Nguyễn Tấn Dũng

Bộ Trưởng Nguyễn Thanh Nghị sẽ dẹp sạch tham nhũng tại Bộ Xây Dựng?

Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 8/4 vừa qua được Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm chức bộ trưởng Bộ Xây Dựng.

Sau khi ông Nguyễn Thanh Nghị bị kỷ luật, kiểm điểm, nhiều người cho rằng có khả năng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sẽ “đụng đến” những sai phạm của ‘đồng chí X’ khi ông ta làm thủ tướng. Nhiều người đã bất ngờ khi ông Nguyễn Thanh Nghị được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Xây Dựng.

Nguyễn Phú Trọng (trái) đắc lợi khi Trương Tấn Sang (giữa) và Nguyễn Tấn Dũng mải mê đánh nhau hàng chục năm nay. Ảnh: Getty Images

Dũng – Sang đánh nhau, Phú Trọng đắc lợi

Hàng chục năm qua Sang – Dũng mải mê đấu đá lẫn nhau, để rồi thế lực tiêu hao, và Nguyễn Phú Trọng là người hưởng lợi nhiều nhất.

Miền Nam mạnh về kinh tế, đóng góp phần lớn cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên lại không có tiếng nói về mặt chính trị, và vì vậy nơi này giống như một thuộc địa kiểu mới cho các quan chức phía Bắc bóc lột, vắt kiệt sức.

Cựu Bộ Trưởng GT-VT Đinh La Thăng (trái) bị truy tố chủ mưu trong việc bán quyền thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương gây thất thoát hơn 725 tỷ đồng, trong khi Nguyễn Văn Thể (phải) vào thời gian đó là thứ trưởng cùng bộ, được Viện Kiểm Soát cho là không đủ cơ sở để bị xem xét trách nhiệm hình sự!

Ai giúp Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể thoát nạn?

Cũng có người cho rằng nếu như chuyện này xảy ra năm 2019 hay đầu năm 2020, chắc ông Thể đã bị truy tố ra tòa. Nhưng từ ngày Ba Dũng “tái xuất giang hồ” từ tháng Chín đến nay, tình hình có vẻ thay đổi. Phe Ba Dũng không còn bị lép vế nên khi Ba Dũng xuất hiện trở lại, đàn em của Ba Dũng cũng ngoi lên bao che cho nhau là chuyện bình thường.

Phúc - Trọng - Vượng: Ai ở, ai về?

Hội nghị trung ương 14 có chuẩn bị xong không?

Sự kiện phải có liên tiếp 3 hội nghị trung ương mà chưa đóng lại vấn đề nhân sự cho người ta thấy sắp tới đây hội nghị trung ương 14 cũng sẽ là trận đấu quan trọng một mất một còn giữa hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng.

Nói cách khác, một lần nữa lịch sử chuyển giao quyền lực không bình thường trong đảng Cộng Sản Việt Nam lại tái diễn. Trận chiến chuẩn bị đại hội 12 vào những năm 2015 và 2016 mà giờ chót ông Nguyễn Tấn Dũng bị loại, nay sẽ tái diễn vô cùng quyết liệt với việc chuẩn đại hội 13 hiện nay…

Ông Nguyễn Tấn Dũng thời còn làm thủ tướng. Ảnh: AP

Nguyễn Tấn Dũng tái xuất giang hồ

Có thể nói cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn cao số nên đã qua được đợt đốt lò đầu tiên. Nay chỉ còn khoảng 2 tháng nữa, nếu ông Trọng hết làm tổng bí thư thì coi như ông Dũng và đàn em của ông thoát nạn. Đã có những điều chứng tỏ là ông Dũng đang tái xuất giang hồ sau thời gian tạm thời “phong kiếm quy ẩn,” nói theo kiểu kiếm hiệp Tàu.

