phong tỏa TP.HCM

Ảnh: FB Canh Tranthanh

Đằng sau phát biểu của Bí Thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên*

Thật ra chưa cần đến lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Nên, bí thư thành ủy TP. HCM, tôi mới biết về cái thảm kịch này. Hàng ngày tôi vẫn nhận được thông tin về tình hình dịch bệnh trong đó. Từ rất nhiều nguồn. Có những thông tin làm buốt nhói trong tim mà không khóc được. Chỉ muốn gào lên uất hận vì đau đớn, bất lực…

Nhưng những lời phát biểu chân thực của người đứng đầu thành phố đã xác quyết một điều: Để xảy ra thảm kịch kinh hoàng về con số người chết chưa từng có nơi đây, trách nhiệm là của những người làm quản lý nhà nước về y tế: BỘ Y TẾ & SỞ Y TẾ TP!

Những điểm đáng lưu ý trong cuộc nói chuyện giữa giám đốc công an và cựu bí thư An Giang

Đoạn ghi âm giữa Đại Tá Đinh Văn Nơi – Giám Đốc Công An An Giang với một người được cho là cựu bí thư An Giang được phát tán trên mạng xã hội cho thấy sự bất đồng trong giới lãnh đạo tỉnh, ảnh hưởng đến việc giải quyết tình trạng người dân kéo về quê.

Trong cuộc nói chuyện này, có vài yếu tố rất đáng chú ý.

Người lao động rời bỏ TP.HCM để về quê hôm 1/10/2021. Ảnh: Reuters

Covid-19: Vì sao người lao động ngoại tỉnh tháo chạy khỏi TP.HCM?

Từ tối ngày 30/9, đã có hàng ngàn người dân rời khỏi TP.HCM về quê ngay sau khi có thông tin thành phố này gỡ bỏ chốt chặn và rào chắn. Khi đó, đa số những người này đã bị quân đội, công an chặn lại tại khu vực giáp ranh giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận.

Đến nay đã gần một tuần, chính quyền đã cho phép người dân về quê có kiểm soát, hạn chế một phần, nhưng số người bỏ phố về quê vẫn tăng lên cả trăm ngàn người. Dòng người trở về quê này được cho là những người nghèo, những người không còn chịu đựng nổi sau nhiều tháng bị phong tỏa ở Sài Gòn.

Một lính bộ đội cầm súng AK đứng canh gác trên một con đường vắng bóng người ở Sài Gòn hôm 23/8/2021, sau khi chính quyền thành phố áp dụng lệnh phong tỏa đến ngày 16/9 để ngăn dịch Covid-19. Ảnh: Pham Tho/AFP via Getty Images

Lãnh đạo TP.HCM nhận “thiếu sót” có bù đắp được mất mát mà người dân phải chịu?

Thành phố HCM lần lượt bị áp đặt các chỉ thị, chính sách phong tỏa nghiêm ngặt đến mức bị cho là cực đoan, dồn người dân, đặc biệt là dân nghèo vào tình cảnh mất việc, cùng cực, thiếu đói thì liệu bà con có cảm thông được cho chính quyền thành phố hay không? Và, nếu thật lòng nhận lỗi, họ cần phải làm gì để “sửa sai”?

Hàng ngàn người dân muốn về quê bị chặn giữ tại chốt chặn ở một cửa ngõ ra khỏi Sài Gòn, ngày 30/9/2021. Ảnh: Youtube Việt Tân

Người dân giải thích vì sao nhất định chờ cho đến khi được qua chốt về quê

Sau khi nghe thông tin từ ngày 1 tháng Mười người dân đang ở Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An sẽ không được rời khỏi khu vực, hàng ngàn người dân lao động kéo nhau tìm đường về quê. Tuy nhiên các ngõ đường đều bị chặn. Nhiều nơi xảy ra xô xát giữa đoàn người và công an dân phòng canh chốt.

