Phạm Minh Chính

Một người dân nhận hàng từ shipper qua hàng rào trong khu vực cách ly ở Hà Nội ngày 6/9/2021. Ảnh: Reuters

Dân nghĩ gì về cách chống COVID-19 của chính phủ?

“…Mấy ổng có cả năm trời học mấy nước khác chống dịch mà không chịu học, không chịu chuẩn bị vắc xin cho dân. Tiền dân đóng thuế, đóng vô quỹ vắc xin đâu hết rồi? Dân đói, dân bịnh, dân chết nhiều như vậy mấy ổng chịu trách nhiệm như thế nào?

Người ta nói lãnh đạo dốt, dân khổ. Tui thấy đúng quá. Đến lúc dân phản đối thì bắt người ta. Chống dịch bằng công an, bằng nghị quyết. Cách chống dịch đó không bao giờ thành công.” (Sư cô Diệu Hạnh)

Một con hẻm ở Hà Nội bị chính quyền dùng rào chắn chặn lại hôm 29/8/2021, để ngăn người dân ra đường nhằm chặn sự lây lan của virus Corona. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP via Getty Images

Chống dịch thất bại, Hà Nội muốn gì?

Những tưởng thời gian trôi đi, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ học được bài học thực tế, thay đổi kế sách để chống dịch Covid hiệu quả hơn, đồng thời bảo đảm cuộc sống tối thiểu của người dân. Nhưng tình hình chẳng những không được cải thiện mà ngày càng bi đát.

Nhà cầm quyền chẳng những không thay đổi biện pháp phòng chống dịch mà vẫn khăng khăng “chống dịch như chống giặc” làm cho dịch bệnh vượt ra ngoài tầm kiểm soát trong lúc đời sống của người dân ngấp nghé nạn đói, hệ thống y tế vượt quá khả năng không còn chịu đựng nổi và nguồn lực kinh tế của quốc gia cạn kiệt không biết làm thế nào hồi phục được.

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính hôm 29/8/2021 phải thú nhận thất bại với các biện pháp "chống dịch Covid như chống giặc" và "xác định sống chung lâu dài với dịch!" Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Thủ Tướng Phạm Minh Chính đã thấy… quan tài nhiều quá

Như vậy Thủ Tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo đảng đã phải nhìn thấy 13 ngàn quan tài mới đổ lệ và ngộ ra sự thật. Quá đau thương cho những người qua đời vì sự u mê của những người nắm quyền lực tuyệt đối trong tay giữa thời kỳ cần đến những khối óc sáng suốt, có khả năng ứng phó với những tình huống có thể làm suy sụp đất nước.

Cuối cùng Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính phải xuống giọng "...sống lâu với dịch." Ảnh: Youtube Việt Tân

“Sống lâu với dịch” vậy còn cuộc chiến “không thắng không về” giờ ra sao?

Từ chỉ đạo “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng,” rồi leo lên cao hơn, buộc mỗi phường xã phải là một… “pháo đài,” Thủ Tướng Phạm Minh Chính – kiêm Trưởng Ban Chỉ Đạo Phòng, Chống Dịch COVID 19 của Việt Nam, giờ đã tự xuống chân thang với tuyên bố “Phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối.”

Quân nhân trang bị AK-47 canh gác một trạm kiểm soát trong ngày đầu tiên của đợt siết chặt phong tỏa "chống Covid" tại Sài Gòn, Việt Nam, ngày 23/08/2021. Ảnh: Reuters - Stringer

Quốc khánh, quốc tang

Hôm nay, là ngày quốc khánh nhưng cũng đồng thời là ngày chết của ông Hồ. Ngẫm thấy, cái chết của ông Hồ nếu nó không phải là sự tình cờ biếm nhạo của Tạo Hóa thì nó quả thực là một sự ẩn ý nghiệt ngã của Đinh Mệnh cho quốc gia này. Hôm nay (2 tháng Chín, 2021), 76 năm trước là ngày khai sinh của thể chế độc tài CSVN. Sức mạnh vô nhân xưng tàn bạo của nó đã đè bẹp những tiếng nói phản kháng, những đòi hỏi Công Bình, những tiếng nói Tự Do. Nó dẫm đạp lên những giá trị Nhân Quyền hay Đạo Đức. Thay vào đó là những thứ giả hình và cổ súy cho dục vọng, vô lương.

Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Xuân Phúc tiếp và hội đàm với Phó Tổng Thống Mỹ Harris tại Hà Nội hôm 25/8/2021. Ảnh: Sức Khỏe và Đời Sống

Điểm nghẽn trong quan hệ Việt – Mỹ nằm ở đâu?

Không để Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng gặp Phó Tổng Thống Harris dù với tính cách xã giao mà chỉ để Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Minh Chính tiếp đón. Trong khi ấy từ trước đến giờ, cán bộ Trung Quốc từ cấp bộ trưởng trở lên sang thăm Việt Nam đều được gặp và nói chuyện với tứ trụ. Một điều vô lý nữa là Trọng không dám gặp nhưng lại để Nguyễn Xuân Phúc chuyển lời mời Tổng Thống Biden đến thăm Việt Nam. Những né tránh này của Hà Nội cho người ta thấy đảng CSVN rất sợ Trung Quốc dù muốn xích lại với Hoa Kỳ.