Ông Lý Thái Hùng: Vì sao hội nghị trung ương 13 không có kết quả “tứ trụ,” Nguyễn Tấn Dũng vẫn gây ảnh hưởng

Ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân nhận định về kết quả của hội nghị trung ương 13, về những diễn biến liên quan đến sự sắp xếp nhân sự cho hàng ghế tứ trụ. Tại sao hội nghị 13 không đề cập gì đến nhân sự Bộ Chính Trị khóa 13 và nhất là hàng tứ trụ? Những xung đột nào giữa các phe nhóm trong đảng dẫn sự chậm trễ trong quyết định về nhân sự tứ trụ?…

Nguyễn Đức Chung, cựu Giám Đốc Công An, cựu Chủ Tịch TP. Hà Nội. Ảnh: Reuters

Vụ án Nguyễn Đức Chung và canh bạc lớn của Nguyễn Phú Trọng

Sau khi ông Nguyễn Đức Chung bị tống giam, trong số những bình luận về vụ này có câu “ở Việt Nam không có đúng với sai, chỉ có thắng hay thua.” Hiện giờ phe ông Trọng cũng đang thắng cả người dân trong nhiều vụ việc trong đó có vụ Đồng Tâm hồi đầu năm.

Ông Nguyễn Thanh Nghị - con trai cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng - đương kim Bí Thư tỉnh ủy Kiên Giang.

Cậu Ấm Kiên Giang khó thoát

Ngay trước thềm đại hội đảng bộ Kiên Giang và ngay vào lúc trung ương đảng khóa 12 đang chuẩn bị phê duyệt danh sách tân trung ương cho đại hội 13, mà cậu ấm Kiên Giang cùng với hơn 20 cán bộ cao cấp trong tỉnh bị Bộ Chính Trị ra chỉ thị phải “kiểm điểm” những sai phạm về đất đai ở Phú Quốc, quả là tin chẳng lành.

Nguyễn Phú Trọng có dám bắt Nguyễn Tấn Dũng ra “hầu toà”?

Cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa bị kéo vào màn diễn, tranh tụng xét xử vụ “đại án” MobiFone mua AVG. Nhưng liệu Nguyễn Phú Trọng có dám bắt Nguyễn Tấn Dũng ra “hầu toà” hay không khi mà đồng chí X vẫn còn nắm trong tay nhiều bằng chứng về những việc rất “động trời”?

Khó có thể kéo ông Nguyễn Tấn Dũng vào vụ làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng, mà trên thực tế đã được cựu lãnh đạo AVG, ông Phạm Nhật Vũ, hoàn toàn khắc phục hậu quả. Ảnh: EPA

Vụ AVG: ‘Anh Ba’ vẫn cao chạy xa bay?

Liên quan vụ xử MobiFone mua Công ty Nghe nhìn Toàn cầu AVG gây thiệt hại 6.500 tỷ vốn nhà nước và các quan chức nhận hối lộ hơn 140 tỷ đồng, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hay “anh Ba”, lại được kéo vào màn tranh tụng tại toà. Báo Thanh Niên giật tít “Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khai làm theo ‘tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng’”.

Trần Bắc Hà, cựu Chủ Tịch Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), và được cho là đàn em của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Nhịp Cầu Đầu Tư

Trần Bắc Hà chết do tuyệt thực hay bị diệt khẩu?

Nếu quả đúng là Trần Bắc Hà chết do tuyệt thực, đó là nguyên nhân dễ chịu nhất để khi bị quy trách nhiệm về việc để Trần Bắc Hà chết trong thời gian bị tạm giam, trại giam đang “phụ trách” Trần Bắc Hà (Trại 771) và cấp trên của nó (Cục Điều Tra Hình Sự Bộ Quốc Phòng) sẽ phải chịu mức kỷ luật nhẹ nhàng nhất. Thế nhưng lại có dấu hiệu về cái chết của Trần Bắc Hà không phải do tuyệt thực.

Ông Trần Bắc Hà. Ảnh: giaothong.vn

Những điểm bất thường quanh cái chết của Trần Bắc Hà!

Liệu có bàn tay nào đó đã làm cho Trần Bắc Hà phải chết hay đó là cái chết tự nhiên, là điều dư luận đang dậy sóng và đặt câu hỏi. Thậm chí người ta còn nghi vấn liệu có việc “giết người diệt khẩu” hay không. Tôi cho là không loại trừ khả năng đó, bởi Việt Nam hiện nay bên ngoài mang vẻ bình yên, êm ả nhưng bên trong lại rất lộn xộn. Chính trường lộn xộn, nội bộ lộn xộn, các phe phái tranh giành quyền lực lẫn nhau. (TS Phạm Chí Dũng)