Một khu vực ở Sài Gòn bị phong tỏa trong làn sóng dịch lần thứ tư. Ảnh: Báo Người Lao Động

Phong tỏa: Người giàu thì giàu thêm, nghèo thành nghèo hơn

Phong tỏa là biện pháp sau cùng sau khi đã thử qua tất cả các biện pháp khác. Phong tỏa cũng là biện pháp khắc nghiệt nhứt, mà ít có chánh thể dân chủ nào muốn áp dụng. Họ chỉ áp dụng biện pháp phong tỏa với điều kiện kinh tế có thể yểm trợ cho người nghèo trong thời gian phong tỏa. Có thể nói rằng phong tỏa là biện pháp của các nước giàu.

… Việt Nam dù sao thì vẫn là nước nghèo. TP.HCM nhìn ngoài thì hào nhoáng vậy thôi, chớ đi vào những con hẻm và ngoài Quận 1 thì người nghèo vô số.

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính hôm 29/8/2021 phải thú nhận thất bại với các biện pháp "chống dịch Covid như chống giặc" và "xác định sống chung lâu dài với dịch!" Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Thủ Tướng Phạm Minh Chính đã thấy… quan tài nhiều quá

Như vậy Thủ Tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo đảng đã phải nhìn thấy 13 ngàn quan tài mới đổ lệ và ngộ ra sự thật. Quá đau thương cho những người qua đời vì sự u mê của những người nắm quyền lực tuyệt đối trong tay giữa thời kỳ cần đến những khối óc sáng suốt, có khả năng ứng phó với những tình huống có thể làm suy sụp đất nước.

Tướng 4 sao Phan Văn Giang, Bộ Trưởng Quốc Phòng tuyên bố "... không thắng không về" khi huy động quân đội chống dịch Covid-19 tại Sài Gòn. Ảnh chụp Zing News

‘Không thắng không về’

Giặc Corona xâm nhập vào chín tỉnh miền Nam ở thế răng lược, địch – ta lẫn lộn như xôi đậu. Hôm nay xôi nhiều hơn đậu, ngày mai đậu lại nhiều hơn xôi. Bộ đội xuất quân, vị tướng 4 sao vung tay tuyên bố “Không thắng không về.” Ố dè! Khí thế ngất trời, đúng chất con nhà lính! Nhưng mà, thắng là sao? Như thế nào là thắng? Quét sạch chúng là thắng? Hay phải chấp nhận xôi nhiều hơn đậu đã là thắng?

Người dân tổ chức tự cứu nhau trong đợt dịch Covid-19. Ảnh: RFA

Không có dân cứu nhau thì sẽ ra sao?

Người dân chỉ biết cứu giúp nhau là rất tốt, nhưng chưa đủ. Dân phải biết đòi hỏi chính quyền có trách nhiệm chính trong cứu nạn, đảm bảo an sinh xã hội.

Chính quyền phải thay đổi tư duy, nhận rõ trách nhiệm, xây dựng bộ máy, sàng lọc con người để hệ thống an sinh xã hội vận hành thông suốt từ trên xuống dưới, rộng khắp, đáp ứng mong đợi thiết thực của người dân, chứ không thể để lặp lại mãi tình trạng như hiện tại ở TP.HCM.

Ngày mai như thế nào khi ngày hôm nay…

Facebooker Đỗ Hùng băn khoăn, làm sao có thể siết chặt phong tỏa, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách ly khi… đói thì đầu gối phải bò, lúc còn bò được. Đừng hỏi tại sao người ta cứ phải ra đường dù đang thời giãn cách, dù đối mặt với nguy cơ bị phạt hai triệu, ba triệu đồng. Họ chạy tìm sinh lộ cho chính mình, khi không còn cách nào khác, chứ không phải dư hơi…

Thủ Tướng Phạm Minh Chính yêu cầu “ai ở đâu thì ở yên đó ” tại TP.HCM. Ảnh chụp báo Tiền Phong

Sài Gòn ‘toang’

Trước tình hình ca nhiễm F0 ngày một gia tăng dù đã ba lần gia hạn cách ly theo tinh thần của Nghị Quyết 15, 16 và 16+ từ ngày mồng 9 tháng Bảy đến nay, cuối cùng UBND thành phố HCM đã phải ra lệnh “giới nghiêm” kể từ ngày 23/8 đến ngày 15/9 theo chỉ thị “ai ở đâu ở yên đó;” nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố, ấp… đều cách ly. Nói cách khác, Sài Gòn rơi vào tình trạng “giới nghiêm” mà người phương Tây hay gọi là “lockdown.”