Chủ trương xét nghiệm toàn thành phố tìm F0 chỉ có lợi cho các tập đoàn dược phẩm

Nếu cần xét nghiệm để biết tỷ lệ bệnh của thành phố thì có thể làm xét nghiệm ngẫu nhiên, chọn lựa những nhóm đại diện, với số cỡ mẫu đủ độ tin cậy, chỉ bằng 1% thôi. Đây là phương pháp cả thế giới làm, là một trong các phương pháp cơ bản của dịch tễ, y học dự phòng.

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính. Ảnh: Thời Báo Kinh Tế

Đừng đặt cày trước con trâu

Không biết ông Phạm Minh Chính căn cứ vào số liệu nào và từ đâu mà đòi hỏi TP.HCM phải kiểm soát dịch trước ngày 15 tháng Chín? Đây gần giống như một chỉ tiêu phải đạt được của cấp trên mà không cần biết khả năng của một địa phương được điều hành bởi một bí thư gốc công an và một chủ tịch thành phố vốn lem luốc với những vụ án đất đai.

Mặt khác, Nghị Quyết 86 cũng còn là những chỉ thị mang tính mị dân của lãnh đạo cộng sản, trong trường hợp này là nhằm xoa dịu sự phẫn nộ cùa người dân trước những chính sách chống dịch sai lầm đưa đến hậu quả dịch bệnh kéo dài đến hôm nay.

Phường Tăng Nhơn Phú A và phường Long Thạnh Mỹ, thành phố Thủ Đức với hơn 78.000 dân sinh sống bị phong tỏa từ hôm 14/7/2021 cho đến khi có lệnh mới. Ảnh: Tiền Phong

Mèo khen mèo dài đuôi – Nhân Văn và Minh Bạch

Đất nước Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố với 96 triệu dân mà hiện nay chỉ có gói cứu trợ cho thành phần lao động nghèo nhưng cũng chưa đến tay người dân một cách đầy đủ. Trong vụ phong tỏa hiện nay, chính quyền trung ương lẫn địa phương chưa có hành động mang tính vĩ mô nhằm giúp đỡ cho người dân bị ảnh hưởng đời sống. Đáng lý ra, chính quyền của ông Chính nên giảm tiền điện nhiều hơn nữa cho đến khi hết phong tỏa và giảm thuế trong 2 năm 2020 và 2021. Như vậy mới đáng cho dán chữ “nhân văn” lên bộ mặt chế độ.

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính. Ảnh: InternetThủ Tướng Phạm Minh Chính "nhấn mạnh" yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật" khi làm việc với Bộ Giáo Dục - Đào Tạo tuần qua. Ảnh: Internet

Ông Phạm Minh Chính áp lực WHO

Theo dõi những phát biểu và chỉ đạo của Phạm Minh Chính, người ta thấy rõ sự lúng túng trong cách đối phó của Hà Nội trong đợt dịch lần này. Rõ ràng là ông Chính được đưa lên làm thủ tướng chưa đầy 1 tháng liền bị sao quả tạ đè (đợt dịch thứ tư với biến chủng Delta) khiến nội các của tân thủ tướng “mất ăn mất ngủ” khi số ca nhiễm lan quá nhanh, hiện đã lên hơn 16 ngàn ca nhiễm tại 48/63 tỉnh thành.

Phó Chủ Tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Báo Lao Động

Chiến lược vắc-xin của Việt Nam: Thất bại trên nhiều phương diện

Thất bại trong chiến lược tổng thể của Việt Nam có thể nói ngắn gọn, đó là các nhà lãnh đạo không nghĩ được, không chuẩn bị được chiến lược sử dụng vắc xin để tiêm đại trà, từ đó sẽ làm miễn dịch cộng đồng và triệt tiêu dịch.

Về nguyên nhân của thất bại này, có lẽ có hai nguyên nhân: Thứ nhất, không nghĩ vắc xin có thể được sản xuất nhanh quá mức như vậy; thứ hai, chủ quan nghĩ rằng Việt Nam sẽ dập được dịch như mấy lần trước, không bị  bùng phát như đợt dịch sau (từ 27/4/2021) này.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Trang web Sở Y Tế Lạng Sơn

Hãy thay đổi chiến lược phòng chống dịch hiện nay trước khi quá muộn

Giới chức CSVN hãy thôi hô hào, lừa mị. Thay vào đó, hãy đánh giá lại tình hình dịch bệnh, xem xét hiện trạng, khả năng thực tế của hệ thống y tế, các nguồn vaccine và tiến độ tiêm phòng mà hệ thống y tế có thể đảm nhận được, cũng như các nguồn lực xã hội khác… để tìm các giải pháp khoa học, cụ thể nhất. Hệ thống chính trị hãy dừng ngay lập tức việc chỉ đạo hệ thống y tế làm gì mà việc xử lý dịch bệnh phải hoàn toàn do các chuyên gia trong ngành quyết định. Hệ thống chính trị chỉ cung cấp kịp thời các nguồn lực và hỗ trợ cần thiết khi Bộ Y Tế yêu cầu.

Hãy thay đổi chiến lược phòng chống dịch hiện nay, trước khi quá muộn!