nhân quyền

Tổng Thống Mỹ Joe Biden vẫy tay chào trước khi bước vào chiếc Air Force One hôm 1/6/2021. Ảnh: Mandel Ngan/ AFP

Covid, Nga và Trung Quốc: Ba trọng tâm chuyến thăm Châu Âu của TT Mỹ Biden

Kể từ ngày 10/06/2021, Tổng Thống Mỹ Joe Biden công du Châu Âu, trong bối cảnh Washington cần phải làm dịu quan hệ Mỹ-Âu, vốn thường gặp trắc trở dưới thời chính quyền Donald Trump. Bên cạnh đó, trung thành với quan điểm đa phương của ông, Tổng Thống Biden sẽ tìm cách tập hợp các đồng minh trong nhóm G-7, khối NATO và Liên Hiệp Châu Âu, để đối phó với ba thách thức chính: Covid-19, Nga và Trung Quốc.

Tổ chức ACAT vận động kêu gọi trả tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam. Ảnh: RFA

Việt Nam và chính sách đối ngoại đặt nhân quyền làm trọng tâm của Hoa Kỳ

Trong thông cáo báo chí phổ biến vào ngày 24/2 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng Antony Blinken tuyên bố vấn đề nhân quyền được đặt là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Thông cáo ghi rõ Hoa Kỳ cam kết hướng tới một thế giới trong đó nhân quyền được bảo vệ, những người bảo vệ nhân quyền được tôn vinh và những ai vi phạm nhân quyền phải chịu trách nhiệm.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm 27/1/2021. Ảnh: Reuters

Các tổ chức đấu tranh cho Việt Nam và hướng hoạt động thời chính quyền Joe Biden

Đối với Đảng Việt Tân, một tổ chức cổ võ cho dân chủ đa nguyên tại Việt Nam, thì Đảng Cộng Hòa hay Đảng Dân Chủ nắm quyền ở Hoa Kỳ không quan trọng. Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của Việt Tân chia sẻ thêm về kế hoạch làm việc sắp tới:

“Việt Tân chủ trương đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do và dân chủ. Để đạt được mục tiêu đó thì chúng tôi sẵn sàng làm việc với mọi chính phủ Tây phương và đặc biệt là chính phủ Hoa Kỳ để vận động cho nhân quyền và chống bất công tại Việt Nam. Thực sự tôi thấy là có hai thử thách lớn đối với phong trào. Đầu tiên là vấn đề đàn áp chính trị…”

Trung Cộng, Nga và Cuba là những quốc gia không chỉ độc tài, gian ác mà còn là các quốc gia nổi tiếng chà đạp quyền con người, vừa được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ hôm 13/10/2020. Ảnh: Internet

Bầu kẻ chuyên đốt nhà vào ban chữa lửa

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu bổ túc một số nước vào Hội Đồng Nhân Quyền. Trong số những nước được bầu có Trung Cộng, Nga và Cuba là những quốc gia không chỉ độc tài, gian ác mà còn là quốc gia nổi tiếng chà đạp quyền con người.

Vậy quyền con người trên thế giới sẽ được bảo vệ ra sao?

Đây không chỉ là câu hỏi dành cho những nhà lãnh đạo thế giới mà còn cho chính mỗi công dân của Liên Hiệp Quốc, chúng ta muốn gì và phải làm gì trước nguy cơ nhân quyền căn bản bị các thế lực chính trị đen tối chôn vùi.

Phil Robertson - Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực châu Á. Ảnh: AFP

HRW: Việt Nam có nhiều tù nhân chính trị hơn bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á

Thật ra, Chính phủ Việt Nam đang rất tức tối khi biết rằng chúng tôi giám sát tình hình nhân quyền nước họ rất chặt chẽ và luôn đòi hỏi phải tuân thủ theo luật quốc tế. Nếu không, chúng tôi sẽ đưa Chính phủ Việt Nam ra Hội đồng Nhân quyền và các tổ chức khác của Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, chúng tôi sẽ gây áp lực buộc Mỹ, EU và các nước có cùng lập trường phải yêu cầu Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền của mình nếu muốn tiếp tục quan hệ đối tác giữa các bên. Việt Nam là một trong những quốc gia có lịch sử lạm dụng nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á và chính phủ nước này cần phải đối mặt với lệnh trừng phạt nếu không cam kết cải thiện. ( Phil Robertson, HRW)

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink phát biểu trong buổi tiếp xúc với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Nam California, ngày 19/02/2020. Ảnh chụp từ YouTube Người Việt

Đại sứ Kritenbrink cam kết nhân quyền là ‘trọng tâm’ trong quan hệ Mỹ-Việt

“Cá nhân tôi xin cam kết với quý vị với tư cách là đại diện cho Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho Chính quyền của Tổng thống Donald Trump, rằng nhân quyền và tự do tôn giáo tiếp tục và sẽ tiếp tục là ưu tiên trọng tâm, là cốt lõi trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam,” Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nói trong cuộc gặp với cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Nam California hôm 19/2/2020.

