phát triển kinh tế

Lý Quang Diệu (phải) và Amartya Sen. Đồ họa: Luật Khoa

Người thách thức “giá trị châu Á” của Lý Quang Diệu

Những người ủng hộ mệnh đề “Giá trị châu Á” cho rằng mô hình dân chủ và nhân quyền của phương Tây không có giá trị phổ quát, không phù hợp với truyền thống và lịch sử phát triển của các nước Á châu.

Ngược lại, những người ủng hộ thuyết nhân quyền là giá trị phổ quát có quan điểm đối lập. Họ cho rằng luận đề “Giá trị châu Á” thường được tán dương và cổ xúy bởi các nhà lãnh đạo độc tài nhằm biện minh cho việc mở rộng quyền lực nhà nước và đàn áp nhân quyền. Đại diện tiêu biểu cho quan điểm này là Amartya Sen, nhà kinh tế học và triết gia xuất sắc người Ấn Độ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 10/9/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Tận dụng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Bài viết không hề coi Hoa Kỳ như một “hiệp sĩ” giúp Việt Nam vô vị lợi, mà xem như một nguồn lực rất quý báu mà Việt Nam có thể sử dụng để phát triển nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh. Nguồn lực này xuất phát từ sự song hành quyền lợi của hai quốc gia. Chắc chắn, siêu cường này không nghĩ tới việc chiếm một tấc đất hay một tấc biển đảo nào của Việt Nam vì quyền lợi của Hoa Kỳ không nằm trong việc chiếm đất!

Việt Nam thuộc những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Ảnh: Hà Nội Mới

Lão hóa dân số có thể gây tác hại đến phát triển kinh tế của Việt Nam

Việt Nam được xem là một trong các quốc gia có tốc độ lão hóa dân số nhanh nhất thế giới. Theo thống kê của văn phòng Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, tỷ lệ này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già.”

Theo chiều hướng đó, Tổng Cục Thống kê Việt Nam dự báo, dân số Việt Nam từ 65 tuổi sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039. Đây sẽ là thời điểm chấm dứt thời kỳ “dân số vàng” ở Việt Nam.

Thanh niên 15-24 tuổi thất nghiệp nhiều nhất, theo một báo cáo của Tổng Cục Thống Kê năm 2019 do báo Tuổi Trẻ đăng lại. Ảnh: Báo Giao Thông Vận Tải

Giật mình con số 42% người thất nghiệp là thanh niên

Trước hết, con số 42% thanh niên trong lứa tuổi từ 15 đến 25 thất nghiệp cho thấy một điều mâu thuẫn đáng lo ngại. Thật sự đó là độ tuổi chưa phải bươn chải lao động kiếm sống theo nghĩa bình thường mà là lứa tuổi phải được đến trường học tập, rèn luyện trước về kiến thức tổng quát cũng như chuyên môn. Thế mà thế hệ thanh niên ấy phải sớm rời ghế nhà trường bước vào môi trường lao động để kiếm sống. Nó cũng cho thấy một cách rõ ràng sự thất bại và bế tắc của nền giáo dục chân chính là xây dựng một thế hệ tương lai đủ sức gánh vác trách nhiệm kiến tạo đất nước.

Lợi nhuận thấp nhất trong các thành phần kinh tế nhưng các doanh nghiệp ngoài nhà nước lại đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt cao nhất. Ảnh: VnEconomy

Vì sao “nền kinh tế tư nhân” không chịu lớn

Mới đây tại một cuộc hội thảo về “Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam” ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương thừa nhận “doanh nghiệp tư nhân đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo đất nước…” Nhưng đồng thời ông cũng cho rằng “khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự là một động lực quan trọng” của nền kinh tế nước nhà. Để lý giải sự mâu thuẫn ấy, ông Hiếu đã dẫn ra 5 điểm nghẽn khiến cho nền kinh tế tư nhân không chịu lớn.

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị chính phủ với các địa phương diễn ra hôm 28/12/2020. Ảnh: Báo Mới

Nghĩ về sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Trong nhiều năm qua nền kinh tế Việt Nam tuy có phát triển và GDP có gia tăng hàng năm, nhưng nếu nhìn kỹ vào các con số thống kê người ta mới thấy rõ rằng sở dĩ Việt Nam có được tăng trưởng là nhờ vào 75% hàng xuất nhập khẩu của các công ty vốn nước ngoài, điển hình như Công ty Samsung chiếm 1/4 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Và nếu năm 2021 hay 2022 Việt Nam có thực sự vượt qua Thái hay Phi cũng chính là nhờ vào hoạt động kinh doanh của các công ty FDI.