phòng chống virus corona

Đại dịch COVID-19 khiến toàn cầu bị thiệt hại kinh tế-xã hội nặng nề, số người tử vong cao, nhưng đến giờ này người ta vẫn chưa biết thực sự nguồn gốc của virus Corona. Trong hình, khách du lịch chụp hình trên Đại Lộ Danh Vọng Hollywood ở Los Angeles, California, hôm 3 Tháng Năm. Ảnh: AP /Jae C. Hong

Lại nóng chuyện nguồn gốc virus Covid-19

Có một vấn đề nhức nhối về đại dịch này vẫn chưa có câu trả lời chính xác: Con virus Corona, được đặt tên là SARS-CoV-2, từ đâu ra mà tác oai tác quái như vậy. Trả lời câu hỏi này không chỉ là điều kiện căn bản để kiểm soát đại dịch, khôi phục cuộc sống bình thường mà còn có ý nghĩa quyết định cho việc chuẩn bị, đề phòng và ngăn chặn một đại dịch tương tự trong tương lai.

Bác sĩ Fauci đeo khẩu trang trong buổi điều trần trước Thượng Viện Mỹ, Washington D.C., 30/6/2020. Ảnh: AP

Tại sao cần cái mạng che miệng

Vào giữa tháng Sáu, lớp người mới bịnh tăng lên ở Texas, Florida, California thuộc lớp trẻ 25 đến 35 tuổi. Có người nói: May quá, họ sẽ không bị coronavirus giết chết!

Đáng lẽ phải nói ngược lại: Nguy quá, nhiều người trẻ không làm test sẽ không biết mình bị bịnh! Họ cứ tự tin như vậy, thong thả về nhà, đem virus truyền cho ông bà nội! Nguy hiểm thật!

Cho nên đeo mạng che miệng là một bổn phận, do trách nhiệm của chúng ta phải bảo vệ những người chung quanh.

“Cách ly xã hội” theo Chỉ thị 16 của Thủ Tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tạo ra nhiều tình huống “dở khóc, dở cười”. Ảnh: Nông thôn Việt

‘Cách ly xã hội’: Khi đoàn tàu có nhiều… đầu tàu

Dù muốn hay không thì rõ ràng, những diễn biến liên quan tới thực thi Chỉ thị 16, cũng như thực trạng thực thi yêu cầu “cách ly xã hội”, vẫn cho thấy một thực tế, Việt Nam giống như một đoàn tàu đang có rất nhiều… đầu tàu, đúng như Thủ tướng Việt Nam từng khuyến khích nhiều ngành, nhiều địa phương. Bởi mỗi đầu tàu có thể, thậm chí có quyền tự lựa chọn hướng chuyển động, thành ra khi hữu sự như cần thực thi “cách ly xã hội”, cả đoàn tàu trật bánh ở nhiều đoạn… đường ray!

Ai đứng sau vụ tán phát văn thư “hỏa táng” nạn nhân COVID-19

Đây không phải là văn thư nội bộ duy nhất bị tung lên mạng xã hội, mà trong thời gian qua, kể từ khi ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân bị phe nhóm Nguyễn Phú Trọng kỷ luật về vụ Thủ Thiêm thì có rất nhiều văn thư nội bộ của Thành Ủy TP.HCM đã bị tiết lộ trên mạng xã hội. Gần đây nhất là văn thư ký bởi ông Nguyễn Thiện Nhân ngày 22 tháng Ba, gửi ông Nguyễn Xuân Phúc về kế hoạch đối phó nếu tình hình COVID-19 bị vỡ trận khi có hơn 30 ngàn người bị nhiễm bệnh trên toàn quốc.

10 hướng dẫn của CDC Hoa Kỳ cho người có triệu chứng bệnh COVID-19

Nếu bạn có thể hoặc đã bị nhiễm COVID-19 thì bạn có thể tự chăm sóc tại nhà theo 10 hướng dẫn sau đây:

– Ở nhà, không đi làm, đi học và tránh đến những nơi công cộng. Nếu bạn phải đi đâu thì tránh sử dụng các phương tiện giao thông công cộng;

– Nếu bạn có hẹn để khám bệnh, hãy gọi cho phòng mạch hay bệnh viện trước khi đến và cho họ biết bạn có thể hoặc đã bị nhiễm COVID-19;

– Nếu bệnh tình của bạn có những dấu hiệu khẩn cấp như khó thở, bị đau hoặc cảm giác bị đè nặng dai dẳng ở ngực, mê man, môi hay mặt tái xanh… hãy gọi ngay cho dịch vụ cấp cứu…

Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia của Hoa Kỳ trong một cuộc họp báo về vụ bột phát dịch corona ở Washington ngày 28/1/2020. Ảnh:: REUTERS / Amanda

COVID-19: Anthony Fauci là ai?