Tại Hội Nghị Geneva 2020, người nói về tình hình nhân quyền của Việt Nam và sự hỗ trợ cho các tù nhân lương tâm là anh Dennis Châu, anh là con trai của tù nhân lương tâm Châu Văn Khảm.

Hội Nghị Geneva 2020 – Diễn đàn cho nhân quyền và dân chủ

Sau lần tham dự đầu tiên thành công vào năm 2010, Đảng Việt Tân đã được tổ chức UNWatch mời vào Ban Tổ chức hội nghị. Nhờ vậy, Việt Tân đã có thể mang tiếng nói của những người đấu tranh dân chủ Việt Nam đến trình bày về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Người nói về tình hình nhân quyền của Việt Nam và sự hỗ trợ cho các TNLT tại Hội Nghị Geneva năm nay là anh Dennis Châu. Anh là con trai của tù nhân lương tâm Châu Văn Khảm.

Cựu TNLT Trần Thị Nga nhận giải thưởng Engel-du Tertre của Tổ chức ACAT

Ông François Walter, Giám Đốc ACAT Foundation, cho biết giải thưởng Engel-du Tertre được sáng lập vào năm 2014 nhằm vinh danh sự can đảm và dấn thân của những cá nhân đã tranh đấu cho nhân quyền và nhân phẩm, bất chấp các sự trù dập đến cá nhân mình hoặc gia đình mình. Năm nay là lần đầu tiên giải thưởng được trao cho một phụ nữ ở vùng Đông Nam Á: Chị Trần Thị Nga.

Bất chấp lệnh cấm của chính quyền, người dân Hong Kong vẫn tiếp tục biểu tình, đeo khẩu trang trước trạm cảnh sát Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui) hôm 12 Tháng Mười, 2019. Ảnh: Anthony Kwan/ Getty Images

Cuộc chiến Mỹ-Trung và nhân quyền

Khác với các lý do trừng phạt các công ty Trung Quốc trước đây như Huawei Technologies là dựa trên quan điểm bảo vệ an ninh quốc gia. Lý do của lệnh cấm mới là các các công ty nêu trên bị cáo buộc vi phạm nhân quyền với cộng đồng Hồi Giáo thiểu số tại tỉnh Tân Cương, Trung Quốc. Bộ Thương Mại Mỹ nhấn mạnh: “Nhóm các công ty kể trên đã có một số hoạt động xâm phạm đến nhân quyền, giám sát bằng công nghệ cao với cộng đồng Hồi Giáo thiểu số tại khu vực nói trên.” Như vậy, đây là lần đầu tiên, vấn đề nhân quyền được đặt ra làm lý do trừng phạt các công ty Trung Quốc.

Phái đoàn Việt Nam tại Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ lần thứ 22 tại thủ đô Washington, ngày 17/5/2018. Twitter EAP DOS.

Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt 2019 sẽ không phải là số 0?

Sau nhiều năm quần quật nếm trải với Việt Nam về nhân quyền, rốt cuộc có vẻ Hoa Kỳ đã rút ra một bài học đắt giá: đặc tính của chính quyền Việt Nam là luôn dùng tù nhân lương tâm để mặc cả về các hiệp định kinh tế, thương mại và viện trợ. Nhưng khi đạt được mục đích của mình, chính quyền Việt Nam lập tức trở mặt và bắt bớ người hoạt động nhân quyền.

Phóng sự: Hội Nghị Thượng Đỉnh về Nhân Quyền và Dân Chủ tại Geneva, Thụy Sĩ

Hội Nghị qui tụ hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền, cựu tù nhân chính trị từ khắp thế giới, và người thân của các nhà bất đồng chính kiến đang bị giam giữ tại các nước. “Hình thành từ năm 2009, Geneva Summit hằng năm đã trở thành điểm hội tụ của các nhà bất đồng chính kiến khắp nơi trên thế giới”, ông Hillel Neuer, CEO của tổ chức United Nations Watch nói.