Nguyễn Phú Trọng

Lê Thanh Hải sẽ vào lò ông Trọng

Lê Thanh Hải sẽ là khúc củi kế tiếp của lò Nguyễn Phú Trọng

Việc ông Trọng tái xuất hiện 2 lần trong vài ngày qua chỉ để kêu gọi người dân đừng để bị các thế lực thù địch kích động xuống đường, và để siết chặt thêm vòng vây phe nhóm Lê Thanh Hải, trong khi tình hình Bãi Tư Chính đang ngày càng căng thẳng, xung đột vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vậy mà ông Trọng không một lời nhắc đến. Rõ ràng ông Trọng chỉ lo đến việc giữ 2 chiếc ghế đang ngồi của mình và phe nhóm.

Một tàu hải cảnh Trung Cộng. Ảnh: AP

Thế lực thân địch*

Sự vô tâm đến khó hiểu của ông Nguyễn Phú Trọng không làm cho người dân ngạc nhiên lắm vì từ bao lâu nay thái độ “kính nhi viễn chi” của ông đối với quan thầy Trung Quốc vẫn trước sau như một, nhưng lần này ông đã đi xa hơn, thay vì lên tiếng cảnh báo họa xâm lăng từ phương Bắc thì ông lại tỏ ra “quan ngại” đối với đồng bào ông, những kẻ mà ông gọi là “thế lực thù địch”.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp mặt 90 chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu năm 2019 và 10 cán bộ công đoàn nhận giải thưởng Nguyễn Văn Linh hôm 20 tháng Bảy tại Phủ Chủ Tịch nhân kỷ niệm 90 năm thành lập công đoàn. Ảnh: Báo Người Sài Gòn

Ông Trọng đang ngứa miệng!

Ông Trọng lên giọng nhắn nhủ công nhân rằng đừng để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước của mình; nhưng trong thực tế, chính đảng CSVN ngay từ khi thành lập cho đến sau khi cướp được chính quyền năm 1945 mới là người lợi dụng lòng tin và xương máu của công nhân để nuôi sống đảng qua các thời kỳ.

Ông Nguyễn Phú Trọng tái xuất hiện ngày 21 tháng Sáu, 2019. Screenshot từ VnExpress

Nguyễn Phú Trọng bị chơi khăm?

Cho dù ông Trọng đã ‘tái xuất’ vào ngày 21 tháng Sáu để chủ trì họp Bộ Chính Trị, cái lối thoắt ẩn thoắt hiện của ông ta không thể khiến người ta bớt hoài nghi về việc Trọng có thể thực hiện chuyến công du Mỹ, và có thể cả Canada, một cách hoàn hảo bằng chính đôi chân của ông ta vào tháng Tám tới.

Nguyễn Phú Trọng lại biến mất, sắp có sóng dữ?

Buổi diễn “phô trương sức khoẻ bình thường” ngày 29 tháng 5 thông qua việc đệ trình Công Ước 98 trước Quốc Hội coi như đã thất bại. Thức thách kế tiếp là chuyến công du Hoa Kỳ. Nếu ông Trọng không thực hiện được chuyến đi này, trễ nhất là vào tháng 8, thì chắc chắn những cơn sóng ngầm trong nội bộ Đảng CSVN… sẽ biến thành sóng dữ.

Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp Hành TƯ Đảng CSVN khóa XII. Ảnh: Internet

Khó lắm, các đồng chí ạ!

Trong bài diễn văn khai mạc hội nghị TƯ 10, ông Trọng đã đặt ra nhiều vấn đề “xưa như trái đất” nhưng vẫn mới đối với hệ thống đảng trị của thể chế CSVN. Trong diễn văn đó, cụm tính từ “khó, phức tạp”, “rất lớn, vô cùng khó”, “khó lắm, không dễ”, “rất khó, rất phức tạp”… cho đến một câu đầy cảm thán “Khó lắm, các đồng chí ạ!”, đã được lặp lại với tần suất bất thường.

