Nguyễn Phú Trọng

Ông Võ Văn Thưởng là vị nguyên thủ thứ hai của Việt Nam bị mất chức vì vi phạm kỷ luật đảng trong vòng hơn một năm. Ảnh: Reuters

Ông Võ Văn Thưởng bị bãi miễn các chức vụ: liệu có thỏa đáng?

Khóa 13 chỉ mới đi được hơn nửa nhiệm kỳ đã có đến 4 trên 18 ủy viên Bộ Chính trị bị mất chức, bao gồm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh. Đó là chưa kể hơn một chục ủy viên trung ương đảng là lãnh đạo các tỉnh, thành và các bộ, ban, ngành đã bị kỷ luật vì tham nhũng.

… Tôi nghĩ những người đứng đầu phụ trách công tác này phải thừa nhận trách nhiệm chính trị của mình như là ông Võ Văn Thưởng và Nguyễn Xuân Phúc trước kia,” (TS Nguyễn Quang A)

Tướng Tô Lâm (thứ 2 từ trái sang) bỏ phiếu bầu BCH Trung ương mới khóa 12 năm 2016. Ảnh minh họa: Reuters

Chính trường Việt Nam sau khi phế truất ông Võ Văn Thưởng

Sự ra đi của ông Võ Văn Thưởng để lại một khoảng trống trên chính trường Việt Nam. RFA đặt câu hỏi với GS Zachary [tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ] rằng tình thế chính trị Việt Nam ra sao sau khi ông Võ Văn Thưởng ra đi. Ông Zachary giải đáp:  

“Hiện nay, theo điều lệ của đảng, ngoài ông Tô Lâm, chỉ còn 3 người có tiềm năng làm tổng bí thư là Trương Thị Mai, Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính – người hiện nay là thủ tướng. Vì vậy, tôi nghĩ ông Tô Lâm đang cố gắng loại bỏ từng người một.”

Ông Tô Lâm (trái) tặng hoa cho ông Võ Văn Thưởng khi ông này tham gia đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 vào tháng Sáu, 2023. Ảnh: chinhphu.vn

Đấu đá cung đình CSVN: Thưởng xuống, Lâm lên!

Vở tuồng nhiều hồi một cảnh về thay đổi nhân sự chóp bu do đảng CSVN dàn dựng đang được diễn lại, mà theo đồn đãi mấy ngày qua, ông Võ Văn Thưởng, chủ tịch nước “đã bị cưa ghế.”

Những lúc như thế này, người dân mới thấm thía rằng, trong một nước mà nhà cầm quyền luôn rêu rao “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì người dân chỉ là những khán giả bất đắc dĩ cho một gánh hát bội, diễn đi diễn lại từ năm này qua năm khác một vở tuồng có nhiều hồi nhưng chỉ có một cảnh và các diễn viên nói năng bộ dạng y hệt như nhau.

Ảnh minh họa: (chụp từ báo Thanh Niên) Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ chủ tịch nước sáng ngày 2/3/2023, tức cách nay 1 năm

Việt Nam: Chủ tịch Võ Văn Thưởng từ chức

Theo báo chí trong nước, hôm nay, 20/3/2024, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam đã “đồng ý để Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ” trong đảng và nhà nước.

Trong những ngày qua, đã có nhiều tin đồn về việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ buộc phải từ chức. Quyết định của Trung ương đảng sẽ được Quốc Hội chính thức hóa trong một phiên họp bất thường bàn về “công tác  nhân sự” vào ngày mai, 21/03.

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN. Ảnh: Luong Thai Linh/Pool/AFP via Getty Images

Nếu ông Trọng chết thì…

Tin đồn ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, đã hôn mê, đang thoi thóp trong bệnh viện, thậm chí đã chết, rộ lên khắp nước hiện nay dù guồng máy tuyên truyền hùng hậu của đảng hết sức kín tiếng. Cái chết của ông Trọng, nếu tin đồn là đúng, báo hiệu điều gì?

Hai cựu ủy viên trung ương đảng, cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long (phải, Bộ Y tế) và Chu Ngọc Anh (bộ Khoa học & Công nghệ) trong số nhiều quan chức cao cấp bị xét xử trong đại án test kit Việt Á. Ảnh: Báo mạng Lao Động

Giảm tội cho quan tham là thất nhân văn với Dân

Liên tiếp chủ tịch An Giang, chủ tịch Lâm Đồng đương ngôi đầu tỉnh bị khởi tố. Rồi nguyên uỷ viên trung ương, bí thư Thanh Hoá và nguyên chủ tịch Thanh Hoá bị bắt ói ra 45 tỷ tiền ăn cướp của Dân. Trước đó mấy ngày thứ trưởng Bộ Công thương bị tra tay còng số tám.

