nhà thầu Trung Quốc

Ông Phạm Minh Chính "khảo sát" tận nơi dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang Thép Thái Nguyên (Tisco 2), một dự án ngàn tỷ đắp chiếu suốt 15 năm nay. Ảnh: Lao Động

Từ câu chuyện gang thép Thái Nguyên đến mong ước về nền “kinh tế độc lập, tự chủ, hiệu quả, hiện đại”

Cái đống sắt vụn khổng lồ được đầu tư bởi nguồn vốn ngân sách có dự toán ban đầu là 3.843 tỷ đồng, được điểu chỉnh tăng thêm 8.100 tỷ và đã thanh toán hết 95% cho tổng thầu EPC, đã qua 3 đời thủ tướng và nhiều đời chủ tịch, vẫn nằm trơ gan cùng tuế nguyệt, phơi mưa nắng suốt 15 năm qua. Nó là cục xương mắc ngang cổ đám quan chức Tisco, khiến nhiều viên chức tập đoàn đi tù. Nhưng ai cũng biết, đám “tôm tép” lãnh đạo cấp tổng công ty đó chỉ là “dê tế thần.” “Trùm cuối” là Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải thì đã an hưởng cuộc sống hưu trí vương giả, “làm người tử tế.”

Ông Phạm Minh Chính "khảo sát" tận nơi dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang Thép Thái Nguyên (Tisco 2), một dự án ngàn tỷ đắp chiếu suốt 15 năm nay. Ảnh: Vietnamplus

Ông Phạm Minh Chính ‘xót ruột’ khi đến thăm dự án Gang Thép Thái Nguyên

Ngày 31 tháng Bảy vừa qua, khi Thủ Tướng Phạm Minh Chính đến thăm dự án này, báo chí trong nước đã dùng hai nhóm từ “xót ruột” tức đau ruột và “sốt ruột” tức lo âu để diễn tả tâm tư của ông Chính khi đứng trước một đống sắt rỉ sét. Đống sắt gần như bị bỏ hoang ấy mang tên một dự án mở rộng của nhà máy Gang Thép Thái Nguyên mà suốt 15 năm qua nhà nước đã chi ra khoảng 4.400 tỷ đồng nhưng chưa mang lại 1 đồng lợi nhuận.

Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông dài 13,1km do Trung Quốc xây dựng phải gia hạn nhiều lần và “đội vốn lên nhiều lần” nhưng sau cả chục năm vẫn chưa xong. Ảnh: Getty Images

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Bao nhiêu tiền nữa mới chạy được?

Tổng thầu EPC Trung Quốc lại tuyên bố, nếu phía Việt Nam không thanh toán đủ tiền thì tàu sẽ không chạy thử toàn tuyến và không thể đưa vào vận hành khai thác thương mại cuối năm nay như hứa hẹn mới nhất. Thế nhưng nếu trả đủ tiền thì có bảo đảm tàu chạy được hay không?

Tổng Thống Indonesia Joko Widodo (thứ hai từ trái sang) và tổng giám đốc của China Railway Sheng Guangzu (giữa) dự lễ khởi công tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung ở tỉnh Tây Java, Indonesia, hôm 21/1/2016. Trung Quốc thỏa thuận không sử dụng vốn của chính phủ Indonesia hoặc yêu cầu bảo lãnh của chính phủ cho các khoản vay để bảo đảm dự án. Ảnh: The Straits Times / Reuters

Jakarta và Hà Nội ứng xử khác nhau trước nhà thầu ‘xấu’ Trung Quốc 

Có thể thấy, dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung và dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội, Việt Nam có nhiều điểm giống nhau. Cùng là nhà thầu Trung Quốc thi công, cùng đội vốn, chậm tiến độ. Tuy nhiên, cách hành xử của chính phủ Indonesia khác hoàn toàn nhà cầm quyền Hà Nội.

Cao tốc Bắc Nam: Chỉ chọn nhà thầu Việt Nam không vẫn chưa đủ

Ngày nào mà mọi quyền lực lựa chọn nhà thầu còn nằm trong tay đảng và nhà nước CSVN thì ngày đó những con đường mà người dân Việt Nam phải trả tiền để sử dụng, vẫn có đầy những lỗ gà, lỗ voi. Tuy tình trạng thê thảm của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông dẫn đến sự phản đối việc vay vốn Trung Quốc, sử dụng nhà thầu Trung Quốc, nhưng kết quả của những công trình đường bộ ở Việt Nam cũng khiến nhiều người lo lắng, là nhà đầu tư, nhà thầu thuần Việt Nam, cũng chưa chắc khá hơn.

Công trình trọng điểm đường cao tốc Bắc-Nam không thể giao trứng cho ác

Bộ Giao Thông Vận Tải đang lúng túng trước sức ép của công luận phản ứng về việc nhà đầu tư Trung Quốc muốn tham gia vào dự án đường cao tốc Bắc-Nam. Đây là nỗi lo chính đáng của người dân vì nhiều dự án có yếu tố Trung Quốc mang lại hậu họa đã nhãn tiền, điển hình gần đây nhất là dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông. Xin lưu ý về vấn đề quốc phòng, an ninh khi giao cho nhà đầu tư Trung Quốc không chỉ xây dựng mà họ còn vận hành dự án từ 15-20 năm.

Giáo dân Song Ngọc, Nghệ An công khai nói lên quan điểm của mình trước một vấn đề quan trọng của đất nước. Ảnh: FB Lê Sơn

Cao tốc Bắc – Nam: Nói không với nhà thầu Trung cộng*

Tuyến đường này đi qua 13 tỉnh, nằm rìa bờ biển Đông, nơi có nhiều căn cứ quân sự phòng thủ ven biển. Nếu để Trung cộng thi công, họ sẽ có nhiều cơ hội khảo sát các khu vực này. Đến lúc đó sẽ tạo thêm một mối nguy hiểm về an ninh quốc phòng. Vì vận mệnh dân tộc, vì tương lai đất nước, đã đến lúc cần phải NÓI KHÔNG với các nhà thầu Trung cộng.

Ác mộng xây cao tốc Bắc – Nam

Tuyến đường cao tốc Bắc – Nam có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của Việt Nam. Gần đây việc một Tập đoàn Trung cộng có nhiều khả năng sẽ trúng thầu cho dự án xây dựng cao tốc trên tuyến đường này đang thu hút sự chú ý của dư luận xã hội, đồng thời đặt lợi ích và an ninh quốc gia vào thế bất lợi.