Thông điệp gì trong 3 câu hỏi của Nguyễn Phú Trọng

Để nhấn mạnh thêm thông điệp “quyền lực vẫn trong tay ta”, tại Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 10, ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra một loạt vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị mang tính cốt tử của thể chế được cho là “không bình thường” đối với một lãnh đạo cộng sản.

Nguyễn Phú Trọng xuất hiện, lò nóng trở lại?

Hôm 14 tháng 5, truyền thông trong nước đã đồng loạt đưa tin và hình ảnh Tổng Bí Thư – Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trong cuộc họp “lãnh đạo chủ chốt” tại Hà Nội. Trong buổi họp, ông Trọng đã nhấn mạnh vẫn phải tiếp tục công tác chống tham nhũng, và còn phải làm mạnh hơn nữa. Phải chăng đây là một lời nhắn nhủ cho các phe đối nghịch của ông?

Hình ảnh truyền thông nhà nước công bố ông Trọng xuất hiện trở lại tối 14/5/2019, sau đúng một tháng vắng bóng. Ảnh: Getty Images

Ông Trọng khoẻ hay yếu có khác gì?

Thực sự, việc ông Trọng khoẻ hay yếu, sống hay chết, nếu chỉ có vậy, thì không phải là điều người dân Việt Nam quan tâm. Điều người dân Việt Nam quan tâm là cả cái đảng của ông Trọng sống hay chết. Bởi vì điều mà người dân mong ước là một cuộc sống ấm no trong một xã hội tự do dân chủ. Nhưng đó lại là điều mà cái đảng của ông Trọng không những không bao giờ có thể tạo ra cho người dân, mà ngược lại họ đang làm cho xã hội ngày một tệ hại hơn.

Ông Trần Đại Quang, thời còn sống, "đi thăm" cử tri ở TP.HCM, tháng Sáu, 2018. Ảnh: VOA (hình chụp màn ảnh báo Tuổi Trẻ)

‘Đi thăm’ cử tri

Ngày 8/5/2019, hàng chục tờ báo, từ Tuổi Trẻ, Zing, VNExpress, Tiền Phong, đến Đại Đoàn Kết, đều đăng bản tin với nội dung giống nhau gần như tuyệt đối, về việc “cử tri TP.HCM vui mừng trước tin sức khỏe Tổng bí thư-Chủ tịch nước ổn định”! Tuy nhiên, nếu tìm hiểu “cử tri” là “cử tri” nào, sẽ thấy nhiều chuyện lạ…

Chuyện gì sẽ xảy ra khi ông Trọng vô năng?

Với tình hình sức khỏe như hiện nay, ông Trọng khó có thể tiếp tục đảm đang hai vai trò quan trọng là tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước. Đó là chưa kể đến những đối thủ của ông Trọng tìm cách gây “áp lực”, tạo ra những căng thẳng trong nội bộ, khiến ông Trọng có thể phải tự buông bỏ nếu muốn bảo toàn tính mạng.

Ông Đinh Thế Huynh, thường trực Ban Bí Thư, đột ngột phát bệnh và rời khỏi chính trường. Nay, ông Nguyễn Phú Trọng (trái), tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, cũng đột ngột phát bệnh. Mới đây, hôm 3 Tháng Năm, ông Trọng vắng mặt trong tang lễ ông Lê Đức Anh, cựu chủ tịch nước, dù ông Trọng là trưởng ban lễ tang. Ảnh: Na Son Nguyen/AFP/Getty Images

Ai kế vị Nguyễn Phú Trọng?

Ông Nguyễn Phú Trọng, khi nào ông tỉnh táo lại, nên chính thức cử người sẽ lên thay mình làm tổng bí thư và chủ tịch nước. Trong đám “cận thần” của ông Trọng bây giờ, không thiếu gì người nuôi mộng nắm một trong hai chức đó. Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Minh Chính, cho tới Ngô Xuân Lịch, Tô Lâm, ai mà chẳng hy vọng?