Năm nay 79 tuổi, nhà khoa học mỗi đêm chỉ ngủ có vài tiếng, và vẫn năng nổ làm việc. Từng là người hùng trong cuộc chiến chống dịch HIV-AIDS, giờ đây trong mắt nhiều người, BS Fauci được coi là ‘người hùng’ mà nước Mỹ đang cần tới trong cuộc đấu tranh cam go chống lại dịch COVID-19 đang tiếp tục làm thế giới lao đao.

Một sinh viên sử dụng laptop tại Memorial Church, đại học Harvard, Cambridge (hình minh họ). Ảnh: Reuters

Covid-19 ở Mỹ: Tại sao có trường đóng có trường không đóng?

Để phòng ngừa Covid-19 lây lan, Việt Nam đã đóng cửa trường từ Tết Nguyên Đán tới nay chưa mở lại. Đó là lúc Việt Nam chỉ mới có 16 bệnh nhân có triệu chứng.

Mỹ tính tới 12 tháng 3 có 1215 ca, 36 người chết, trong 42 tiểu bang và vùng thủ đô D.C. Con số này chưa kể vài chục bệnh nhân được di tản từ Vũ Hán và du thuyền Diamond Princess.

Nhưng nước Mỹ chưa đóng cửa toàn bộ trường học.

Ảnh: The Telegraph

6 điều cần hiểu rõ về virus COVID-19: Tổng hợp từ WHO và các chuyên gia

Với tốc độ phát triển công nghệ, mật độ giao thông chằng chịt cùng với những tổn thương của hệ sinh thái tự nhiên đang diễn ra trên trái đất, một đại dịch toàn cầu chắc hẳn sẽ lại tái diễn, vấn đề chỉ là thời gian. Đó có phải là COVID-19? Với những thông tin tiếp nhận được,  người viết bài này hy vọng COVID-19 chưa phải là tác nhân đáng sợ đó.

Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 trong buổi họp công bố ca nhiễm dịch Vũ Hán thứ 17 hôm 6/3/2020. Ảnh: netnews

Tại sao ca nhiễm dịch thứ 17 lại nghiêm trọng bất thường?

Trở lại sự nghiêm trọng của ca nhiễm dịch Vũ Hán thứ 17, trên mạng xã hội có một luồng ý kiến mà dễ nhận được sự tán đồng. Đó là thông tin ngày 5/3, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (mà VN là thành viên) công bố sẽ cấp khoảng 50 tỷ USD để giúp các nước ứng phó với dịch Covid-19. Vì vậy VN không khăng khăng với con số 16 thần thánh nữa.

Nguyễn Phú Trọng ‘bặt vô âm tín’ trong lúc 30 người nhiễm COVID-19

Trên lý thuyết, người giữ vai trò chủ tịch nước được cho là cần có phát ngôn, hành động kịp thời để “an dân” về những vấn đề liên quan đến đối ngoại, cũng như sức khỏe của người dân và các mối quan ngại khác về chủ quyền quốc gia, thiên tai, dịch bệnh…

Trong những ngày Việt Nam xác nhận có thêm năm ca nhiễm COVID-19 và dân tình đang hoang mang, ông Nguyễn Phú Trọng phó mặc chuyện phát ngôn, trấn an người dân cho chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng như bí thư Thành Ủy, chủ tịch thành phố Hà Nội, Sài Gòn.

Cuộc họp của UBND thành phố Hà Nội đêm 6/3/2020 để thông báo về ca nhiễm virus corona (SARS-CoV-2) đầu tiên ở Hà Nội và là ca thứ 17 ở Việt Nam - theo con số công bố chính thức của chính phủ. Ảnh chụp báo Vietnam.net

Làm show “cứu dân”

Trong khi với 16 bệnh nhân trước đây, ít ai biết được chi tiết gì về họ ngoài những giòng thông tin ngắn ngủi trên mặt báo. Thế mà vừa qua, với bệnh nhân thứ 17 thì mọi sự diễn ra hoàn toàn khác hẳn. Hành động của các quan chức thành phố Hà Nội diễn ra như một màn kịch được dàn dựng đầy đủ tính chất bi hài của một bộ phim kinh dị.

Tại sao các quan chức của đảng bình thường thì giấu diếm nay lại ầm ỹ diễn tuồng như vậy?

Panô tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh được bắt gặp khắp nơi ở Trung Quốc. Ảnh: AP

Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đại bại trước coronavirus

Coronavirus trong khi tàn phá Trung Quốc cũng cùng lúc ít nhiều đang “giải độc” cho xã hội nước này. Giới báo chí phải tự vấn. Những người trẻ phải nhìn lại. Người dân có bằng chứng về những dối trá. Thậm chí lực lượng dư luận viên hẳn phải ngẫm lại “ý nghĩa” về sự “phụng sự” lâu nay được khoác lớp áo vì đất nước và nhân dân. Tiếp tục dối trá và tiếp tay cho dối trá không phải là cách giúp họ thoát nổi sự nguy hiểm đe dọa sinh mạng của chính họ.