Rồi hôm nay 3/1/2024 ba ủy viên trung ương gồm bí thư Hải Dương, chủ tịch Hà Nội, bộ trưởng Y tế ra toà. Nói lên điều gì?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt tay nhau tại Văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 12/12/2023. Ảnh: AP

Tập Cận Bình ở Hà Nội: Hai bên nhất trí về ‘cộng đồng chia sẻ tương lai’; giới bất đồng phản đối

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Ba (12/12) đã nhất trí rằng hai nước sẽ xây dựng một “cộng đồng chia sẻ tương lai.” Cam kết được đưa ra trong ngày đầu của chuyến thăm hai ngày ông Tập Cận Bình tới Việt Nam nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản.

Chuyến thăm được Hà Nội nghênh đón trọng thị, từ thực tế lẫn trên bề mặt truyền thông, nhưng các nhà hoạt động, giới bất đồng chính kiến bày tỏ phản đối và đưa ra cảnh báo về khái niệm gây tranh cãi và cả chuyến thăm của ông Tập.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội vào ngày 12/12/2023. Ảnh: AFP

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp: “Cộng đồng cùng chung một tương lai” và “Cộng đồng chung vận mệnh” giống mà khác nhau!

“Thực ra người Việt Nam người ta cũng hiểu là ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ nó đẹp trên chữ nghĩa, nhưng vẫn cùng nhau xem xét để có thể cụ thể hóa nó. Mà cụ thể hóa thì phải dần dần chứ cái này có phải là một văn bản chặt chẽ và tham gia vào sẽ thành mối quan hệ ràng buộc đâu.

Hai nước vừa ký tuyên bố ‘Cộng đồng cùng chung một tương lai.’ Cụm từ này và cụm từ ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ nó cũng gần như nhau thôi…” (TS Hà Hoàng Hợp)

Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc buổi hội đàm tại Hà Nội 12/11/2017. Ảnh: Internet

Tập Cận Bình sang Việt Nam làm gì?

Có điều, giới lãnh đạo CSVN rất điêu luyện trong nghề đu dây, nâng đến mức “ngoại giao cây tre” gió chiều nào ngả theo chiều ấy, nên Hà Nội sẽ có cách nói vừa không làm phật ý các anh lớn của đảng đàn anh vừa không quá trâng tráo để làm người dân Việt Nam phẫn nộ.

Những ngôn từ bóng bẩy mà các nhà lãnh đạo hai nước nói ra trong chuyến thăm của ông Tập suy cho cùng cũng không đáng quan tâm bằng những thực tế diễn ra hàng ngày, theo đó đảng CSVN vẫn cúc cung thực hiện mọi yêu sách của Trung Quốc dù đôi khi phải đi ngược với lợi ích của đất nước, của dân tộc.

Quốc hội nợ người dân Luật biểu tình hơn 30 năm nay. Ảnh: Internet

Món nợ hơn 30 năm

Nếu cử tri thực sự được quyền ‘đòi nợ’ Quốc hội như lời ông Vương Đình Huệ, người viết bài này mong muốn các cựu chủ tịch Quốc hội có tên sau đây cần đăng đàn giải trình vì sao đã để ‘nợ quá hạn’ kéo dài đối với ‘quyền biểu tình – quyền hội họp,’ chí ít cũng từ Hiến pháp 1992 cho đến nay, tức đã hơn 30 năm: Nông Đức Mạnh – Nguyễn Văn An – Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Sinh Hùng – Nguyễn Thị Kim Ngân, và Vương Đình Huệ.

Nguyễn Phú Trọng tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội. Ảnh: AFP

Trung Quốc, chứ không phải Mỹ, mới là mối bận tâm số một của Việt Nam

Việc ông Tập Cận Bình tới Việt Nam thực ra nằm trong một kế hoạch bận rộn của mối quan hệ song phương Việt-Trung, và nó diễn ra song hành, thậm chí là tất bật hơn, với mối quan hệ Việt-Mỹ ở cùng thời điểm. Dù rằng ở bề ngoài thì mối quan hệ Việt-Mỹ tốn giấy mực của báo giới hơn.

Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN phát biểu bế mạc Hội nghị TƯ 8, khóa 13. Ảnh: Báo Chính phủ

Quy hoạch cán bộ chiến lược khóa XIV: ‘bổn cũ soạn lại’!

“Tôi không hy vọng gì những quy hoạch nguồn cán bộ của đảng Cộng sản Việt Nam ở mọi cấp độ; ví dụ cán bộ cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh rồi đến cấp trung ương. Tôi nghĩ rằng, nói xin lỗi hầu hết là bất tài, vô dụng mà chỉ giỏi lấy lòng chạy vại, mua chức, luồn lót để theo phe đang mạnh ở đảng bộ hoặc địa phương hay ngành nào đó… Những người đứng đầu mà thế lực người ta đang mạnh thì người nào được lòng người mạnh nhất đó sẽ được đưa vào cơ cấu.” (Nhà báo Võ Văn Tạo)