

Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?

Hãy để tôi giải thích lý do tại sao tôi quan ngại về Trung Quốc và tại sao tôi luôn nhấn mạnh rằng chiến lược ngăn chặn ở Thái Bình Dương phải là ưu tiên hàng đầu, ngay cả khi các mối đe dọa khác dường như cấp bách hơn.

Chiến đấu cơ J-15 cất cánh từ tàu sân bay Sơn Đông trong một đợt tập trận xung quanh đảo Đài Loan của quân đội Trung Quốc, ngày 19/4/2023. Ảnh: AP - An Ni

Trung Quốc “bất ngờ” điều tàu sân bay Sơn Đông trở lại Biển Đông

Trong một động thái bất thường, Trung Quốc đã cho nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông trở lại Biển Đông từ ngày hôm qua, 15/09/2023. Theo thông cáo của Bộ Quốc Phòng Nhật Bản, Bắc Kinh đồng thời điều năm trong số tám chiến hạm đã tiến vào Biển Philippines hôm thứ Hai (11/9) trở lại Biển Hoa Đông.

Toàn cảnh đảo Tri Tôn, hòn đảo gần đất liền Việt Nam nhất của quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp vệ tinh ngày hôm nay, 17/8/2023. Ảnh: Planet/ RFA

Chuyên gia: “Đường băng mới của Trung Quốc trên đảo Tri Tôn sẽ có sức tác động đáng kể với Việt Nam”

Đảo Tri Tôn là đảo cực tây của quần đảo Hoàng Sa, là hòn đảo thuộc Hoàng Sa gần Việt Nam nhất. Nhiều giả thuyết được đặt ra rằng nếu Trung Quốc xây dựng những cơ sở hạ tầng mới (có thể là đường băng) trên đảo này, khả năng ảnh hưởng của nó đối với an ninh của Việt Nam, Philippines cũng như khu vực biển Đông sẽ ra sao? Trong khi đó, một cơ sở quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đã được Trung Quốc trang bị đầy đủ, vậy vì sao nước này cần thêm một đường băng ngắn nữa ở Tri Tôn?

Cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan. Ảnh: AP

Mỹ, Nhật, Philippines nhất trí tăng cường quan hệ an ninh

Các cố vấn an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines tổ chức cuộc hội đàm chung đầu tiên ngày 16/6 và đồng ý tăng cường hợp tác quốc phòng, trong lúc Washington và các đối tác củng cố liên minh của họ để thích ứng với căng thẳng gia tăng về Triều Tiên, Trung Quốc và Ukraine, cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan cho biết.

Giám đốc CIA William Burns (left) bước vào phiên điều trần tại Thượng viện Hoa Kỳ hồi tháng 3/2023. Ảnh: Alamy/ Financial Times

Giám đốc CIA William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới

Bất chấp việc Vladimir Putin đe dọa dùng đến vũ khí hạt nhân, [Giám đốc CIA] Burns nói rằng Mỹ vẫn tiếp tục coi Trung Quốc, chứ không phải Nga, là đối thủ chính của mình. “[Putin] thể hiện theo một cách rất đáng lo ngại rằng các cường quốc đang suy yếu có thể làm loạn, chí ít cũng bằng với các cường quốc đang trỗi dậy,” ông nói. Nhưng Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn.